Tổng thống Mỹ: Tôi ấn tượng với sức mạnh tăng trưởng của Việt Nam

VietTimes --"Tôi ấn tượng với sức mạnh của sự tăng trưởng của Việt Nam và tinh thần doanh nhân Việt Nam. Tinh thần doanh nhân chính là nhiên liệu của tăng trưởng, nó đem lại cho người trẻ cơ hội để đưa năng lượng của mình và những điều lớn lao", ông Obama nói.

Tổng thống Obama bắt tay các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam tại Dreamplex
Tổng thống Obama bắt tay các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam tại Dreamplex

Cuộc giao lưu của ông với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam ở trung tâm Dreamplex hôm nay (24/5) là điểm nhấn của chuyến thăm Tổng thống Mỹ Barack Obama tại TP HCM. Trước đó, ông Obama đã thăm chùa Ngọc Hoàng và nhận được sự đóng chào nồng hậu của người dân Sài Gòn...

Đại diện những doanh nghiệp trẻ giao lưu cùng Tổng thống Obama gồm:

- Bà Hằng Đỗ, Phó Giám đốc phát triển kinh doanh và đối ngoại tại Seedcom.

- Lê Hoàng Uyên Vy, Giám đốc Quản lý tại Adayroi.com.

- Khoa Phạm, Giám đốc Pháp lý và Hoạt động doanh nghiệp, Microsoft.

Tổng thống Mỹ: Tôi ấn tượng với sức mạnh tăng trưởng của Việt Nam ảnh 1

Tổng thống Mỹ Obama giao lưu với các bạn trẻ tại tòa nhà Miss Áo Dài

18h20: Cuộc trao đổi kéo dài 1 giờ đầy thú vị đã kết thúc.

Tổng thống Obama xuống bắt tay thân mật các doanh nhân trẻ có mặt ở Dreamplex. 

18h10: Cần tư duy toàn cầu

Hằng: Nếu con cái ngài nói muốn sống tại VN 1 năm, ngài sẽ nói gì?

Obama: Con gái của tôi sẽ tròn 18 tuổi. Nếu nó muốn đến VN, tôi không cần phải nói với nó. Tôi khuyến khích sinh viên từ Mỹ đến VN học và tôi khuyến khích sinh viên VN sang Mỹ học. Người trẻ sẽ phát huy trong môi trường toàn cầu. Các doanh nghiệp nên tư duy toàn cầu.

Nếu bạn có sản phẩm tốt, bạn có thể tiếp cận hàng tỷ người, nếu có hậu cần tốt. Điều này cũng đúng với các doanh nghiêp nhỏ ở VN. Nếu có sản phẩm tốt, các bạn có thể đưa sản phảm đến đất nước khác.

Tôi nghĩ các doanh nghệp trẻ cần hiểu về văn hóa, về môi trường các đất nước khác. Nếu không thể đi đến các nước, các bạn có thể dùng internet để tìm hiểu.

17h58: Đẩy mạnh giáo dục trực tuyến

Obama: VN đã nhảy vọt về công nghệ. Điều này cũng đúng với giáo dục. Nếu được thực hiện tốt, giáo dục qua mạng sẽ giúp phát triển giáo dục tại VN. Ví dụ trẻ em có thể học qua mạng về lập trình mà không cần du học tốn kém. Chúng tôi hi vọng có thể đào tạo cho những người trẻ tuổi trong tương lai. Tôi muốn cảm ơn chính phủ VN vì đã hỗ trợ mạnh mẽ.

 Có vấn đề gì mà các bạn cho rằng tổng thống Mỹ hay chủ tịch VN phải làm gì để hỗ trợ?

Vy: Hồi nhỏ ngài có mơ thành tổng thống không?

Obama: Không, khi còn trẻ tôi không hề nghĩ trở thành tổng thống. Khi đi học đại học tôi mới muốn tạo ra những sự khác biệt, nhưng tôi ko biết phải làm gì. Tôi nghi ngờ về chính trị gia, nghĩ nhiều chính trị gia chỉ muốn làm lợi cho bản thân. Vì thế tôi làm việc cho cộng đồng, trong công việc đầu tiên.

Khi học trường luật xong tôi quan tâm đến dịch vụ công. Khi đó tôi mới nghĩ mình có thể đi theo chính trị.

