Vì sao Nga đưa máy bay tiêm kích siêu hiện đại Su-35S đến Syria?

VietTimes -- RIA Novosti dẫn nguồn tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga cho biết, ngày 30.01.2016, lực lượng không quân vũ trụ Nga trên căn cứ Hmeymim đã nhân thêm 4 chiếc Su-35S mới xuất xưởng. Các máy bay này đến Syria để thử nghiệm môi trường tác chiến thực tế. Dù IS,Jabhat Al-Nusra hoàn toàn không có không quân.
Vì sao Nga đưa máy bay tiêm kích siêu hiện đại Su-35S đến Syria?

Ngày 30.01.2016, chính quyền Ankara bất ngờ tuyên bố máy bay chiến đấu Nga – Su-34- đã xâm phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ vào hồi 11:46 ngày 29.01.2016.

Ngày chiều hôm đó, Bộ ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ đã gọi đại sứ Nga ở Ankara đến gặp và trao công hàm phản đối về sự cố xảy ra. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ thông báo, đài radar cảnh giới đã nhiều lần cảnh báo phi công Su-34 bằng tiếng Anh và tiếng Nga. Trong công hàm không nêu rõ, tại khu vực nào Su-34 đã xâm phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ.

Ngày 31.02.2016 Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Mark Wright tuyên bố  với hãng thông tấn Nga RIA "Novosti": Bộ Quốc phòng Mỹ xác nhận vi phạm của Nga Su-34 không phận của Thổ Nhĩ Kỳ vào 11:46 ngày 29.01.2016.

"Chúng tôi luôn theo dõi chặt chẽ và xác nhận rằng ngày hôm qua, một máy bay quân sự Nga đã vi phạm không phận của Thổ Nhĩ Kỳ và NATO", - ông Wright tuyên bố.

Trước yêu cầu đưa ra chứng cứ, Lầu Năm Góc tuyên bố có chứng cứ xác thực nhưng đã được bảo mật và không thể cung cấp cho truyền thông đại chúng.

Sau tuyên bố của Lầu Năm Góc, tổng thư ký NATO  Jens Stoltenberg và tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan lập tức đưa ra lời cảnh báo, đe dọa Nga sẽ phải nhận hậu quả.

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov đã bác bỏ hoàn toàn những tuyên bố trên. Ông khẳng định “không có một sự cố xâm phạm không phận của Thổ nhĩ Kỳ” và  những tuyên bố trên chỉ là những “cáo buộc vô căn cứ”.

Tướng Konashenkov lưu ý rằng các trạm radar là không có khả năng phân biệt được loại máy bay nào trên màn hình mà chỉ xác định có máy bay không định danh, do đó cáo buộc là không có căn cứ trong tuyên bố của Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ.

Một điều thú vị là theo Reuters ngày 02.12.2015, ngay sau sự kiện Nga triển khai hệ thống phòng không S-400 trên căn cứ sân bay Hmeymim nhằm bảo vệ các máy bay chiến đấu của Nga, đang thực hiện nhiệm vụ không kích chống khủng bố ở Syria sau sự cố bi thảm Su-24, các nước trong khối NATO quyết định tăng cường các máy bay tuần tra và hệ thống tên lửa nhằm tăng cường sức mạnh phòng không của Thổ Nhĩ Kỳ trên khu vực biên giới với Syria.

Chi tiết hơn, hệ thống tên lửa phòng không mà NATO tăng cường trên biên giới với Syria sẽ thực hiện nhiệm vụ tác chiến theo mệnh lệnh của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, các đơn vị của NATO chỉ thực hiện nhiệm vụ đảm bảo hậu cần kỹ thuật, mệnh lệnh phóng tên lửa hoàn toàn do Ankara quyết định..

Cần nhớ lại, trước sự cố F-16 Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ bắn hạ chiếc Su-24, đang bay trên không phận biên giới Syria – Thổ Nhĩ Kỳ, Ankara đã hơn một lần tuyên bố, máy bay Nga xâm phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ. Cho đến thời điểm hiện nay, không có một chứng cứ hoặc phân tích khoa học nhằm chứng minh Su-24 bay vào không phận Thổ Nhĩ Kỳ được đưa ra từ phía NATO hoặc Lầu Năm Góc.

Điều này cho thấy khả năng trên biên giới Syria – Thổ Nhĩ Kỳ, có thể một hệ thống phòng khống như Patriot đã được triển khải vào sẵn sàng chiến đấu.

Ankara có thể đang chuẩn bị một sự cố mới, bắn hạ Su-34 trên vùng biên giới bằng tên lửa phòng không và cáo buộc máy bay này xâm phạm không phận.

