Vấn đề sống còn của truyền hình nội dung số Việt Nam

VietTimes -- Tình trạng các trang web lậu đang ngày càng phát triển, thách thức pháp luật và làm thiệt hại lớn cho ngành truyền hình. Hơn bao giờ hết, vấn đề bản quyền truyền hình đang đặt ra hết ức gay gắt. Chúng ta phải cùng nhau tìm ra giải pháp, từng bước đẩy lùi tình trạng vi phạm bản quyền truyền hình tại Việt Nam
Ảnh minh họa. Nguồn Viettel TP.HCM
Ảnh minh họa. Nguồn Viettel TP.HCM

Nhận định trên được Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hoàn Vĩnh Bảo phát biểu tại Hội thảo Bảo vệ bản quyền nội dung truyền hình trên mạng internet tại Việt Nam – Quyết tâm và giải pháp do Cục phát thanh truyền hình và thông tin điện tử (PTTH&TTĐT), Bộ TT&TT tổ chức ngày 18/8.

Phát biểu khai mạc tại Hội nghị, Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo cho biết, nếu trước đây, người dân xem truyền hình chủ yếu qua màn hình thì hiện nay đã chuyển dần sang xem truyền hình trên máy tính bảng, điện thoại di dộng và đặc biệt là trên môi trường internet.

Vấn đề sống còn của truyền hình nội dung số Việt Nam ảnh 1Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo phát biểu khai mạc Hội thảo

Các loại hình này đã làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động và doanh thu của kênh truyền hình trả tiền, các doanh nghiệp truyền hình. Ngoài ra, nạn ăn cắp bản quyền truyền hình đã diễn ra công khai… đang đặt ra thách thức lớn đối với các doanh nghiệp truyền hình, trở thành vấn đề sống còn của ngành nội dung số Việt Nam…

Theo báo cáo của Cục PTTH&TTĐT, hiện cả nước có 273 kênh chương trình truyền hình, trong đó có 77 kênh phát thanh phát quảng bá; 9 kênhphát thanh trên dịch vụ trả tiền (THTT); 103 kênh truyền hình phát quảng bá; 84 kênh sản xuất phục vụ THTT và 50 kênh nước ngoài được cấp phép biên tập.

Về số liệu số thuê bao THTT, tính đến tháng 7/2017, có gần 13,6 triệu thuê bao với tổng doanh thu hơn 4.000 tỷ đồng. Trong đó, số thuê bao truyền hình cáp chiếm hơn 11 triệu thuê bao, truyền hình vệ tinh có hơn 1,5 triệu thuê bao, truyền hình di động có gần 850.000 thuê bao…

Tại Hội thảo, Cục PTTH&TTĐT đã nêu ra 3 dạng vi phạm điển hình bao gồm: Vi phạm trên các thông tin điện tử (website), các dứng dụng (app) OTT không phép; Vi phạm trên các website, các app của một số DN có giấy phép cung cấp dịch vụ THTT, chủ yếu là dịch vụ OTT

Được biết, tính tới tháng 6/2017, trong 50 website vi phạm bản quyền phim, có 22 website sử dụng hosting của các doanh nghiệp (DN) viễn thông trong nước và 28 website sử dụng  hosting của DN nước ngoài. Đến tháng 8/2017, số website sử dụng hosting trong nước là 5, nhưng ở nước ngoài là 42.

Cục PTTH&TTĐT cũng cho biết, theo kinh nghiệm quốc tế, hiện nay hoạt động quản lý bản quyền truyền hình trên mạng internet chủ yếu thực hiện biện pháp ngăn chặn mang tính chất kỹ thuật, tuy nhiên ở một số nước thực hiện việc này phải có lệnh tòa án, rất ít nước có thể lành mạnh như Nhật Bản: áp dụng hình sự hóa hành vi vi phạm bản quyền.

Còn kinh nghiệm ở Anh, có một số tổ chức độc lập như CCUK và cảnh sát sở hữu trí tuệ quản lý pháp luật về bản quyền hoạt động khá hiệu quả.