Tôi muốn giúp đỡ các bạn trẻ tuổi ở đây. Có nhiều người trẻ tôi gặp ở dây có những ý tưởng khác nhau về cuộc đời và sư nghiệp. Internet đã tạo ra sự khác biệt. Hệ thống cũ, nơi người lao động làm 1 cong việc 30-40 năm đã cũ rồi.

Người trẻ tuổi ở đây, tại Đông Nam Á, ngày càng quyết tâm khởi nghiệp, hợp tác với những người có cùng mối quan tâm. Đó là điều tuyệt vời, dù rất thách thức. Một câu nói nổi tiếng của Thung lũng Silicon là bạn sẽ không thành công nếu chưa bao giờ thất bại. Bạn sẽ học được nhiều điều tư thất bại. Tôi lạc quan về tương lai của các bạn.

Tổng thống Obama trò chuyện với các tác giả ở nơi trưng bày các sản phẩm được sáng tạo bởi các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam.

18h25: Sức mạnh của kinh doanh và khởi nghiệp là ý tưởng

Tổng thống Obama: Hằng, những gì tạo ra sức mạnh của kinh doanh và khởi nghiệp là ý tưởng và con người. Con người mới là quan trọng nhất. Việt Nam vào thời điểm này có nền văn hóa kinh doanh đang phát triển. Các bạn ở đây đều rất trẻ và còn nhớ thời đi học của mình. Thời tôi đi học không có máy tính. Hệ thống giáo dục VN đã thích ứng với nhu cầu thế kỷ 21 như thế nào?

Hằng: Tôi còn nhớ các lớp học kinh doanh ở Mỹ, chúng rất có ích. Khi quay trở về, tôi nhìn thấy nhiều lớp học khởi nghiệp ở VN. Họ cần chương trình hỗ trợ, đỡ đầu để giúp họ phát triển.

Vy: Tôi đến Mỹ năm 17 tuổi và học được rất nhiều, do đó tôi nghĩ các chương trình trao đổi sẽ đem lại nhiều lợi ích. Ví dụ các công ty khởi nghiệp có thể học hỏi từ các công ty Mỹ.

Hằng: Công nghệ đã mở nhiều cánh cửa cho học sinh, sinh viên VN tiếp cận kiến thức toàn cầu. Phần lớn các nhóm tôi gặp ở VN đều học tại VN. Tôi đi học ở Mỹ, nhưng tôi đánh giá họ rất thông minh, có nhiều sáng kiến. Họ tiếp cận kiến thức trên mạng. Công nghệ đang thay đổi giáo dục.

18h15: Không thị trường nào tốt cho khởi nghiệp như Việt Nam

Tổng thống Obama: Khoa Phạm, sự khác biệt lớn nhất so với Mỹ, về đầu tư và chiến lược để các câng ty khởi nghiệp là gì? Các bạn có thể giúp được các startup như thế nào?

Khoa Phạm:  Thưa ngài, không có thị trường nào tốt hơn để xây dựng khởi nghiệp như ở VN vì ở đây có nhiều người trẻ tuổi, có hạ tầng di động. Chính phủ VN và các doanh nghiệp cần cân bằng các cơ hội và trách nhiệm. Thách thức là các nền tảng pháp lý cần hiện đại hơn để hỗ trợ sự phát triển. 

Thương mại điện tử cần vượt qua biên giới. Microsoft có kế hoạch tăng cường năng lực IT của VN. Trụ cột của chúng tôi là các công ty vừa và nhỏ. Đó là đầu tàu để phát triển đất nước.

Chúng tôi có 500.000 công ty vừa và nhỏ, có nhiều chương trình cung cấp phần mềm cho các startup để họ tập trung phát triển các sản phẩm tốt nhất.

Chúng tôi muốn tăng cường năng ực đẻ giúp VN chuyển từ nền kinh tế lao động sang nền kinh tế tri thức. Chúng tôi có nhiều chương trình cộng đồng khởi nghiệp để mọi người hợp tác cùng nhau.

Ông Obama trực tiếp trao đổi với 3 doanh nghiệp trẻ khởi nghiệp tiêu biểu.

18h05: Nước Mỹ có thể hỗ trợ gì?

Tổng thống Obama: Vy, cô muốn trở thành Amazon ở VN, xin cô cho biết các thách thức cô có khi xây dựng nền tảng số ở VN? Điều gì tạo ra sự khác biệt khi xây dựng môi trường này ở VN so với Mỹ? Phải chăng cô tìm đến những khu vực có khó khăn vê hậu cần? Đâu là những thách thức lớn nhất của cô? Chính phủ VN, Mỹ, những người quan tâm có thể làm gì?

