Ukraine trở lại cuộc chiến tranh Việt Nam.

Chuyến thăm chính thức gần đây của tương B. Hodges, tư lệnh lực lượng bộ binh Mỹ ở châu Âu mang đến một dấu ấn vô cùng quen thuộc của Washington.
Tướng Ben Hodges thăm các thương binh Ukraine tại quân y viện Kiev
Tướng Ben Hodges thăm các thương binh Ukraine tại quân y viện Kiev

Trong chuyến thăm chính thức, phái đoàn quân đội Mỹ đã đến viện quân y trung tâm Ukraine, nơi các thương binh Ukraine chữa trị sau những trận chiến đấu mặt trận phía Đông. Tất nhiên an ủi động viên các binh sĩ bị thương tổn trong chiến tranh là một việc làm nhân đạo, và tướng Ben Hodges đã động viên các thương binh Ukraine bằng tất cả sự chân tình của một sĩ quan cao cấp Mỹ. Ông cảm ơn những phế binh mất chân, tay vì những đóng góp của họ và hứa sẽ đề xuất để Mỹ điều trị thương tật của họ, một thương binh trẻ còn được ông tặng thưởng Kỷ niệm chương Lục quân Mỹ ở châu Âu. Phía sau của Kỷ niệm chương ghi rõ, nó được trao bởi tư lệnh trưởng. Trao tặng “..vì những thành tích trong chiến đấu và sự phục vụ tận tâm. Tôi tự hào về anh và thành tích của anh” – viên tướng nước ngoài ca ngợi thành tích của binh sĩ Ukraine.

 Kịch bản này có thể nói là thông thường nếu như nó diễn ra trong một quân y viện ở Mỹ, nhưng trở thành kệch cỡm khi diễn ra trong quân y của một nước có chủ quyền như Ukraine, đặc biệt trong thời gian đáng sợ này. Đại sứ thường trực Nga tại Liên Hợp Quốc Vitaly Churkin đã liên kết trực tiếp chuyến viếng thăm của tướng Ben Hodges đến Kiev với sự gia tăng cường độ các hoạt động quân sự tiễu phạt của Ukraina tại Donbass. “ Sau mỗi cuộc việc thăm của các quan chức cao cấp Mỹ đến Ukraine, chính quyền Kiev lạ tăng cường các hoạt động quân sự. Sự leo thang các hoạt động đánh phá lại trùng hợp thần bí với chuyến viếng tham chính thức của tư lệnh trưởng lực lượng lục quân Mỹ ở châu Âu.” Nhà ngoại giao Nga đáp trả tuyên bố công kích của  đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Samantha Power. Nhưng bản chất thực của các quan chức quân sự Mỹ được phơi bày trong một sự thật khá bất ngờ.

  Trong chương trình truyền hình trực tuyến với Vladimir Solovyov, Phó giám đốc Cục Thông tin và Báo chí Bộ Ngoại giao Maria Zakharova, đề cập đến sự kiện tướng Mỹ “ với hảo tâm” đã đưa ra câu hỏi: liệu các đối thủ của phái tự do có thể hiểu được nguồn gốc của những dấu hiệu biểu trưng này hay không?   Những người theo phái Tự do, bao gồm cả những đại diện nước ngoài đều ngượng ngùng thú nhận là họ không biết, khi đó bà Maria Zakharova đã thông báo: các Kỷ niệm chương này xuất hiện trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, nhân danh các tướng lĩnh cao cấp quân đội Mỹ tặng thưởng cho binh sĩ có những thành tích nhất định, nhưng chưa đạt đến cấp độ huân huy chương nhà nước. Những kỷ niệm chương này cũng được tặng thưởng cho các binh sĩ Việt Nam trong quân đội chính quyền Sài Gòn, được sự ủng hộ về vật chất và tinh thần của nước Mỹ.

 Giai đoạn gần đây, các nhà phân tích, dù không công bố thông tin đã nghiên cứu sự giống và khác nhau giữa cuộc chiến tranh Việt Nam và xung đột Ukraine, những đặc điểm trùng lặp nhiều đến mức họ đã phải thốt lên: đang diễn ra tiến trình Việt Nam hóa chiến tranh ở Ukraine.

