10 hình ảnh xúc động nhất về đại dịch Covid-19

VietTimes -- Những hình ảnh gây xúc động và truyền cảm hứng nhất về đại dịch Covid-19. Cùng với nhau, chúng ta có thể đánh bại được dịch bệnh.
Tưởng niệm bác sỹ Lý Văn Lượng, một trong những bác sỹ đầu tiên đưa ra cảnh báo sớm nhất về virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2).
Tưởng niệm bác sỹ Lý Văn Lượng, một trong những bác sỹ đầu tiên đưa ra cảnh báo sớm nhất về virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2).
Người dân Hong Kong tưởng niệm bác sỹ Lý Văn Lượng, một trong những bác sỹ đầu tiên đưa ra cảnh báo sớm nhất về virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2), sau khi ông bắt đầu điều trị cho một số bệnh nhân tại thành phố Vũ Hán từ cuối tháng 12/2019. Tuy nhiên, cảnh báo đó của ông đã bị xem nhẹ. Bác sỹ Lý Văn Lượng được cho là đã bị lây nhiễm virus từ các bệnh nhân. Sau một thời gian điều trị, ông đã không qua khỏi và qua đời vào ngày 07/02.

Người dân Hong Kong tưởng niệm bác sỹ Lý Văn Lượng, một trong những bác sỹ đầu tiên đưa ra cảnh báo sớm nhất về virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2), sau khi ông bắt đầu điều trị cho một số bệnh nhân tại thành phố Vũ Hán từ cuối tháng 12/2019. Tuy nhiên, cảnh báo đó của ông đã bị xem nhẹ. Bác sỹ Lý Văn Lượng được cho là đã bị lây nhiễm virus từ các bệnh nhân. Sau một thời gian điều trị, ông đã không qua khỏi và qua đời vào ngày 07/02.

Khuôn mặt sưng đỏ, in vết hằn khẩu trang của đội ngũ y bác sỹ tuyến đầu các nước trong trận chiến chống dịch Covid-19. Do làm việc với cường độ cao và không có thời gian nghỉ ngơi khiến sức khỏe và sự đề kháng yếu đi, các bác sỹ, y tá là những người dễ gặp nguy hiểm nhất nếu bị lây nhiễm virus.

Khuôn mặt sưng đỏ, in vết hằn khẩu trang của đội ngũ y bác sỹ tuyến đầu các nước trong trận chiến chống dịch Covid-19. Do làm việc với cường độ cao và không có thời gian nghỉ ngơi khiến sức khỏe và sự đề kháng yếu đi, các bác sỹ, y tá là những người dễ gặp nguy hiểm nhất nếu bị lây nhiễm virus.

Các chiến sỹ bộ đội Việt Nam “ăn bờ ngủ bụi”, dựng lán trong rừng nhường chỗ nghỉ ngơi, sinh hoạt cho người dân trong thời gian cách ly. Các chiến sỹ bộ đội cũng là những người nấu cơm, lo từng bữa ăn giấc ngủ cho nhân dân trong thời gian này.

Các chiến sỹ bộ đội Việt Nam “ăn bờ ngủ bụi”, dựng lán trong rừng nhường chỗ nghỉ ngơi, sinh hoạt cho người dân trong thời gian cách ly. Các chiến sỹ bộ đội cũng là những người nấu cơm, lo từng bữa ăn giấc ngủ cho nhân dân trong thời gian này.

Cụ già cúi đầu nhìn vào tờ ghi chú với dáng vẻ bất lực, cô độc, xung quanh ông là những kệ hàng trống trơn. Người già vốn là những người dễ bị tổn thương nhất bởi đại dịch Covid-19. Bức ảnh gửi đến thông điệp, xin hãy nghĩ đến ông bà của bạn cũng sẽ như vậy, đồng thời kêu gọi mọi người ngừng mua sắm hoảng loạn và tích trữ hàng hóa khiến không đủ nguồn cung cho những người yếu thế.

Cụ già cúi đầu nhìn vào tờ ghi chú với dáng vẻ bất lực, cô độc, xung quanh ông là những kệ hàng trống trơn. Người già vốn là những người dễ bị tổn thương nhất bởi đại dịch Covid-19. Bức ảnh gửi đến thông điệp, xin hãy nghĩ đến ông bà của bạn cũng sẽ như vậy, đồng thời kêu gọi mọi người ngừng mua sắm hoảng loạn và tích trữ hàng hóa khiến không đủ nguồn cung cho những người yếu thế.