Uyên Vy: Cứ tưởng tượng một bà mẹ làm việc từ sáng đến tối ở VN, rồi đi siêu thị rồi mới về nhà nấu ăn cho gia đình. Hãy tưởng tượng 1 ngày cô ấy có thể ngồi trong văn phòng, đặt mua, về nhà có đủ đồ ăn đề nấu. Cô ấy tiết kiệm được 1 giờ mỗi ngày, 365 giờ mỗi năm. Sau 20 năm thì tiết kiệm được 1 năm.

Đó là mơ ước của chúng tôi.

Đây là điều khó khăn vì đưa hàng hóa cho khách hàng nhanh không dễ dàng. Chúng tôi đang xây dựng nền tảng hậu cần để vận chuyển hàng. Giờ chúng tôi có thể chuyển hàng nhanh hơn.

Chúng tôi nghĩ chính phủ có thể giúp đỡ chúng tôi xây dựng hạ tầng cơ sở, thanh toán, hậu cần.

Obama: Thế còn nền tảng hạ tầng số?

Uyên Vy: Bây giờ đã tốt nhiều rồi, giờ mọi người đều có điện thoai thông minh để lên mạng. Về hạ tầng, chúng tôi đang học hỏi từ Amazon và có sáng kiến riêng.

Obama: Về vốn, các công ty khởi nghiệp tự cung cấp tài chính hay vay ngân hàng. Có nguồn vốn cho startup hay không? Các bạn dùng tiền gia đình hay có đầu tư?

Uyên Vy: Ở VN lúc khởi nghiệp rất khó. Các quỹ mao hiểm không dễ chi tiền. Họ chỉ muốn đầu tư vào các công ty lớn. Chúng tôi hi vọng sau này sẽ có các quỹ mạo hiểm từ Mỹ đến đầu tư vào VN

Hằng Đỗ, Phó chủ tịch Seedcom: Với nhiều nhà đầu tư, khi lam việc với nhau, chúng tôi có thể làm được nhiều điều. Đầu tiên là công nghệ sẽ giúp nông dân làm việ hiệu quả hơn, tạo ra thương hiệu, qua đó bán được hang với giá cao hơn, thu nhập cao hơn. Như Vy nói, ở VN nền tảng hậu cần còn yếu, các công ty khởi nghiệp còn nhiều việc phải làm.

Trang trại của chúng tôi ở Đà Lạt có nhiều thanh niên. Chúng tôi có kế hoạch hành động rất hiệu quả. 

18h: Cô đang đầu tư vào lĩnh vực gì?

Sau khi giới thiệu 3 bạn đại diện doanh nhân đối thoại với Tổng thống Obama, Lê Hoàng Uyên Vy, quản lý của Adayroi bắt đầu cuộc giao lưu.

Lê Hoàng Uyên Ly: Sau khi học tôi còn quá trẻ, nên về VN lập công ty bán hàng thời trang trên mạng. Sau đó Vingroup mua lại công ty chúng tôi, giờ chúng tôi bán mọi sản phẩm.

Obama:Tôi thấy cô ăn mặc rất đẹp, phải chăng là đây là đồ thời trang bạn bán trên trang web. Cô là nhà đầu tư, cô có thể chia sẻ các thách thức?

Lê Hoàng Uyên Vy: Thưa ngài tổng thống, rất vinh dự được có mặt tại đây. 5 năm trước, tôi từ Mỹ quay về VN. Tôi nhớ mọi người ở đây, tôi học được rất nhiều điều từ thế hệ trước.

Khi quay trở lại, tôi không nghĩ kinh doanh khó khăn đối với phụ nữ tại đây. Phụ nữ được tôn trọng, thế giới được xây dựng bởi phụ nữ. Ở Mỹ, bầu cử chúng tôi thấy phụ nữ cũng có thể chiến thắng.

Obama: Cô đang đầu tư doanh nghiệp nào?

VN là nhà xuất khẩu lớn, nhưng con nhiều khó khăn, công nghệ thấp. Chúng tôi muốn đầu tư vào hậu cần, nông nghiệp. Chúng tôi đang áp dụng công nghệ, tư động hóa, đưa hàng đến cho người tiêu dùng. Làn sóng tiếp theo của kinh doanh ở VN là nhà đầu tư đến với công nghệ. 