 Hoàn toàn có thể hiểu được, trong cuộc nói chuyện với các sinh viên thuộc trường đại học Tài nguyên khoáng sản quốc gia “Gornyi” tổng thống Nga V.Putin khi nói về những xung đột trong nội bộ Ukraine, đã đánh giá lực lượng vũ trang Kiev : “Theo bản chất, đấy không còn là một quân đội, mà là một binh đoàn lê dương, thực tế là Binh đoàn Lê dương của NATO, hoàn toàn không có mục đích phục vụ cho lợi ích quốc gia dân tộc Ukraine”. Putin cũng giải thích: “ ở Ukraine hoàn toàn có những mục tiêu khác, liên quan trực tiếp đến những mục địch địa chính trị nhằm kiềm chế nước Nga, tuyệt đối không đồng hành cùng với lợi ích của nhân dân Ukraina.”

 Cần nhớ, sự bùng phát cuộc chiến tranh Việt Nam có liên quan chủ yếu đến xung đột hệ tư tưởng giữa Mỹ và các nước XHCN đứng đầu là Liên Xô, tham vọng không kiềm chế được của Hoa Kỳ lập vành đai kiểm soát và cô lập khối XHCN theo tuyến Philippines, Nhật Bản, các nước khác trong khu vực. Theo chiến lược này, Mỹ can thiệp vào nội bộ Việt Nam bắt đầu ngay trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954. Sau Điện Biên Phủ với sự giúp đỡ trực tiếp của Mỹ, Hiệp định Geneva  1954 đã chấm dứt cuộc xung đột đẫm máu và mang lại hòa bình cho bán đảo Đông Dương. Mỹ lập tức tăng tốc những kế hoạch địa chính trị can thiệp vào các nước trong khu vực. Họ gây khó khăn cho việc thực hiện những điều khoản quan trọng của hiệp định, kiềm chế sự công nhận của cộng đồng quốc tế về độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, ngăn chặn đối thoại tham vấn giữa miền Bắc và miền Nam, phá hoại cuộc tổng bầu cử chung giữa hai miền, được dự kiến vào năm 1956 nhằm thống nhất đất nước. Miền Nam Việt Nam được đưa vào Liên minh quân sự SEATO do Mỹ thành lập, có tên là Hiệp ước phòng thủ tập thể của khu vực Đông Nam Á, 1955-1977”, Một nghị định thư bổ xung của Hiệp ước này đã có hiệu lực cả với Lào và Camphuchia, bỏ qua sự tôn trọng độc lập chủ quyền của các nước này.

 Từ tháng 1. 1955, Mỹ đôn đốc chính quyền Sài Gòn phá hoại hiệp đinh Geneva, ra lệnh cấm đưa vào Việt Nam các nhân viên quân sự nước ngoài và vũ khí trang bị, viện trợ quân sự cho chính quyền Sài Gòn, các cố vấn quân sự và chuyên gia Mỹ bắt đầu có mặt ở Nam Việt Nam, tổ chức lực lượng quân đội hiện đại, xây dựng căn cứ quân sự. Nhằm đàn áp phong trào đấu tranh đòi độc lập tư do ở Miền Nam, người Mỹ đã phát triển các kế hoạch của “chiến tranh đặc biệt” mà điển hình là kế hoạch Staley-Taylor (1961) với mục tiêu “bình định” Miền Nam Việt Nam trong vòng 18 tháng (chủ yếu sử dụng lực lượng quân sự của Việt Nam Cộng Hòa).

 Ở Ukraine, tình huống cũng tương tự như vậy, từ mùa hè năm ngoái phó Tổng thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Nga Yevgeny Lukyanov đã chứng minh rằng, xu hướng chính trị của Kiev hoàn toàn chịu ảnh hưởng của các cơ quan tình báo và quyền lực của Mỹ.

