Uber vừa mất giấy phép hoạt động tại Luân Đôn

VietTimes -- Một sự kiện đang khiến người dân Luân Đôn xôn xao, đó là việc hãng Uber mất giấy phép kinh doanh tại Luân Đôn. Chính quyền Luân Đôn đã gỡ bỏ giấy phép của Uber, chính thức khiến mọi kế hoạch phát triển của Uber tại nước Anh rơi vào bế tắc, bảo hộ cho các hãng taxi truyền thống.
Luân Đôn đã quyết định cấm Uber, không cấp phép cho công ty hoạt động. (Ảnh: ValueWalk)
Luân Đôn đã quyết định cấm Uber, không cấp phép cho công ty hoạt động. (Ảnh: ValueWalk)

Không phù hợp!

Lệnh cấm Uber tại Luân Đôn do cơ quản quản lý giao thông vận tải Luân Đôn khởi xướng, với lý do Uber là công ty công nghệ số,  không phù hợp để có giấy phép hoạt động vận tải. Đặc biệt, Transport of London còn cho rằng Uber thiếu trách nhiệm cá nhân trong việc hoạt động như một hãng taxi.

Uber có 21 ngày để kháng cáo quyết định trên. Tuy nhiên, phát biểu về việc đồng tình với lệnh cấm Uber của Luân Đôn, Thị trưởng thành phố Luân Đôn Sadiq Khan nói: “Tôi hoàn toàn ủng hộ quyết định của Transport of London – sẽ là sai trái nếu Transport of London tiếp tục cấp phép cho Uber, và nếu thế, nó có thể đe dọa đến an toàn và an ninh của người dân Luân Đôn”.

Thiếu trách nhiệm doanh nghiệp

Chính những kết luận cho rằng Uber thiếu trách nhiệm doanh nghiệp, và nền văn hóa làm việc cùng những đặc tính riêng của Uber có thể ảnh hưởng đến an ninh, an toàn công cộng đã khiến Transport of London kết luận rằng Uber không nên được phép hoạt động tại thủ đô Luân Đôn nữa.

Lệnh cấm Uber tại Luân Đôn có thể được xem là rất ý nghĩa vì taxi đang là mạng lưới giao thông chính và là nền văn hóa lớn của thủ đô nước Anh.

Với con số ước tính 3,5 triệu hành khách và 40.000 lái xe dùng ứng dụng Uber ở Luân Đôn cho thấy sự hấp dẫn của phần mềm gọi xe. Con số này chưa được một nửa trong số 8,7 triệu dân của Luân Đôn, nhưng lại cho thấy Uber đã thâm nhập được vào mạng lưới giao thông của thành phố.

Trả lời về quyết định mới của Luân Đôn, trong một thông cáo chính thức, Uber cho rằng lệnh cấm cho thấy “Luân Đôn đã khóa chặt cửa với các công ty sáng tạo”.

Tranh cãi gay gắt

Những tranh cãi gay gắt đã nổ ra về Uber. Nhiều người tin rằng Uber làm giảm thu nhập của các hãng taxi, trong khi đó lại đảm bảo ít an toàn cho lái xe taxi và có nhiều ưu đãi hơn các công ty truyền thống.

Liên quan đến lệnh cấm Uber ở London, các đối thủ của Uber đã cho rằng ứng dụng taxi gây ra nạn tắc đường và không quản lý đầy đủ tài xế. Những lời chỉ trích như vậy đã khiến Uber đang bị cấm ở nhiều quốc gia và các địa phương trước đây, nhưng lệnh cấm Uber tại London chắc chắn là một cú sốc lớn đối với công ty và các hoạt động đang phát triển của Uber.

Uber thành lập vào tháng 3/2009, và đã tăng trưởng rất nhiều, đồng sáng lập Travis Cordell Kalanick đã thành một tỷ phú. Công ty hiện đang hoạt động tại 633 thành phố trên toàn thế giới, và lái xe Uber đã trở thành một phần của nền văn hoá phổ biến ở nhiều miền địa phương.

Ủng hộ lệnh cấm

Trả lời về lệnh cấm, các tổ chức kinh doanh taxi ở Luân Đôn đã phản ứng tích cực. Tổng Thư ký Hiệp hội Xe Taxi nói rằng: “Ngài Thị trưởng đã có quyết định đúng đắn khi không cấp phép lại cho Uber. Chúng tôi cho rằng Uber sẽ kháng cáo lại ngài thị trưởng và Transport of London, và chúng tôi đề nghị tòa án giữ nguyên quyết định. Đây là một công ty trái đạo đức và không có chỗ trên đường phố Luân Đôn”.

Vẫn chưa rõ liệu có thể kháng cáo, song có vẻ đó sẽ là một công việc khó khăn với Uber, làm thế nào chứng minh những chỉ trích về công ty là không chính xác.

Sau lệnh cấm tại Luân Đôn, Uber đang đối mặt với nỗi lo ngại các khu vực khác cũng sẽ làm theo lệnh cấm. Uber đã từng gặp tình huống bị phản đối mạnh mẽ như vậy ở California và Italy.