17h55: Ấn tượng về tinh thần doanh nhân Việt

"Tôi mới chứng kiến những ý tưởng như thế ngay tại đây, và tôi ấn tượng với sức mạnh của sự tăng trưởng tại TP HCM và Việt Nam và tinh thần doanh nhân Việt Nam. Rất nhiều người muốn đóng góp cho cộng đồng, tạo ra công ăn việc làm. Tinh thần doanh nhân còn là nhiên liệu của tăng trưởng, nó đem lại cho người trẻ cơ hội để đưa năng lượng của mình và những điều lớn lao".

"Tất nhiên làm doanh nhân không dễ dàng gì dù ở Mỹ hay Việt Nam. Rất khó để có kỹ năng để xây dựng doanh nghiệp các bạn cần kinh nghiệm phụ nữ càng gặp nhiều khó khăn hơn vì định kiến không có được nhiều cơ hội vấn đề là bạn nghèo không có nghĩa là bạn không thể trở thành doanh nhân. Dù bạn có thể trông không giống doanh nhân nhưng vẫn có thể sáng tạo và lập doanh nghiệp Dreamplex là nơi để các bạn sáng tạo, phát huy ý tưởng", tổng thống Obama nói.

"Tôi ở đây bởi vì Mỹ cam kết là đối tác khi các bạn phát triển. Chúng tôi dự kiến khánh thành trung tâm xúc tiến các doanh nhân nữ mang tên 'WeCreate'. Đó là lý do vì sao chúng ta cần thông qua TPP", Tổng thống chia sẻ và cho biết thêm Mỹ xem Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng. Nhằm khuyến khích các ý tưởng sáng tạo, Chính phủ Mỹ có quỹ dành cho những ý tưởng khởi nghiệp 10 triệu USD sẵn sàng hỗ trợ những người trẻ.

17h45: "Các bạn định hình tương lai Việt Nam"

Tổng thống Obama cũng chia sẻ việc Peace corp sẽ đến Việt Nam, trước hết là để dạy tiếng Anh, ngôn ngữ được sử dụng toàn cầu. 

Mỹ cũng có các chương trình khác sẽ giúp người trẻ VN phát huy ý tưởng. "Chúng tôi sẽ hỗ trợ tăng cường năng lực cho phụ nữ", ông Obama nói. 

"Chúng ta cần phải tiến lên với TPP để đưa các nền kinh tế chúng ta lại gần nhau, mở rộng các thị trường, không chỉ cho các công ty lớn mà cả các công ty vừa và nhỏ".

Thông điệp của tôi là nước Mỹ tin tưởng vào các bạn. Chúng tôi sẽ hỗ trợ các bạn. Chính các bạn ở đây mới định hình cho tương lai của Việt Nam. Tôi mong muốn được lắng nghe từ các bạn.

Mời nhấn F5 để tiếp tục cập nhật...

16h50, đoàn xe của Tổng thống đến đường Nguyễn Trung Ngạn (quận 1), dừng trước tòa nhà Miss Áo Dài - nơi ông Obama sẽ gặp đại diện giới doanh nghiệp trẻ Việt Nam.

17h20, Tổng thống Obama chính thức bước vào hội trường và phát biểu trước hơn 100 doanh nhân, doanh nghiệp tại tầng 14 của Dreamplex, tòa nhà Miss Áo Dài.

Ông cho biết rất ấn tượng về sức mạnh tăng trưởng và tinh thần doanh nhân ở TP HCM.

Ngoài ra, khi nhắc tới TPP, ông cho rằng hiệp định này sẽ giúp cho Việt Nam xuất khẩu nhiều sản phẩm hàng hóa đến Mỹ. Điều này sẽ giúp cho Việt Nam không phải phụ thuộc thương mại với quốc gia nào duy nhất. Đồng thời, ông nhấn mạnh TPP cũng sẽ giúp thúc đẩy hợp tác vùng, giúp Việt Nam giải quyết các vấn đề bình đẳng kinh tế, thúc đẩy nhân quyền, giúp cho người lao động có điều kiện lao động an toàn hơn. Có thể người lao động tổ chức nghiệp đoàn, thúc đẩy bảo vệ môi trường.

Trước đó, Tổng thống Obama đã thăm chùa Ngọc Hoàng và nhận được sự đón chào nồng hậu của người dân Sài Gòn trên suốt quãng đường di chuyển. Xem thêm tại đây

Tổng thống Obama bắt tay các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam trước khi rời Dreamplex 
Tổng thống Mỹ Obama giao lưu với các bạn trẻ tại tòa nhà Miss Áo Dài