 Các nhân viên của những cơ quan nước ngoài này đã đưa ra chiến lược hành động của Ukraine trong mọi lĩnh vực. Lukyanov  tin rằng, không thể không đồng ý với tư tưởng chiến lược: mục đích của các đại diện euro Maidan, hiện đang có mặt trong chính quyền Kiev là sự mở rộng NATO sang phía đông. Trong khi đó bộ trưởng Bộ quốc phòng Ukraine Valery Geleta khi đối thoại trực tuyến trên đài truyền hình “Kênh 5” đã nói: “Tôi tiếp xúc trong khuôn khổ các cuộc gặp bí mật của cuộc hội thảo với nhiều bộ trưởng bộ Quốc phòng của các nước phát triển, những nước này sẽ giúp đỡ chúng ta, đang diễn ra tiến trình chuyển giao cho chúng ta tài chính và vũ khí trang bị. Cũng theo lời của ông ta, “diễn ra tiến trình” và “đây chính là con đường phải đi”. 5 tháng 9, P. Poroshenko trong buổi phỏng vấn của đài BBC đã khẳng định, một số các nước NATO hứa sẽ chuyển giao vũ khí chính xác cho quân đội Ukraine, tổng thống Ukraine không nói chính xác nước nào chuyển giao, nhưng điều đó cũng không còn là bí mật, Mỹ và tất nhiên, các nước lớn của khối Bắc Đại Tây dương? Trên địa phận nước Cộng hòa Donbass đã tìm và công bố trên toàn thế giới các loại vũ khí, đạn dược của phương Tây được quân đội Ukraine sử dụng.

 Mặc dù vậy, tổng thư ký NATO ông J. Stoltenberg  không ngừng khẳng định về việc,  “nước Nga vẫn duy trì khả năng gây mất ổn định tình hình ở Ukraine” Vì vậy: “ chúng ta tiếp tục duy trì sự ủng hộ một đất nước Ucraine độc lập, tự do và ổn định, chúng ta phải bảo vệ các đòng minh, chính vì vậy, chúng ta cần một NATO hùng mạnh. Hơn thể nữa, trả lời phỏng vấn báo Pháp “Le Figaro”, ông cho rằng nước Nga đã thô bạo vi phạm luật pháp quốc tế, xâm phạm vào lãnh thổ các nước láng giềng, nói riêng là Ukraine. Đưa ra tuyên bố tương tự ngay cả trong tình huống Tổng tham mưu trưởng Ukraine tướng Victor Muzhenko tại cuộc họp báo, với sự tham dự của nhiều tùy viên quân sự Đại sứ quán nước ngoài tại Kiev, khẳng định quân đội Nga không có mặt ở  Donbass. Tổng thư ký NATO nhận xét: mục đích của việc tiến hành các đòn trừng phạt là làm mất ổn định tình hình kinh tế và chính trị của nước Nga, minh chứng cho việc mọi hành động phá hoại luật pháp quốc tế đều không thoát khỏi sự trừng phạt thích đáng. Mặc dù các cuộc chiến tranh do Mỹ và NATO chủ xướng ở Afganistan, Iraq, Syria, Libya, cuộc không kích Nam Tư đều vi phạm Luật pháp quốc tế. Và đặc biệt nhất là cuộc chiến tranh Việt Nam.

 Những thành viên Maidan cần biết rõ, “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ở Việt Nam hoàn toàn thất bại. Đội quân hùng hậu của chính thể Sài Gòn, được trang bị vũ khí Mỹ, được huấn luyện bởi các chuyên gia Mỹ và dưới sự chỉ huy trực tiếp của cố vấn Mỹ đã không đủ năng lực tác chiến để đối đầu với Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam, chỉ mới được hình thành vào năm 1961. Trong các thành phố và đô thị Miền Nam Việt Nam, các cuộc đấu tranh chống chính quyền Sài Gòn, chống lực lượng can thiệp Mỹ diễn ra liên tiếp với sự tham gia của công nhân, nông dân, dân nghèo thành thị và tầng lớp trí thức, tham gia tích cực vào phong trào là tầng lớp tăng ni, phật tử và cả những người tu hành.