Các tình nguyện viên Việt Nam rải chiếu nằm ngủ ngay ngoài trời tại các khu cách ly tập trung sau một ngày làm việc mệt mỏi. Hình ảnh trên đã được chia sẻ bởi đầu bếp nổi tiếng Bobby Chinn cùng với lời cảm ơn trên tài khoản Facebook cá nhân. “Khi tôi nghĩ về người Việt Nam, tôi cúi đầu trước họ với sự tôn trọng cao nhất. Đây là những tình nguyện viên làm việc tại cơ sở nơi cha tôi cách ly. Không có giường, họ ngủ ngay trên đường và vỉa hè... Đó là sự tận tụy”.

Các tình nguyện viên Việt Nam rải chiếu nằm ngủ ngay ngoài trời tại các khu cách ly tập trung sau một ngày làm việc mệt mỏi. Hình ảnh trên đã được chia sẻ bởi đầu bếp nổi tiếng Bobby Chinn cùng với lời cảm ơn trên tài khoản Facebook cá nhân. “Khi tôi nghĩ về người Việt Nam, tôi cúi đầu trước họ với sự tôn trọng cao nhất. Đây là những tình nguyện viên làm việc tại cơ sở nơi cha tôi cách ly. Không có giường, họ ngủ ngay trên đường và vỉa hè... Đó là sự tận tụy”.

Cụ bà Suzanne Hoylaerts 90 tuổi, sống tại Binkom, Vlaams-Brabant, nước Bỉ mắc Covid-19 đã từ chối dùng máy trợ thở để nhường cơ hội sống cho những bệnh nhân trẻ tuổi. Cụ bà nói với các bác sĩ: “Tôi không muốn dùng máy trợ thở nữa. Hãy để nó cho những bệnh nhân trẻ hơn tôi. Tôi đã sống một cuộc đời tốt đẹp rồi”. Sau hai ngày nhường máy trợ thở, cụ bà đã qua đời vào ngày 22/03, để lại nỗi tiếc thương và lòng kính trọng vì đức sống cao đẹp.

Cụ bà Suzanne Hoylaerts 90 tuổi, sống tại Binkom, Vlaams-Brabant, nước Bỉ mắc Covid-19 đã từ chối dùng máy trợ thở để nhường cơ hội sống cho những bệnh nhân trẻ tuổi. Cụ bà nói với các bác sĩ: “Tôi không muốn dùng máy trợ thở nữa. Hãy để nó cho những bệnh nhân trẻ hơn tôi. Tôi đã sống một cuộc đời tốt đẹp rồi”. Sau hai ngày nhường máy trợ thở, cụ bà đã qua đời vào ngày 22/03, để lại nỗi tiếc thương và lòng kính trọng vì đức sống cao đẹp.

Các cụ già tuổi đã cao, dù sống neo đơn hay có hoàn cảnh khó khăn vẫn nhiệt tình chung tay cùng với cả nước quyên góp ủng hộ chống dịch Covid-19.

Các cụ già tuổi đã cao, dù sống neo đơn hay có hoàn cảnh khó khăn vẫn nhiệt tình chung tay cùng với cả nước quyên góp ủng hộ chống dịch Covid-19.

Các bác sỹ về hưu trên khắp thế giới, dù tuổi đã cao những vẫn tham gia chống dịch Covid-19.

Các bác sỹ về hưu trên khắp thế giới, dù tuổi đã cao những vẫn tham gia chống dịch Covid-19.

Thủ tướng Ireland, hoa hậu Anh, đạo diễn điện ảnh, vận động viên, chính trị gia Pháp,... quay trở lại công việc của bác sỹ và y tá, Công nương Thụy Điển đến bệnh viện làm nhân viên hỗ trợ, góp phần vào cuộc chiến chống Covid-19.

Thủ tướng Ireland, hoa hậu Anh, đạo diễn điện ảnh, vận động viên, chính trị gia Pháp,... quay trở lại công việc của bác sỹ và y tá, Công nương Thụy Điển đến bệnh viện làm nhân viên hỗ trợ, góp phần vào cuộc chiến chống Covid-19.

Hình ảnh “nhường cơm sẻ áo”, “lá lành đùm lá rách” giữa mùa đại dịch.

Hình ảnh “nhường cơm sẻ áo”, “lá lành đùm lá rách” giữa mùa đại dịch.