Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương Đảng – “Khắc tinh” của quan tham Trung Quốc (Kỳ 3)

VietTimes-- Vương Kỳ Sơn cho rằng: Nếu các “đấu sĩ chống tham nhũng, giữ đảng phong đảng kỷ” cũng vi phạm, cũng tham nhũng thì cuộc chiến “Đả Hổ, săn Cáo, đập Ruồi” sẽ trở thành “ngụy mệnh đề”, là trò đùa. Vì vậy, trước tiên phải giải quyết vấn đề “UBKTKL cũng không là nơi trong sạch”. Một số trường hợp “nhuốm bùn, vấy bẩn” điển hình của cán bộ UBKTKL đã được điểm danh.
Lưu Kiến Doanh từng tham gia “đánh án” các vụ lớn quan trọng như: Bạc Hy Lai
Lưu Kiến Doanh từng tham gia “đánh án” các vụ lớn quan trọng như: Bạc Hy Lai

Tự làm trong sạch đội ngũ

 Tháng 1/2015, tại Hội nghị lần thứ 5 UBKTKLTW khóa 18, ông Vương Kỳ Sơn, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư UBKTKLTW, người được coi là tư lệnh, nhà thiết kế của cuộc chiến “đả Hổ, săn Cáo, đập Ruồi” đã cảnh báo cán bộ toàn ngành: “Muốn rèn được thép, búa phải cứng; “chính nhân tiên chính kỷ”, mình không nghiêm sao chấn chỉnh được người”, “phải biết sợ và tự răn, tăng cường quan niệm kỷ luật và ý thức quy định”. Chính vì vậy, UBKTKLTW rất coi trọng công tác làm trong sạch đội ngũ. Ngoài biện pháp tăng cường giáo dục nội bộ, những biện pháp được áp dụng còn có: xây dựng cơ chế giám sát nội bộ, kết hợp với giám sát của xã hội và quần chúng để trả lời câu hỏi “Ai giám sát UBKTKL đảng”.

Sau Đại hội 18 (11/2012) cuộc đấu tranh chống tham nhũng và xây dựng liêm chính diễn ra rất gay gắt, phức tạp, hệ thống UBKTKL đảng cũng không còn là nơi trong sạch nữa. Năm 2014, toàn ngành UBKTKL các cấp đã  tích cực “xóa bỏ tình trạng tối nơi chân đèn”: phát hiện, xử lý 1.575 cán bộ trong hệ thống, trong đó có 34 cán bộ cấp Cục, Sở, 229 cán bộ cấp Phòng, huyện.

Sau Đại hội 18 đã có nhiều quan chức cấp cao trong hệ thống cơ quan UBKTKL bị ngã ngựa như Thân Duy Thần, Bí thư đảng đoàn, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Khoa học kỹ thuật Trung Quốc, nguyên Bí thư thành ủy Thái Nguyên, Phó ban Tuyên truyền trung ương. Ủy viên UBKTKLTW khóa 18. Ngoài ra các cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh như Lý Sùng Hỉ ở Tứ Xuyên, Kim Đạo Minh ở Sơn Tây, Chu Minh Quốc ở Quảng Đông đều từng giữ chức Bí thư UBKTKL tỉnh ủy.

Tại Hội nghị tọa đàm cán bộ làm công tác kiểm tra kỷ luật hôm 23/9/2015, ông Vương Kỳ Sơn cho biết: từ sau Đại hội 18 đến thời điểm đó hệ thống UBKTKL toàn quốc đã xử lý kỷ luật hơn 3.400 cán bộ, trong đó cơ quan UBKTKLTW 14 người.

Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương Đảng – “Khắc tinh” của quan tham Trung Quốc    (Kỳ 3) ảnh 1
Minh Ngọc Thanh

Ông Vương Kỳ Sơn cho rằng: Nếu các “đấu sĩ chống tham nhũng, giữ đảng phong đảng kỷ” cũng vi phạm, cũng tham nhũng thì cuộc chiến “Đả Hổ, săn Cáo, đập Ruồi” sẽ trở thành “ngụy mệnh đề”, là trò đùa. Vì vậy, trước tiên phải giải quyết vấn đề “UBKTKL cũng không là nơi trong sạch”. Một số trường hợp “nhuốm bùn, vấy bẩn” điển hình của cán bộ UBKTKL được nêu lên là:

Dùng tài liệu tố giác, lấy cớ điều tra để kiếm chác. Bành Tấn Dong, Phó Bí thư thành ủy kiêm Bí thư UBKTKL thành phố Thường Đức, Hồ Nam là Bí thư UBKTKL cấp địa khu đầu tiên bị ra tòa. Vị cán bộ có thâm niên 15 năm lãnh đạo ngành KTKL này đã dùng tài liệu tố giác để đe dọa Hoàng X. Phó khu trưởng Khu Võ Lăng, đòi Hoàng đưa 200 ngàn tệ; việc bị bại lộ, Bành bị xử lý kỷ luật đảng và phải ra tòa vì phạm tội nhận hối lộ và nhận án 16 năm tù, sung công số tiền nhận hối lộ và tịch thu tài sản cá nhân 150 ngàn tệ không giải trình được.

Sa ngã vì tiền vàng và gái đẹp. Đỗ Tương Thành, Phó Bí thư UBKTKL tỉnh ủy Hồ Nam năm 2005 về Bắc Kinh công tác bị tóm khi đang mây mưa với một gái điếm người Nga trong một khách sạn 5 sao. 2 năm sau, Đỗ bị cách chức, khai trừ đảng. Điều khôi hài là trên báo chí vẫn còn lưu lại phát biểu của “đấu sĩ chống quan tham” này: “Cán bộ lãnh đạo và cán bộ KTKL đảng cũng là người, cũng có thất tình lục dục, nhưng là cán bộ lãnh đạo ngành KTKL thì cần phải biết giữ mình, vượt qua mọi thử thách, cám dỗ”.

Một trường hợp khác là Hoàng Đông Cự, “Điển hình toàn quốc ngành KTKL”, “Khắc tinh của quan tham”, Trưởng phòng 1 thuộc UBKTKLTW thị xã Thượng Nhiêu, Giang Tây bị bắt trong một khách sạn khi đang mây mưa với gái làng chơi. Qua điều tra, “Bao Công” này mới lộ chân tướng: không chỉ nghiện ma túy và chơi gái; ông ta còn 34 lần nhận hối lộ và bao nuôi bồ nhí.

Bí thư ngành KTKL đầu tiên bị tử hình. Đó là Tăng Cẩm Châu, Phó Bí thư  thị ủy kiêm Bí thư UBKTKL đảng thành phố Sâm Châu, Hồ Nam, bị xử bắn tháng 12/2010. Bản tuyên án của tòa đối với tội lỗi của “Đệ nhất quan tham ngành KTKL” này dài tới 360 trang. Tăng Cẩm Châu cùng vợ và các con đã nhận hối lộ 195 lần với tổng số tiền quy đổi ra thành 31,51 triệu tệ; số tiền và vật không thể giải trình khác là 28,77 triệu tệ. Số tiền này có được là do Tăng nhận tiền của các chủ mỏ “thổ phỉ”để giúp họ cướp đoạt tài nguyên quốc gia, giúp những kẻ phạm pháp, thậm chí cả trùm xã hội đen trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật, thả kẻ tình nghi đang bị bắt và nhận tiền trong lựa chọn, đề bạt cán bộ.

Cuộc chiến dẹp “nội quỷ”

Chuẩn bị cho Đại hội 19, trong 3 ngày liền từ tối 3 đến 5/1/2017, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV-1) chiếu bộ phim tài liệu “Muốn rèn thép, bản thân phải cứng” do Đài phối hợp UBKTKLTW sản xuất với chủ đề “loại bỏ nội quỷ”, “làm sạch đội ngũ thợ săn Hổ” – tức những quan tham trong hàng ngũ cán bộ cơ quan Ủy ban kiểm tra kỷ luật đảng (UBKTKL) đầy quyền lực - những người tiên phong trong cuộc chiến “đả Hổ, đập Ruồi, săn Cáo”.

Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương Đảng – “Khắc tinh” của quan tham Trung Quốc    (Kỳ 3) ảnh 2
Ngụy Kiện

Từ sau Đại hội 18, có tới 218 cán bộ cơ quan UBKTKLTW bị “nhắc nhở”, 38 người bị xử lý, 21 người bị điều chuyển chức vụ, 17 người bị lập án điều tra; còn trong hệ thống UBKTKL toàn đảng có hơn 5.000 người bị gọi lên nhắc nhở, 2.100 người bị xử lý tổ chức, 7.500 người bị kỷ luật, 3 Phó Bí thư UBKTKL tỉnh ủy bị điều tra. Con số đó nói lên tính cần thiết phải tăng cường giám sát chính đội ngũ đội quân xung kích trong cuộc chiến chống tham nhũng, cũng thể hiện quyết tâm làm trong sạch đội ngũ của UBKTKLTW.

Trong phim, lần đầu tiên 8 “nội quỷ” trong cơ quan UBKTKLTW đã bị điểm mặt, trong đó 5 người đã từng tham gia điều tra xử lý Bạc Hy Lai và nhiều vụ án lớn. Họ phạm các tội như tiết lộ vấn đề manh mối điều tra, lén lút đánh tiếng thông báo với những quan chức vi phạm; hoặc câu kết với thương gia để dùng quyền đổi tiền…Tóm lại là “vừa xét xử quan tham, vừa tự mình tham nhũng”.

Trong số 8 người này trừ 2 người là Ngụy Kiện, Tào Lập Tân đã “ngã ngựa” từ trước, 6 người còn lại đều mới lần đầu công bố. Đó là Lưu Kiến Doanh, Kiểm sát viên cấp phó cục thuộc Phòng Kiểm tra giám sát (KTGS) số 11; Minh Ngọc Thanh chuyên viên cấp trưởng cục, Phó chủ nhiệm Phòng KTGS số 9; Viên Vệ Hoa, Phó phòng KTGS số 6; La Khải, Kiểm sát viên cấp phó cục, Phòng KTGS số 6; Thân Anh, Trưởng phòng KTGS số 12 và Nguyên Ngật Phong, Trưởng phòng KTGS số 8, tất cả đều trực thuộc cơ quan UBKTKLTW.

Lưu Kiến Doanh từng tham gia “đánh án” các vụ lớn quan trọng như: Bạc Hy Lai (Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trùng Khánh), Bạch Ân Bồi (UVTW, Bí thư Vân Nam), Liêu Thiếu Hoa (Ủy viên thường vụ tỉnh ủy Quý Châu, Bí thư thị ủy Tuân Nghĩa), lập công xuất sắc, được bình chọn là “Cốt cán ưu tú”; nhưng mặt khác Doanh “vay” tiền các ông chủ để chơi chứng khoán và bố trí cho người nhà vào giữ chức khống trong các công ty của chủ tư nhân chỉ để nhận lương, giúp người nhà nhận thầu các hạng mục kinh doanh để trục lợi. Doanh cho rằng, bản thân thường xuyên xa nhà, cảm thấy người thân bị thiệt nên tìm cách “bù đắp” cuối cùng gây nên bi kịch.

Minh Ngọc Thanh công tác trong ngành KTKL đảng suốt 27 năm, từ lâu nay có quan hệ gắn bó thân thiết với nhiều quan chức lãnh đạo, ông chủ doanh nghiệp; thường xuyên ra vào các khách sạn, nhà hàng ăn nhậu, tiến hành “đổi quyền lấy tiền”, em trai, con trai cùng nhiều người thân của Thanh cũng bị cuốn vào vòng xoáy lợi dụng các mối quan hệ của ông ta để trục lợi phi pháp.

Thanh tự khai có quan hệ thân thiết trong “nhóm bạn bè” hơn 100 người và thú nhận: “Đó là chuỗi dây xích quan hệ hình thành bởi quyền lực, tiền bạc, địa vị và lợi ích”. Một mặt, Thanh lợi dụng quyền lực điều tra xử lý cán bộ vi phạm kỷ luật, pháp luật để tạo mối quan hệ với các cán bộ trong ngành và cán bộ lãnh đạo đảng, chính quyền; mặt khác nhận lời giúp các chủ doanh nghiệp thông qua các mối quan hệ với đó rồi nhận hối lộ hàng chục triệu tệ.

Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương Đảng – “Khắc tinh” của quan tham Trung Quốc    (Kỳ 3) ảnh 3
Nguyên Ngật Phong

Viên Vệ Hoa là người từng tham gia điều tra xử lý các vụ án Mộ Tuy Tân (Phó tỉnh trưởng Liêu Ninh, Thị trưởng Thẩm Dương), Mã Hướng Đông (Phó thị trưởng thường trực Thẩm Dương), Vũ Trường Thuận (Giám đốc Công an, Phó chủ tịch Chính Hiệp Thiên Tân)…Hoa vừa muốn làm quan to lại vừa muốn nhanh giàu, nhiều lần đem bí mật công tác ra để giao dịch, đánh đổi với quan chức vi phạm.