 Nỗ lực cứu vãn chính thể Sài Gòn có nguy cơ đổ vớ và duy trì quyền kiểm soát Miền Nam Việt Nam, Mỹ buộc phải thay đổi chiến lược. Trước hết, để mở rộng các hoạt động chiến tranh, Mỹ cần một lý do. Thực tế cho thấy, với một lực lượng hiếu chiến mọi lý do đều có, nếu không thì dựng lên nó. Tháng 6 năm 1964, Hạm đội Bảy của Mỹ thâm nhập Vịnh Bắc Bộ, tiến sâu vào vùng nước chủ quyền của Việt Nam, dựng lên sự kiện Vịnh Bắc Bộ, ngày 02.08.1964, hai khu trục hạm “Maddox” và “Turner Joy” dường như đã bị các lực lượng hải quân Việt Nam tấn công, dù thủy thủ đoàn không công nhận nhưng tình báo Mỹ công bố đoạn băng radio thu được, là bằng chứng xác định lực lượng hải quân Việt Nam đã tấn công tàu khu trục Mỹ. Quốc Hội Mỹ ra nghị quyết Vịnh Bắc Bộ, cho phép tổng thống có quyền đáp trả bằng tất cả các biện pháp và phương tiện cần thiết. Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson ra lệnh tiến hành không kích vào các căn cứ hải quân Bắc Việt Nam (Chiến dịch Mũi tên xuyên - Operation «Pierce - Arrow»). Bắt đầu chiến tranh.

 Cách đây không lâu, nhà nghiên cứu độc lập Matthew Aide, chuyên sâu lịch sử của cơ quan tình báo điện tử và phản gián Mỹ đã công bố một bản báo cáo cho thấy, những thông tin tình báo về sự kiện Vịnh Bắc Bộ năm 1964 đã bị gian lận, các sĩ quan NSA đã phạm lỗi các bản dịch thông tin đài đối phương và nhanh chóng phát hiện ra nhưng quyết định dấu. Những thông tin này đã được các quan chức cao cấp Mỹ sử dụng trong các bài phát biểu mở đầu cho cuộc chiến tranh.

Tại Ukraine, cũng có hàng loạt những sự cố thảm họa, kích động leo thanh chiến tranh ở Đông Nam Ukraine,  điển hình là sự kiện MH 17 của hãng hàng không Malaisia tại khu vực Donesk (cáo buộc lực lượng dân quân và Nga nhưng cho đến tận hôm nay vẫn chưa tìm thấy thêm một điều gì hơn nữa – bao gồm cả Buk), sự kiện hàng chục người bị giết ở Donesk và Mariupol, khi chiếc minibus bị trúng đạn tên lửa ở khu vực Volnovaha, nhưng thảm kịch ghê rợn nhất phải kể đến sự kiện ở Nhà Công đoàn Odessa, các phần tử phát xít đã ném chất cháy thiêu sống hơn 40 người…trong mọi trường hợp, lập tức Phương Tây không cần bất cứ một tòa án hoặc một cuộc điều tra nào, lập tức khẳng định dân quân của Cộng hòa Lugask và Donhesk (tất nhiên không thể thiếu Nga…) có tội…

 Chỉ trong một thời gian không dài của lịch sử, phương Tây đã tạo ra được công nghệ vu cáo khiêu khích và kho công cụ khổng lồ để thực hiện công nghệ đó nhằm duy trì vị thế thống trị toàn cầu. Một tiêu chuẩn kép được đặt ra, có thể cùng một lúc tiến hành các cuộc chiến tranh hủy diệt ở mọi khu vực trên toàn cầu và đồng thời tuyên truyền đẩy mạnh “dân chủ và quyền con người”. Có thể thấy rõ, đột nhiên ở Iraq người ta phát hiện “chất độc hóa học”, đe dọa anh ninh quốc gia Mỹ, tướng Colin Powell (trung úy trong chiến tranh Việt Nam) đưa ra minh chứng trước Liên Hiệp Quốc một chiếc lọ chứa bột màu trắng. Sau đó cuộc chiến tranh hủy diệt Iraq được quyết định. Chiến dịch có tên là “Shock and Awe”, những chất độc hóa học đã không bao giờ được tìm thấy, thay vào đó là các lực lượng Hồi giáo cực đoan đã xé vụn đất nước này.

