Trung Quốc có thể triển khai tên lửa hành trình đối phó THAAD

VietTimes -- Trung Quốc có thể thành lập lực lượng tấn công đặc biệt, chuyên phụ trách phá hủy hệ thống phòng thủ tên lửa quân Mỹ ở Hàn Quốc trong thời chiến, bao gồm hệ thống THAAD. Quân đội Trung Quốc hiện có thể đang triển khai lực lượng tên lửa hành trình Đông Phong-10 ở bán đảo Sơn Đông của nước này.
Tên lửa hành trình Đông Phong-10A Trung Quốc. Ảnh: Sina
Tên lửa hành trình Đông Phong-10A Trung Quốc. Ảnh: Sina

Trang tin Sina dẫn các nguồn tin từ Nga cho hay, Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc gần đây tuyên bố hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao đoạn cuối (THAAD) cần sớm được hoàn thành triển khai, đồng thời nhấn mạnh chính phủ khóa mới phải "hiểu" lý do triển khai THAAD.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố, quân đội Trung Quốc tuyệt đối không chỉ nói suông trong việc phản đối triển khai THAAD. Báo Nga suy đoán việc triển khai đáp trả THAAD của quân đội Trung Quốc đã được khởi động. Dự kiến, quân đội Nga sẽ phối hợp với quân đội Trung Quốc để uy hiếp hệ thống THAAD ở Hàn Quốc.
Chuyên gia quân sự Nga Vasiliy Cashin dự đoán, để đáp trả Mỹ triển khai THAAD ở Hàn Quốc, quân đội Trung Quốc có thể thành lập lực lượng tấn công đặc biệt, chuyên phụ trách phá hủy hệ thống phòng thủ tên lửa quân Mỹ ở Hàn Quốc trong thời chiến, bao gồm hệ thống THAAD.
Việc thành lập và hành động triển khai lực lượng này có thể đã được khởi động. Mặc dù Trung Quốc chưa tiết lộ chính thức chi tiết, nhưng phía Nga phán đoán trang bị tiêu diệt THAAD thích hợp nhất của quân đội Trung Quốc là tên lửa hành trình.
Do radar AN/TPY-2 của hệ thống THAAD chủ yếu dùng để tiến hành dò tìm đối với các mục tiêu trên không ở độ cao vài chục km đến vài trăm km.
Đối mặt với tên lửa hành trình bay ở độ cao thấp hơn 30 km, có thể bay cơ động ở tầng trời thấp, THAAD sẽ không thể dò tìm tầm xa và đánh chặn đối với nó.

Hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao đoạn cuối (THAAD) Mỹ. Ảnh: Sina
Hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao đoạn cuối (THAAD) Mỹ. Ảnh: Sina

Vì vậy, trong chiến đấu thực tế, quân đội Trung Quốc rất có khả năng thực hiện tấn công tập trung bằng tên lửa hành trình theo kiểu "trút mưa" tấn công hệ thống THAAD ở Hàn Quốc.
Tên lửa được quân đội Trung Quốc sử dụng để chống lại THAAD có thể là tên lửa hành trình mặt đất Đông Phong-10. Trước đó loại tên lửa này được gọi là tên lửa hành trình Trường Kiếm-10.
Loại tên lửa này chủ yếu dùng để tiến hành tấn công đối với lực lượng đường không sử dụng căn cứ mặt đất và các mục tiêu cố định trên mặt đất như hậu cần, thông tin.
Chuyên gia Vasiliy Cashin dự đoán, quân đội Trung Quốc có thể đang triển khai lực lượng tên lửa hành trình Đông Phong-10 ở bán đảo Sơn Đông của nước này.
Theo Vasiliy Cashin: "Địa điểm triển khai thực tế của tên lửa hành trình Trung Quốc có thể cách Seongju, nơi triển khai THAAD ở Hàn Quốc khoảng 550 km. Đông Phong-10 hoàn toàn có thể tiến hành tấn công đối với trận địa THAAD".
Quân đội Trung Quốc còn có thể bố trí một lô thiết bị tác chiến điện tử ở bán đảo Sơn Đông để gây nhiễu hoạt động của THAAD, có thể làm cho hệ thống này hoạt động thiếu hiệu quả.
Báo Mỹ phỏng đoán, trong thời chiến, quân đội Trung Quốc cũng có thể sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung Đông Phong-21 triển khai ở các khu vực như Đông Bắc, tiến hành tấn công tập trung đối với trận địa THAAD của quân Mỹ ở Hàn Quốc.
Trước đó, một tướng lĩnh cấp cao Trung Quốc tiết lộ: "Trước khi hệ thống THAAD đưa vào sử dụng, quân đội Trung Quốc sẽ hoàn thành triển khai thiết bị sát thương chống THAAD".

Tên lửa đạn đạo chống hạm Đông Phong-21D Trung Quốc. Ảnh: Cankao
Tên lửa đạn đạo chống hạm Đông Phong-21D Trung Quốc. Ảnh: Cankao

Cách đây không lâu, Trung Quốc và Nga đạt được thỏa thuận về việc đáp trả Mỹ triển khai THAAD ở Hàn Quốc, quân đội hai nước sẽ áp dụng một số biện pháp quân sự chung cần thiết.
Chuyên gia quân sự Nga Vasiliy Cashin cho rằng, ảnh hưởng an ninh đối với Trung Quốc và Nga từ việc quân đội Mỹ triển khai THAAD ở Hàn Quốc là khác nhau. Đối với Nga, quân đội Mỹ triển khai THAAD ở Hàn Quốc không thể tạo ra mối đe dọa mang tính thực chất đối với lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga.
Trước hết, mục tiêu đánh chặn chủ yếu của hệ thống THAAD là tên lửa đạn đạo tầm trung, trong khi đó, quân đội Nga không trang bị tên lửa đạn đạo tầm trung.
Thứ hai, nếu tên lửa chiến lược Nga tấn công Mỹ thì sẽ bay xuyên qua bầu trời Bắc Cực, hệ thống THAAD ở Hàn Quốc không thể tiến hành đánh chặn nó.

Trong khi đó, THAAD ở Hàn Quốc gây ảnh hưởng lớn hơn đối với lực lượng chiến lược hạt nhân của Trung Quốc.

Theo chuyên gia Vasiliy Cashin, quân đội Nga sẵn sàng phối hợp với quân đội Trung Quốc đáp trả Mỹ triển khai THAAD ở Hàn Quốc, chủ yếu là xuất phát từ cân nhắc bảo vệ hợp tác Trung - Nga và đáp trả việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của quân đội Mỹ trên toàn cầu.
Thời gian tới, để đáp trả THAAD, quân đội Nga có thể triển khai tàu chiến trang bị tên lửa hành trình chống hạm Club ở Viễn Đông. Loại tên lửa này đã thể hiện năng lực xuất sắc trên chiến trường chống khủng bố ở Syria. Ngoài ra, Trung Quốc và Nga có thể triển khai diễn tập quân sự liên hợp "phong tỏa THAAD trong thời chiến".

Tên lửa hành trình Đông Phong-10 Trung Quốc. Ảnh: Huanqiu
Tên lửa hành trình Đông Phong-10 Trung Quốc. Ảnh: Huanqiu