Sau khi về UBKTKLTW công tác, có những cú giao dịch lớn như để bố đẻ nhận thầu công trình lớn hơn 1 tỷ tệ, nhưng Hoa cũng bắt bố lập di chúc trong ghi rõ “khi chết để lại toàn bộ tài sản cho con trai trưởng Viên Vệ Hoa”. Trong thời gian Hoa về Thiên Tân công tác, “Hổ lớn Thiên Tân” Hoàng Hưng Quốc khi đó là quyền Bí thư, Thị trưởng đã chủ động mời Hoa ăn nhậu, tặng những món quà đắt tiền như đồng hồ vàng để nghe ngóng các tin tức về các quan chức địa phương như Vũ Trường Thuận, Dương Đống Lương đang bị điều tra; đồng thời “xin ý kiến tham khảo” về một số vấn đề manh mối vi phạm của bản thân, Viên đều nhất nhất cung cấp…

La KhảiThân Anh lại có kiểu “làm ăn” khác, kín đáo và biến tướng, không công khai nhờ vả, cũng chẳng tiết lộ thông tin mật, chỉ cần lộ mặt tại các bữa nhậu, giới thiệu các bên làm quen rồi lẳng lặng rút lui, ngồi nhận cả đống tiền hậu tạ. Thủ đoạn của họ là xuất hiện tại các địa điểm hẹn trước, giới thiệu quan chức và thương gia làm quen với nhau, đóng vai trò quyền lực trung gian. Qua đó mua được hàng tá căn hộ, ki-ốt với giá “siêu ưu đãi”, nhận hàng kí lô vàng. Tuy khôn khéo làm vậy, nhưng rốt cục khi Triệu Tấn – chủ kinh doanh nhà đất khét tiếng, con trai Triệu Thiếu Lân (nguyên Ủy viên thường vụ kiêm Tổng thư ký tỉnh ủy Giang Tô) bị bắt thì cả La Khải và Thân Anh đều bị ngã ngựa.

Nguyên Ngật Phong từng được biết tới với việc điều tra các vụ án đánh “Hổ Quảng Đông” Vạn Khánh Lương, Chu Minh Quốc; móc nối với thương gia để chống đối điều tra, bày cho vợ cách diễn kịch để qua mặt cấp trên. Phong có quan hệ câu kết làm ăn với một số thương gia, lợi dụng chức quyền để tạo điều kiện cho họ làm ăn rồi nhận hối lộ hơn 2,4 triệu NDT.

Tào Lập Tân từng là Kiểm sát viên bậc phó cục của Phòng pháp quy, năm 2014 bị miễn chức để điều tra. Tân từng công tác nhiều năm tại Phòng KTGS số 6, là Trưởng phòng, phụ trách tỉnh Sơn Tây trong thời gian dài. Sau khi xảy ra vụ sập mỏ than Thương Phần năm 2008, Tân là người phụ trách điều tra vụ việc, hình thành nên ảnh hưởng rất lớn ở Sơn Tây; nhiều người với mưu đồ riêng tới tấp tìm đến lôi kéo và khiến Tân sa ngã.

Lúc đầu chỉ là những cuộc nhậu, dần dần phát triển thành đưa hối lộ, tất cả đều thông qua những cuộc ăn uống nhậu nhẹt. Ví dụ Mã Triều Huy, Bí thư UBKTKL Cục Đường cao tốc, Sở Giao thông Sơn Tây kết giao với Tân vì mục đích nhờ giúp để thăng quan tiến chức. Sau khi quen Tân trên bàn nhậu, Huy liên tục tìm cơ hội để tiếp cập, từ mời ăn đến uống trà rồi biếu quà dịp Tết, mỗi lần biếu cả trăm ngàn tệ. Lúc đầu Tân từ chối nhận tiền, nhưng khi Huy cứ để tiền trên xe rồi đóng cửa lại thì Tân cũng không trả lại. Kết quả, nhờ Tân giúp đỡ, Huy đạt được nguyện vọng thăng quan; nhưng khi Huy bị điều tra đã khai ra việc hối lộ cho Tân.