 Cuộc chiến Nam Tư, một chiến dịch tuyên truyền rộng rãi không bằng chứng cáo buộc người Secbia đang kỳ thị chủng tộc và thanh lọc người Croatia ( lý do chiến tranh), vì vậy người Serbia phải bị trừng phạt, đó là quyết định của Washington. Tháng 3.1999. vi phạm hiến chương Liên Hiệp Quốc, NATO tiến hành chiến dịch “Sức mạnh đồng minh – Allied Force” thực hiện can thiệp nhân đạo chống lại Nam Tư. Chiến dịch có sự tham gia của 927 máy bay chiến đấu và 55 chiến hạm (4 tàu sân bay).

 Lực lượng NATO với ưu thế vượt trội được sự yểm trợ của cụm các phương tiện trinh sát dẫn đường vệ tinh. Các lực lượng không quân NATO tấn công vào 900 mục tiêu của nền kinh tế Nam Tư, sử dụng từ 1200 – 1400 tên lửa hành trình có độ chính xác cao. Các máy bay ném bom NATO đã tấn công vào tất cả các mục tiêu quân sự và kinh tế nhiều lần. Kết quả của Sức mạnh đồng minh là hơn 2000 dân thường bị chết, hơn 7000 người bị thương, tất cả các cây cầu chiến lược bắc qua sông Dunai bị đánh sập, hơn 750 nghìn người dân Nam Tư phải di tản, 2,5 triệu người mất các điều kiện sống tối thiểu, tổn thất kinh tế của Nam Tư vượt hơn 100 tỷ đô la.

 Đến thời điểm này, ở Novorossia hơn 10 nghìn dân thường đã chết vì bom đạn và con số này tăng không phải hàng ngày mà là hàng giờ. Tổn thất chưa thể tính hết được, những các cuộc không kích và pháo kích của Ukraine đã phá hủy 85% hệ thống công nghiệp và hạ tầng cơ sở.  Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về thất bại của thỏa thuận Minsk và khẳng định với chính quyền Ukraine rằng cả thế giới đang ở bên Kiev, trong khi chính quyền của hai nước cộng hòa Donesk và Lugask yêu cầu phải ngừng bắn mới có đàm phán.
Các nước “văn minh” cho rằng những yêu cầu như vậy là “không thể chấp nhận” và đề xuất đàm phán chấm dứt chiến tranh trong tiếng gầm của pháo binh Ukraine. Điều đó nhắc thế giới nhớ lại việc ký Hiệp định Paris, người Mỹ muốn nó được diễn ra trong tiếng bom của B- 52.
Nếu chúng ta còn nhớ Miền Nam Việt Nam, có thể nhận thấy: trên một diện tích lãnh thổ không lớn và mật độ dân cư rất đông, quân đội Kiev đã kéo đến cả một quân đoàn xe tăng, pháo binh các cỡ nòng, pháo phản lực có sức hủy diệt lớn như BM – 21, không quân. Cụm hỏa lực khổng lồ này tấn kích không thương tiếc, thường xuyên liên tục, bắn theo các tọa độ định sắn hoặc hỏa lực tự do (giống như khu vực không kích tự do trong chiến tranh Việt Nam) hủy diệt tất cả các sinh vật sống, phá hoại nhà cửa, bệnh viện, nhà trẻ, nhà máy, khu công nghiệp mỏ..thường xuyên đã một năm. Kiev, cáo buộc chính quyền DNR và LNR trong ý đồ kéo dài các cuộc đối thoại, nhưng lại trực tiếp phá hoại các cuộc đàm phán. Cuối cùng, ở Minsk xuất hiện các đại diện của Kiev, không có những thẩm quyền cần thiết và chỉ đưa ra những yêu cầu mang tính thủ tục. Một điều hiển nhiên, phía sau những đại diện của Kiev là những thế lực đầy quyền lực nước ngoài

 Trong chiến tranh Việt Nam. Các thế lực hiếu chiến cũng rất nhiều lần cố gắng phá hoại quá trình thương lượng mà Hà Nội đã nỗ lực đạt tới. Việt Nam đã phải đối mặt với 3 trở ngại đàm phán hòa bình: Hà Nội yêu cầu lập tức và vô điều kiện chấm dứt các cuộc không kích miền Bắc Việt Nam; Washington yêu cầu Miền Bắc Việt Nam phải có những nhân nhượng trong cuộc chiến tranh, đổi lại Mỹ sẽ dừng ném bom; Chính quyền Sài Gòn kiên quyết không tiến hành đàm phán cùng với chính quyền lâm thời Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam. Các bước dẫn đến đàm phán bị kéo dài đến 3 năm. Chỉ đến trước thềm cuộc bầu cử năm 1968 tổng thống Mỹ L. Johnson ngày 01.11 mới ra lệnh chấm dứt không kích Miền Bắc. Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam và chính quyền Sài Gòn được mời tham gia các cuộc đàm phán tại Paris.

