Xu hướng mua sắm điện thoại ở Việt Nam đang có sự chuyển dịch

Theo số liệu của Bộ Công thương, xu hướng dùng ĐTDĐ 4G tăng nhanh tại Việt Nam khiến trị giá nhập khẩu mặt hàng này thường ở mức cao. Chỉ trong 5 tháng đầu năm 2017 giá trị nhập khẩu  đã đạt 746 triệu USD, tăng 55,8% so với cùng kỳ năm ngoái, tỷ trọng tăng từ 9,8% lên 11,6%.
Hình minh họa
Hình minh họa

68% smartphone bán ra trên thế giới hỗ trợ 4G, gần 9.000 thiết bị người dùng đã hỗ trợ 4G LTE

Hãng nghiên cứu CCS Insights (Mỹ) vừa đưa ra báo cáo dự báo về thị trường điện thoại di động (ĐTDĐ) toàn cầu. Theo đó, khoảng 2 tỷ ĐTDĐ sẽ được bán ra trên thế giới trong năm 2017, tăng 2% so với năm 2016. Tốc độ tăng trưởng này được dự kiến là sẽ tiếp tục đạt đến 10 tỷ ĐTDĐ sẽ được bán trong 5 năm tới. Trong đó, smartphone sẽ tiếp tục chiếm phần lớn số lượng bán ra, chiếm khoảng 76,5%. Con số này sẽ tăng lên 1,9 tỷ vào năm 2021, khi smartphone sẽ chiếm khoảng 92% tổng số ĐTDĐ được người dùng tiêu thụ.

Còn theo số liệu của Hiệp hội các nhà cung cấp dịch vụ GSM toàn cầu (GSA) tính tới tháng 7/2017, đã có 8.623 thiết bị đầu cuối người dùng của 569 nhà sản xuất hỗ trợ 4G LTE. Trong đó 66,4% là điện thoại di động.Dự báo này cũng cho thấy sự tiến triển mạnh mẽ của công nghệ 4G đối với ĐTDĐ trong 10 năm qua. CCS Insight dự báo 68% điện thoại được bán trong năm 2017 sẽ là điện thoại 4G, tỷ lệ này sẽ tăng lên 84% vào năm 2020.

Việt Nam: Xu hướng người dùng có sự thay đổi?

Tại Việt Nam, theo số liệu của Bộ Công thương, xu hướng dùng ĐTDĐ 4G tăng nhanh tại Việt Nam khiến trị giá nhập khẩu mặt hàng này thường ở mức cao, trong 5 tháng đầu năm 2017 đạt 746 triệu USD, tăng 55,8% so với cùng kỳ năm ngoái, tỷ trọng tăng từ 9,8% lên 11,6%. ĐTDĐ được nhập khẩu từ hơn 30 thị trường. Ngoài thị trường cung cấp chính là Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore… nổi bật còn có thị trường Italia. Tính riêng trong tháng 5/2017, nhập khẩu ĐTDĐ từ thị trường này 11 triệu USD, đứng thứ 4 trong các nguồn cung.

Đồng thời, phân khúc giá trong nhập khẩu smartphone cũng có sự thay đổi đáng kể. Trong những tháng đầu năm 2017, nhập khẩu ĐTDĐ có giá từ 100-300 USD tăng tỷ trọng từ 17,3% lên 20,7% và phân khúc giá trên 300 USD tăng mạnh từ 2,37% lên 10%, trong khi phân khúc ĐTDĐ dưới 100 USD lại giảm từ 80,3% xuống 69,2%. Điều này cho thấy đã có sự dịch chuyển trong xu hướng tiêu dùng và thị trường tiếp tục có sự biến đổi lớn về tỷ trọng giữa các phân khúc giá trong 2 quý cuối năm 2017.

Người dùng Việt Nam đang có xu hướng mua điện thoại giá rẻ và tầm trung hơn là mua điện thoại cao cấp.
Người dùng Việt Nam đang có xu hướng mua điện thoại giá rẻ và tầm trung hơn là mua điện thoại cao cấp.

Với việc các nhà mạng bắt đầu triển khai cung cấp dịch vụ 4G trên diện rộng, số lượng ĐTDĐ đang có xu hướng tăng nhanh tại Việt Nam. Hiện thị trường đang có rất nhiều model máy hỗ trợ 4G mà giá rẻ, phù hợp với túi tiền của người dùng. Không chỉ các hãng sản xuất lớn đến từ nước ngoài mới chú trọng phân cấp điện thoại này mà cả các nhà sản xuất trong nước cũng vậy.

VNPT vừa cho ra mắt chiếc Vivas Lotus S3 LTE với giá chỉ 4 triệu đồng. Lợi thế của Vivas Lotus S3 so với các dòng điện thoại khác cùng phân khúc chính là có hỗ trợ mạng 4G LTE tốc độ cực cao. Ngoài ra, Vivas Lotus S3 LTE còn tích hợp nhiều ứng dụng độc quyền do chính VNPT Technology phát triển. Nó đồng thời hỗ trợ 2 sim hai sóng để thỏa mãn nhu cầu của nhiều người.

Ông Thiều Phương Nam - Tổng giám đốc Qualcomm Đông Dương đánh giá tốc độ tăng trưởng 4G giai đoạn đầu của Việt Nam rất ấn tượng. Dự kiến đến năm 2020, 67% thiết bị di động được tiêu thụ trong nước, tức khoảng 120 triệu máy, sẽ tích hợp công nghệ 4G.

Theo Xã hội Thông tin
http://xahoithongtin.com.vn/do-choi-so/201708/xu-huong-mua-sam-dien-thoai-o-viet-nam-dang-co-su-chuyen-dich-576551/