Ngụy Kiện là quan chức lãnh đạo cấp cục, sở đầu tiên của UBKTKLTW bị điều tra vì phạm tội kể từ sau Đại hội 18. Kiện là Chủ nhiệm Phòng KTGS số 4, từng tham gia điều tra các vụ đại án quan trọng Bạc Hy Lai (Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trùng Khánh), Đới Xuân Ninh (TGĐ Công ty Bảo hiểm xuất khẩu Trung Quốc)…Việc Kiện bị bắt ngay tại phòng làm việc để điều tra từng gây chấn động lớn trong ngành KTKL đảng.

Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương Đảng – “Khắc tinh” của quan tham Trung Quốc    (Kỳ 3) ảnh 4
Tào Lập Tân

Kiện nguyên là Phó Chánh án Tòa án tỉnh Hà Bắc, năm 2008 được điều về UBKTKLTW. bị bắt giữ điều tra ngày 9/5/2014. Sau khi Kiện được điều từ tỉnh lên công tác tại UBKTKLTW, số bạn bè, các ông chủ chủ động tìm đến kết giao ngày một đông, Kiện cũng chẳng từ chối ai; cho đến khi ngã ngựa Kiện mới nghĩ lại việc nhận những khoản tiền lớn đó đã đem lại điêùgì. Kiện khai: “Nhận tiền rồi cất ở trong nhà, bình thường tôi chả có lúc nào tiêu tiền, điều kiện nhà tôi cũng khá giả, nên những khoản tiền biếu đó sau khi nhận tôi quẳng một chỗ, chẳng ngó ngàng đến. Cầm chúng, tôi đã phải trả giá bằng sự an nguy của bản thân, bằng tiền đồ cả cuộc đời phía trước. Tôi thật là ngu ngốc!”. Có đến hơn 100 người đưa hối lộ cho Kiện, trong đó có quan chức, các ông chủ tư nhân, bạn học cũ, đồng hương…tổng số tiền Kiện nhận tới mấy chục triệu NDT; thứ Kiện đem ra để đổi lấy tiền bạc, đồ vật chính là quyền lực giám sát, thực thi kỷ luật.

Có tới mấy chục trường hợp Kiện đã giải quyết mưu lợi cho người khác. Ngoài việc trực tiếp lợi dụng chức vụ, lấy cớ đánh án để mưu lợi, Kiện còn nhiều lần thông qua việc tác động đến quan chức các địa phương để giải quyết việc cho đối tác trong đủ mọi lĩnh vực như: thăng chức, sắp xếp công tác, xét xử vụ án, nhận công trình…những việc mà bản thân Kiện thì không trực tiếp giải quyết được, nhưng với chức vụ và quyền lực của Kiện có thể nhờ các quan chức địa phương giải quyết hộ.

Trong suốt thời gian làm lãnh đạo các Phòng 5, 2, 4 của UBKTKLTW, Kiện đã liên hệ với nhiều địa phương và ban ngành, dùng cách gọi điện để nhờ vả. Có tới cả chục tỉnh thành bị “nhờ” như Tứ Xuyên. Chỉ là cán bộ cấp Cục, Vụ, nhưng Kiện dám gọi điện cho lãnh đạo cấp tỉnh để nhờ giải quyết việc riêng như thế là bởi ỷ vào quyền lực sinh sát của UBKTKLTW, có liên quan đến sinh mạng chính trị của các cán bộ lãnh đạo là đảng viên.

Ngụy Kiện từng giữ các chức vụ lãnh đạo ở tòa án và UBKTKL, nắm rất chắc các quy định về kỷ luật, pháp luật; thế nhưng dục vọng và quyền lực đã khiến y biết sai mà cố phạm, Sau khi Kiện bị bắt, tại nhà y, ngoài các bó giấy bạc USD, euro, NDT, các nhân viên điều tra còn thu được tượng Phật bằng vàng, vòng ngọc, vàng thoi, ngà voi đã chạm khắc và hàng đống thẻ ngân hàng, thẻ quà tặng, tổng giá trị hàng mấy chục triệu tệ.

 (Còn tiếp)

UBKTKLTƯ Đảng – “Khắc tinh” của quan tham Trung Quốc (kỳ 2)