 Cuối tháng 10.1972 . sau các cuộc đàm phán bí mật ở Paris giữa cố vấn đặc biệt về an ninh quốc gia của tổng thống Mỹ Nixon ông Henry Kissinger và ông Lê Đức Thọ, đại diện của VNDCCH đã đạt được thỏa thuận tạm thời 9 điểm. Mỹ lại tiếp tục kéo dài cuộc đàm phán tại Paris do chính quyền Sài Gòn phản đối nhiều điểm trong thỏa thuận tạm thời đã nêu và muốn thay đổi những kết quả đã đạt được. Giữa tháng 12, các cuộc đàm phán bị đóng băng, Mỹ gia tăng các hoạt động quân sự và tiến hành chiến dịch không kích Hà Nội và Hải Phòng bằng máy bay ném bom chiến lược B 52 với cường độ lớn nhất trong mọi cuộc chiến tranh của Mỹ từ trước đến nay.  Cũng cần phải nhắc lại, mỗi chiếc máy bay ném bom chiến lược B – 52 sẽ dải một tấm thảm chết chóc có chiều rộng 0,8 km và kéo dài 2,4 km. Bằng chiến dịch này, Washington hy vọng sẽ đẩy Hà Nội trở về thời kỳ đồ đá, tương tự như chính quyền Kiev đang làm với những người dân Donbass và Lugansk hiện nay.

 Ngoài binh lính Mỹ, tham chiến ở chiến trường Việt Nam còn có lực lượng đồng mình từ Hàn Quốc, Úc, New Zealand, sau đó là Philiphines và Thái Lan. Lực lượng thời điểm cao nhất vào mùa thu năm 1966 đạt đến cực điểm là 410 nghìn binh sĩ Mỹ, 500 nghìn quân chính thể Sài Gòn, 54 nghìn quân đồng minh. Lực lượng không quân yểm trợ hỏa lực chiến trường lên đến 430 chiến đấu cơ và trực thăng quân sự, 2300 pháo binh hạng nặng các cỡ nòng, bao gồm cả pháo tự hành Vua chiến trường 175mm, 3300 xe tăng và thiết giáp, 203 chiến hạm các loại. Lực lượng quân sự khổng lồ này được sử dụng để chống lại 250 nghìn quân Mặt trận dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam trong đó chỉ có 90 nghìn quân chính quy, 105 nghìn dân quân du kích và 55 nghìn quân hậu cần, y tế và kỹ thuật. Dù vượt trội về quân số, hỏa lực và phương tiện chiến tranh, cuộc chiến giữa liên minh do Mỹ cầm đầu đã kéo dài cuộc chiến đến 10 năm, từ 1965 đến 1975  cho đến sự kết thúc của chính quyền Sài Gòn. Ai có lợi trong cuộc chiến này? Tất nhiên không phải hòa bình thế giới, không phải nhân dân Mỹ, nhân dân Việt Nam mà chỉ là các tập đoàn sản xuất vũ khí Mỹ với những vũ khí phương tiện chiến tranh liên tục đổi mới và với số lượng và giá thành có thể gây shock bất cứ một người dân Mỹ nào.

