10 điều chúng ta thường hay hiểu sai về 5G

VietTimes -- 5G là công nghệ kết nối không dây thế hệ mới nhất. Nó đang được triển khai ở giai đoạn đầu tại một số quốc gia trên thế giới. 5G hứa hẹn sẽ tạo ra những ứng dụng và ngành nghề mới nhờ tốc độ kết nối siêu nhanh của nó. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng về bản chất của 5G và những thứ mà nó sẽ đem lại cho nhân loại.

Theo Trung tâm Tài nguyên Vô tuyến 3G4G ( 3G4G Wireless Resource Centre), có 10 điều chúng ta thường hiểu sai về 5G. Đó là:

1. 5G là cuộc cách mạng chứ không phải là sự tiến hóa

Khi nói đến 5G người ta hay nhắc đến tốc độ. Ví dụ như một CEO của Best Techie nói rằng 5G mang lại cho chúng ta tốc độ 20 Gbps khi kết nối tại gia. Điều đó làm náo nức mọi người khi tốc độ 4G hiện nay vẫn chưa đến 100 Mbps đủ để thay thế mạng có dây và chúng ta nghĩ nó là cuộc cách mạng.

Thật ra 5G khi khởi đầu sẽ dựa trên nền tảng cũ là 4G và nhanh hơn một chút. Tuy nhiên cái gọi là cách mạng sẽ chỉ đến sau năm 2025 khi đã hoàn toàn thay thế các nền tảng cũ. Các mạng tuân thủ LTE (LTE compliant) được mô tả trong các phiên bản của 3GPP Release 10 đến 14, Release 15 là phiên bản mô tả mới và người ta đã xem xét các tiêu chí mới cho cái gọi là mạng di động tế bào thế hệ thứ 5.

2. 5G yêu cầu sóng milimet

Thật ra, không hoàn toàn đúng vì 5G cung cấp các dịch vụ khác nhau với các băng tần khác nhau:

Dưới 1GH mà phổ biến là băng tần 700 MHz dành cho các dịch có độ phủ rộng

Sau đó đến băng tần 1Gh - 6Ghz mà phổ biến là 2.5 Ghz, 3.4 - 3.8 Ghz dành cho các dịch vụ có dung lượng truyền tải lớn hơn

Và từ 6 Gz đến 100 Gz mà băng tần ở dạng sóng milimet có dải tần 24 Ghz - 28 Gz và 37 Ghz - 40Ghz hay 64 Ghz - 71 Ghz dành cho các dịch vụ có thông lượng cao.


3. 5G cần phổ tần mới

Tất nhiên là có thể dùng một phổ tần (spectrum) mới nhưng điều đó không ngắn cấm các nhà khai tác tận dụng hay mở rộng băng tần cũ cho dịch vụ mới. Ví dụ T-Mobile dùng băng tần 600 Mhz trước đây dùng cho dịch vụ 4G và mở rộng ra cho dịch vụ 5G. Hoặc Sprint đang dùng băng tần 2.5Ghz cho 4G và dự tính dùng băng tần này cho 5G.


4. 5G cần nhiều băng thông lớn hơn

Theo 3GPP thì dải băng tần chuẩn vô tuyến mới (New Radio) được định nghĩa trong FR1 và FR2 của Release 15:

FR1: dải tần từ 450- 6Ghz

FR2: dải tần từ 24.25Ghz- 52.6 GHz


5. 5G cung cấp tốc độ cực kỳ cao

Về lý thuyết là như thế nhưng tùy vào cấu hình và dịch vụ triển khai, Qualcomm có một blog ghi nhận những trải nghiệm về dịch vụ của người dùng và so sánh giữa dịch vụ 4G (LTE cat 9) và 5G NR sub-6

Qualcomm nhận thấy tốc độ 5G có nơi rất cao, gấp gần 10 lần như 192Mbps (5G NR sub-6) so với 21Mbps (LTE cat 9) nhưng cũng có khi chỉ gấp 3 lần 332Mbps (5G NR sub-6) so với 102Mbps (LTE cat 9).


6. 5G có độ trễ dưới 1 ms (mili giây)

Độ trễ thường được định nghĩa là thời gian cần thiết để một nguồn gửi một gói dữ liệu đến nơi nhận.

5G cung cấp 3 nhóm dịch vụ khác nhau và chỉ nhóm dịch vụ Ultra Reliable and Low Latency Communication (URLLC) mới có yêu cầu độ trễ 1 ms, các dịch vụ khác có yêu cầu độ trễ ít khắt khe hơn như eMBB có độ trễ theo tiêu chuẩn của NGMN là 10 ms hay ITU-R IMt-2020 là 4 ms.

Các thử nghiệm thực tế còn khác xa. Với mạng 5G Vodafone độ trễ là 9 ms, Verizon là 10 ms, Telstra 6 ms.


7. 5G sẽ dùng tế bào nhỏ

Chỉ có dịch vụ với phổ tần sóng milimet ở lớp thông lượng cao (dải 6Ghz đến 100Ghz) là dùng tế bào nhỏ (small cell) còn các dịch vụ cần phủ sóng rộng dùng băng tần dưới 1Ghz vẫn dùng các macro cell như mạng thế hệ trước đó.

8. 5G cần dùng Massive MIMO

Việc sử dụng số lượng cực lớn (massive) antenna là yêu cầu của dịch vụ ở băng tần sóng milimet và mật độ cư đô thị cao (dense urban) số lượng lên đến 256 antenna. Còn các dịch vụ băng tần trung chỉ có loại 4x4, 8x8 và cao nhất 64x64.

9. 5G cần thiết cho xe tự hành

Xe tự hành có nhiều cảm biến hoạt động hầu như độc lập hoặc phối hợp, kết nối là một tùy chọn không phải là bắt buộc. Chỉ khi nào xã hội đến một hình thái văn minh hơn của IoT (vạn vật kết nối) thì lúc đó mới yêu cầu 5G độ trễ thấp để phối hợp tránh va chạm giữa các xe.


10. 5G có hại cho sức khỏe

Có nhiều lo ngại về sóng cao tần (milimet) ảnh hưởng đến sức khỏe và có khá nhiều phản đối của các cộng đồng dân cư về việc lắp đặt các trạm vô tuyến 5G, nhưng vẫn chưa có các báo cáo khoa học y tế cụ thể và bằng chứng xác đáng về nguy cơ cho sức khỏe. Tuy nhiên vẫn nên thận trọng và người ta cũng thiết lập chuẩn an toàn về công suất phát với thiết bị phát sóng milimet so với sóng có tần số dưới 6Ghz.