Trung Quốc phô diễn vũ khí gì trong chuyến thị sát của Phạm Trường Long? (phần 4)

VietTimes -- Theo đài truyền hình CCTV Trung Quốc ngày 19/7, các đơn vị ông Phạm Trường Trường Long đến điều tra nghiên cứu lần này đều là những đơn vị xây dựng trọng điểm, được trang bị những vũ khí “đòn sát thủ”, hầu hết là vũ khí tấn công đối hải, đối đất, có ý định “răn đe, uy hiếp” đáng kể. 
Thượng tướng Phạm Trường Long, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc cùng các tướng lĩnh cấp cao của PLA thị sát Chiến khu miền Nam. Ảnh: CCTV/Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc.
Thượng tướng Phạm Trường Long, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc cùng các tướng lĩnh cấp cao của PLA thị sát Chiến khu miền Nam. Ảnh: CCTV/Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc.

Trong các hình ảnh được công bố có máy bay ném bom H-6K Chiến Thần cùng đạn dược của Không quân Trung Quốc. Mặc dù đạn dược công bố đều là bom không dẫn đường như bom có lực cản thấp 250 kg và bom lực cản lớn 500 kg nhưng theo quan sát của các chuyên gia quân sự, việc Bắc Kinh tuyên truyền như vậy rõ ràng là có ý đồ rõ ràng. 

Theo CCTV, việc công khai như vậy cũng có thể xuất phát từ yêu cầu “giữ bí mật”. 

Máy bay H-6K có thể lắp hầu hết các loại đạn dẫn đường không đối đất của không quân, đặc biệt là tên lửa hành trình CJ-20 tầm bắn trên 1.500 km, có thể tiến hành tấn công chính xác đối với kẻ thù ở ngoài khu vực phòng thủ. 

Máy bay Su-27 của Không quân Trung Quốc.
Máy bay Su-27 của Không quân Trung Quốc.

Trong hình ảnh còn xuất hiện thiết bị tiếp dầu của máy bay tiếp dầu trên không. Vừa qua, máy bay tiếp dầu HY-6 chủ yếu tiến hành tiếp dầu trên không cho máy bay dòng J-8F và J-10. Những máy bay này xâm nhập sâu vào Biển Đông để “tuần tra” phi pháp, do đó không thể thiếu máy bay tiếp dầu.

Máy bay chiến đấu Su-27 của Không quân Trung Quốc cũng xuất hiện trong hình ảnh, từ quốc kỳ cắm hai bên máy bay này có thể phán đoán, đây là sư đoàn không quân được PLA coi là “tinh nhuệ”, từng tham gia duyệt binh Quốc khánh Trung Quốc.

Thượng tướng Phạm Trường Long, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc cùng các tướng lĩnh cấp cao của PLA thị sát Chiến khu miền Nam. Ảnh: CCTV/Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc.
Thượng tướng Phạm Trường Long, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc cùng các tướng lĩnh cấp cao của PLA thị sát Chiến khu miền Nam. Ảnh: CCTV/Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc.

Một phần (mũi cánh) máy bay cảnh giới Y-8 (lực lượng đường không hải quân) và máy bay chiến đấu ném bom JH-7 tình nghi lắp tên lửa chống hạm YJ-83 cũng xuất hiện trong bản tin của đài CCTV. 

Y-8 là máy bay cảnh báo sớm trên biển được hải quân sử dụng tương đối sớm, chủ yếu tiến hành tìm kiếm, định vị các mục tiêu trên mặt biển, dẫn đường cho tên lửa chống hạm tiến hành tấn công. Còn JH-7 là phiên bản máy bay hải quân chủ yếu tiến hành đột kích đối hải, đối đất hiện nay. 

Ngoài lực lượng hải, không quân, tiêu điểm gây chú ý nhất lần này là tên lửa đạn đạo Đông Phong-16 của Chiến khu miền Nam bất ngờ công khai xuất hiện. Các hình ảnh cho thấy 3 xe phóng Đông Phong-16 xếp hàng ngang tiến hành tập thao tác. 

Đặc điểm lớn nhất của xe phóng này là áp dụng khoang tên lửa có tiết diện hình bầu dục, đã tạo ra không gian lớn hơn cho thân đạn tên lửa. Tên lửa này có thể lắp hệ thống dẫn đường chính xác hơn, khoang tên lửa tương đối đóng kín này có thể giúp cho kiểm soát độ nóng, độ ẩm chuẩn xác hơn, bảo đảm độ tin cậy của tên lửa. 

Tên lửa đạn đạo Đông Phong-16
Tên lửa đạn đạo Đông Phong-16

Báo Trung Quốc tự tin khoe rằng: Đông Phong-16 là tên lửa đạn đạo chiến thuật, chiến dịch thế hệ mới của Trung Quốc, có độ chính xác cao hơn và khả năng đột phá phòng không mạnh hơn so với tên lửa Đông Phong-11 và Đông Phong-15, đủ để đột phá hệ thống phòng thủ tên lửa giai đoạn cuối với đại diện là Patriot-3.