 Đổi lại, Mỹ đã ném xuống Việt Nam 14 triệu tấn thuốc nổ, lớn hơn gấp nhiều lần sử dụng trong Đại chiến thế giới lần thứ 2 trên tất cả các chiến trường.  Những quả bom khổng lồ như bom phát quang (hiện bị cấm sử dụng) san bằng cả các khu dân cư và làng mạc, napal và photpho đốt cháy nhiều nghìn hec ta rừng nhiệt đới. Dioxin trong chất độc diệt cỏ, một thứ hóa học độc hại nhất mà con người có thể phát minh được rải trong 7 triệu tấn chất độc màu da cam lên đên 400 kg. Các nhà hóa học tính rằng, nếu bạn hòa 80 gam chất dioxin vào hệ thống nước uống của thành phố New York, bạn sẽ biến nơi đó thành thành phố chết. Vũ khí hóa học ở Việt Nam đã gây tổn thương nặng nề cho hơn một triệu người trong đó có cả 60 nghìn người Mỹ, những người bị nhiễm dioxin đã cho ra đời 40 nghìn trẻ em khuyết tật và thiểu năng. Chất độc đã bị rải trên 43% diện tích Miền Nam và 44% diện tích rừng nhiệt đới. Thứ vũ khí tàn độc đó tiếp tục gây tổn thương cho người Việt Nam không chỉ một thế hệ. Các cuộc không kích của Mỹ đã đánh phá 48 trong số 64 thành phố và 3275 ngôi làng trong tổng số 5778 của Việt Nam.

 Dù lực lượng vượt trội, Mỹ và đồng minh cuối cùng đã thất bại trong cuộc chiến đẫm máu này. Người dân Mỹ phải trả cho cuộc chiến 352 tỷ đô la, gần 60 nghìn lính Mỹ trở về trong những chiếc hộp kim loại và hơn 300 nghìn binh sĩ Mỹ bị thương. Nhân dân Việt Nam đã chịu đựng những tổn thất vô cung to lớn về người, hàng triệu người dân thường đã chết vì sự dã man tàn bạo của cuộc chiến tranh. Nhưng các tập đoàn vũ khí phương tiện chiến tranh của Mỹ thu được nhiều tỷ đô la. Đấy mới là lợi ích thực sự của cuộc chiến tàn khốc này đối với một nhóm nhỏ người Mỹ.

 Còn ở Ukraine. Cuối năm ngoái, cựu phó thủ tướng Ukraine, phụ tá thân cận của cựu tổng thống Ukraine Viktor Yushchenko, ông Roman Bessmerthnyi đề xuất tạo ra một khu vực “làm sạch” trên lãnh thổ Donbass, không nằm trong quyền kiểm soát của Kiev. Chính khách này đã so sánh lãnh thổ của hai nước cộng hòa tự xưng Donesk và Lugansk với khu vực…Chernobyl. “ Điều gì ngăn cản khoanh vùng một khu vực như vậy? khu vực đó có thể bị phong tỏa, cắt tất cả mọi nguồn sống. Tình trạng đó sẽ cho khả năng tiến hành các cuộc đàm phán từ vị thế quốc gia, chứ không phải suy nghĩ về vấn đề, người dân sẽ cảm thấy thế nào và v.v…”. Bessmerthnyi đã tuyên bố như vậy trong bài phát biểu trên Kênh 5 thuộc quyền kiểm soát của ông P.Poroshenko.  Những lời nói đó rõ ràng là khiêu khích nhằm tìm kiếm sự phản ứng tiêu cực. Cũng cần phải nhắc lại, chính khách Bessmerthnyi trở nên nổi tiếng sau khi gọi những kẻ khủng bố, đánh chiếm trường học của Nga ở Beslan là những chiến sĩ đấu tranh vì ý chí của một dân tộc bị áp bức. Và tất nhiên, rất nhiều diều hâu của phương Tây ủng hộ quan điểm này. Không có một điều gì tốt đẹp sẽ đến với người dân Ukraine trong chuyến viếng thăm Kiev của Ngoại trưởng Mỹ Jonh Kerry và cũng không có gì hy vọng đối với nước Nga và châu Âu . Ông Kerry đến với mục đích rõ ràng, để tăng cường “lĩnh vực an ninh quốc gia”.

 …Người lính trẻ trong quân y viện ở Kiev, chưa hoàn toàn hiểu được sự khủng khiếp trong thảm họa của chính mình khi nhận kỷ niệm chương danh dự từ tay tướng Mỹ, anh ta ngắm nghía miếng kim loại và phát biểu: "vật này không giúp gì được cho sự tổn thất…nhưng có thể giới thiệu cho thế hệ sau….."  chắc chắn chàng thanh niên không biết đến “Fall of Saigon”.

Theo: QPAN