Vấn đề này nảy sinh do Nga triển khai hệ thống S-400 và đưa máy bay tiêm kích Su-30SM bay kèm với các máy bay ném bom, Su-34 được trang bị tên lửa đối không và các máy bay cường kích Nga được nâng cao cảnh giác, việc tấn công bằng không quân đã trở thành bất khả thi. Thổ Nhĩ Kỳ cần có một giải pháp mới.

Sử dụng tên lửa phòng không bắn hạ máy bay Nga là một phương án khá tốt. Hành động này nếu được thực hiện, có thể sẽ tạo lên một vùng cấm bay do NATO thiết lập nhằm ngăn chặn không quân Nga không kích vào các khu vực “nhạy cảm” nơi đang có lực lượng nổi dậy người Turkmen hoạt động và được sự ủng hộ từ phía Ankara.

Nếu ý đồ đó trở thành hiện thực, việc hình thành một vùng đệm và chia cắt Syria sẽ được thực hiện theo một kịch bản hoàn hảo có sự tham gia của Mỹ và NATO.

Ngày 30.01.2016, Bốn chiếc tiêm kích Su-35S có số hiệu trên thân là "03", "04", "05" và "06" (số seria sản xuất tương ứng là 02.517, 02.518, 02.619 và 02.620) cất cánh từ căn cứ sân bay Privolga (vùng Astrakhan) bay đến căn cứ không quân Nga ở Syria, được che chắn bởi máy bay vận tải không quân Nga TU-154M số đăng ký RA-85.042).

Máy bay được trang bị bộ khí tài gây nhiễu tác chiến điện tử  L-265M10 "Khibiny-M". Đây là bộ khí tài EW mạnh nhất hiện nay, có khả năng chế áp tất cả các tổ hợp vũ khí phòng không mặt đất và vũ khí không đối không của kẻ thù tiềm năng. Có nghĩa là nhiệm vụ của Khibiny là chế áp các đài radar phòng không mặt đất và hệ thống radar dẫn bắn tên lửa không đối không trong tác chiến đường không.

Như vậy, Su-35S ngoài nhiệm vụ tiêm kích đánh chặn, chiếm ưu thế trên không còn có thêm nhiệm vụ tác chiến điện tử, chế áp hoàn toàn các tổ hợp tên lửa phòng không mặt đất, đảm bảo an toàn cho hoạt động đường không trên vùng trời có nguy cơ cao của tên lửa phòng không Thổ Nhĩ Kỳ.

Hơn thế nữa, những chiếc Su-35S tăng cường cho lực lượng không quân Nga ở Syria gây khó khăn lớn đối với các máy bay chiến đấu của liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu.

Theo The Washington Times, Su-35S là máy bay rất nguy hiểm, không quân Mỹ sẽ khó khăn khi phải đối đầu với các máy bay này. Ngay cả F-15C với radar mảng pha chủ động và F/A-18 cùng không dễ dàng chiếm được ưu thế trước Su-35 trong mọi điều kiện tác chiến.

Cũng theo The Washington Times, Su-35S và S-400 sẽ là lá chắn hiệu quả bảo vệ chắc chắn lực lượng máy bay cường kích chiến trường trên mọi vị trí trong không phận Trung Đông. Đồng thời Su – 35 có được khả năng thử nghiệm năng lực tác chiến trong môi trường không gian chiến đấu thực, hoàn hảo để đánh giá chất lượng kỹ thuật của tiêm kích thế hệ 4++ này.

Nếu dự đoán ý đồ chiến thuật đúng, Su-35S sẽ là mối nguy hiểm tiềm năng cho lực lượng không quân và phòng không Thổ Nhĩ Kỳ, một phần do Khibiny có thể không phân biệt đâu là radar dẫn bắn, đâu là radar dẫn đường máy bay. Trong tình huống nguy cơ sẽ chế áp tất cả các đài radars được nhận biết là thù địch, điều đó có thể khiến các phi công Thổ Nhĩ Kỳ gặp khó khăn lớn trong một sự cố không chủ ý.

Một điểm đáng chú ý, hiện nay Nga đang tiến hành hiện đại hóa tại chỗ các máy bay tiêm kích MiG 29 của Syria thành máy bay tiêm kích đa nhiệm mạnh hơn phiên bản MiG – 29 SMT nhằm thực hiện nhiệm vụ tuần tra biên giới, bảo vệ không phận cho máy bay cường kích Nga thực hiện nhiệm vụ chống khủng bố.

 Bộ Quốc phòng Nga họp báo ngày 01.02.2016

TTB