Trung Quốc luôn phản đối Nhật Bản làm thành viên thường trực Hội đồng bảo an

VietTimes -- Cựu Đại sứ Trung Quốc Tôn Ngọc Tỷ đặt ra điều kiện để Ấn Độ gia nhập Hội đồng bảo an Liên hợp quốc là đứng ra ngoài nhóm 4 nước Nhật Bản-Đức-Ấn Độ-Brazil.
Tôn Ngọc Tỷ, cựu Đại sứ Trung Quốc tại Ấn Độ giai đoạn 2005 - 2007. Ảnh: Sina
Tôn Ngọc Tỷ, cựu Đại sứ Trung Quốc tại Ấn Độ giai đoạn 2005 - 2007. Ảnh: Sina

Trang tin Người quan sát Trung Quốc ngày 20/10 cho hay Diễn đàn truyền thông các nước BRICS được tổ chức ở thủ đô New Delhi, Ấn Độ vào ngày 18/10 vừa qua.

Khi có tờ báo Ấn Độ hỏi về bất đồng trong nội bộ các nước BRICS, hỏi về khả năng Trung Quốc ủng hộ Ấn Độ trở thành nước thành viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, cựu Đại sứ Trung Quốc tại Ấn Độ, ông Tôn Ngọc Tỷ cho biết Trung Quốc luôn phản đối Nhật Bản gia nhập, chứ không phải Ấn Độ.

Ông Tôn Ngọc Tỷ nói: "Điều không may là, Ấn Độ đứng cùng nhóm 4 nước (Nhật Bản, Đức, Ấn Độ, Brazil), cùng họ nỗ lực. Trung Quốc luôn muốn gạt Nhật Bản ra ngoài, không phải là Ấn Độ. Khi tôi làm Đại sứ tại Ấn Độ trước đây, tôi ủng hộ Ấn Độ. Nếu nhóm 4 nước (G4) tan rã, tôi cam đoan lập trường của Trung Quốc sẽ thay đổi".

Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Sushma Swaraj là người tuyên bố khai mạc diễn đàn lần này. Bà cũng tiếp tục đưa vấn đề giữa Ấn Độ và Pakistan vào diễn đàn hợp tác của các nước BRICS, cho rằng chủ nghĩa khủng bố do nhà nước tài trợ là thách thức toàn cầu lớn nhất.

Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj. Ảnh: India TV
Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj. Ảnh: India TV

Bà Sushma Swaraj nói: "Các nước BRICS đang đi đến một đồng thuận đó chính là không thể đối chiếu như thông thường. Chúng ta phải để những đối tượng tài trợ và ủng hộ các phần tử khủng bố, cung cấp bảo vệ cho các phần tử khủng bố... phải trả giá".

Vào thứ Hai vừa qua, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng Ấn Độ và Pakistan đều là nước bị hại của chủ nghĩa khủng bố, các nỗ lực chống khủng bố của Pakistan phải được quốc tế tôn trọng.

Cựu Đại sứ Trung Quốc tại Ấn Độ Tôn Ngọc Tỷ cho rằng vấn đề song phương giữa Ấn Độ và Pakistan cần giải quyết bằng đàm phán hòa bình, không có nên “dính dáng” gì tới Trung Quốc.

Tôn Ngọc Tỷ nói: "Chúng tôi hy vọng BRICS phát triển, bởi vì nó đang đóng vai trò không thể thiếu đối với sự phát triển kinh tế, phát triển xã hội của các nước BRICS, đặt các vấn đề khác vào đây, làm không tốt sẽ bị ảnh hưởng.

Tuyên bố của Hội nghị Thượng đỉnh BRICS là một tuyên bố rất hay, vấn đề chống khủng bố cũng đã được đề cập. Nhưng không chỉ đích danh nước nào, đây là cách làm đúng".

Hội nghị Thượng đỉnh BRICS lần thứ 8 vừa được tổ chức ở bang Goa, Ấn Độ. Ảnh: The BRICS Post
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS lần thứ 8 vừa được tổ chức ở bang Goa, Ấn Độ. Ảnh: The BRICS Post

Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Sushma Swaraj cũng cho hay Hội nghị Thượng đỉnh BRICS lần này mời 6 nước xung quanh vịnh Bengal tham dự cũng đã truyền đi một thông điệp đó là BRICS có ảnh hưởng tích cực đối với các nước trong khu vực.

Trong khi đó, điều này cũng đối lập với các nước từ chối thương mại và kết nối do nhân tố chính trị, qua đó bà Sushma Swaraj đã ám chỉ đến Pakistan.