Trung Quốc "chơi bài" gì sau phán quyết Biển Đông?

VietTimes -- Phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế về Biển Đông đã gây lên làn sóng phản ứng dữ dội từ phía Trung Quốc. Theo giới quan sát, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ thực hiện các hành động leo thang căng thẳng và tiếp tục sử dụng chiến lược “bên miệng hố chiến tranh”...
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tham vọng bá quyền và kiểm soát Biển Đông của Trung Quốc gánh chịu tổn thất nặng nề sau phán quyết ngày 12.07 của Tòa Trọng tài La Haye sau vụ kiện quốc tế lịch sử của Philippines. Bắc Kinh kiên quyết bác bỏ, tuyên bố phán quyết vô hiệu và không chấp nhận.

Trong hàng loạt những tuyên bố chính thức, bao gồm cả việc ban hành một Sách Trắng mới, Trung Quốc tái khẳng định quan điểm nhất quán và cảnh báo Bắc Kinh sẽ kiên quyết đáp trả bất kỳ hành động nào chống lại lợi ích của Trung Quốc trên Biển Đông.

Ngoại trưởng Úc Julie Bishop đã chỉ trích mạnh mẽ các tuyên bố của Bắc Kinh và kêu gọi Trung Quốc tuân thủ phán quyết của Tòa án quốc tế. Bà khẳng định rằng Úc sẽ tiếp tục thực hiện các hoạt động duy trì “tự do hàng hải”. Đáp trả tuyên bố này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cảnh báo Úc về việc Bắc Kinh chống lại cách ửng xử với luật pháp quốc tế như là "trò chơi" và đe dọa, những hành động không được chào đón của Canberra có thể dẫn đến nhiều trở ngại trong quan hệ song phương

Những sách lược của Bắc Kinh nhằm đáp trả phán quyết chưa rõ ràng. Nhưng sau khi đưa ra những tuyên bố cứng rắn và khẳng định rằng nhà nước Trung Quốc sẽ bảo vệ toàn vẹn chủ quyền và lãnh thổ quốc gia, bộ máy lãnh đạo của ông Tập Cận Bình có thể sẽ nghiên cứu cân nhắc cách tiếp cận của Trung Quốc với những tranh chấp Biển Đông.

Khả năng đề ra một sách lược trong vấn đề Biển Đông có thể sẽ nhanh chóng được đưa ra và cũng chỉ có hai khả năng rõ nét định hướng cho các hành động tương lai: một sẽ là quyết định tăng cường gấp đôi các hành động mang tính quyết đoán cao và những hành vi mang tính cưỡng chế , hai sẽ là sửa đổi chiến lược Biển Đông để tìm kiếm một phương pháp tiếp cận có lợi hơn.

Nếu Bắc Kinh quyết định tăng gấp đôi các hành động mang tính quyết đoán và quyết liệt hướng tới mục tiêu với những nỗ lực nhằm kiểm soát không gian biển và không phận Biển Đông, căng thẳng sẽ gia tăng lên cùng với sự hiện diện thường trực nguy cơ một cuộc xung đột quân sự.

Trung Quốc sẽ cho các máy bay chiến đấu hạ cánh tuần tiễu trên ba đường băng mới của các đảo nhân tạo thuộc quần đảo Trường Sa và tiếp tục quân sự hóa các đảo nhân tạo, bồi đắp một cách phi pháp bằng cát nạo vét  từ đáy đại dương.

Hành động ngược với phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), Trung Quốc có thể tự vẽ đường cơ sở xung quanh quần đảo Trường Sa tương tự như quanh một nhóm đảo, đơn phương ra tuyên bố vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Trung Quốc cũng có thể thiết lập vùng Nhận dạng phòng không ADIZ,  hình thành trên yêu sách “đường chín đoạn” rộng lớn bao trùm hầu hết diện tích Biển Đông. Một trong những động thái đặc biệt thách thức, Bắc Kinh có thể tiến hành kế hoạch bồi đắp và xây dựng một tiền đồn quân sự trên bãi cạn Scarborough, cách đảo Luzon của Philipine chỉ có 123 dặm.

Hải cảnh Trung Quốc sử dụng xuồng cao tốc chặn người Philippines, đang cố gắng cắm cờ Philippines và Liên Hợp Quốc lên bãi cạn Scarborough.

Thực hiện các biện pháp cưỡng chế chủ quyền, Trung Quốc có thể tiếp tục hành vi trái pháp luật (sử dụng lực lượng tàu hải cảnh, ngư chính, hải giám áp đặt các quy định đánh bắt cá, vv) thực hiện hành vi cưỡng chế với các tàu cá các nước láng giềng hoặc các đơn vị thăm do, khai thác năng lượng trên các vùng nước Biển Đông, nơi Trung Quốc tuyên bố cái gọi là "chủ quyền lịch sử".

Trong một tình huống thuận lợi, chính quyền ông Tập Cận Bình có thể quyết định từng bước điều chỉnh chính sách của Trung Quốc trên Biển Đông, hướng theo từng phần của phán quyết và tìm phương án thỏa thuận hợp lý với các quốc gia láng giềng.

Ví dụ, Trung Quốc có thể tìm kiếm một thỏa thuận với Philippines cho phép ngư dân hai nước cùng đánh bắt hải sản xung quanh khu vực bãi cạn Scarborough.

Đây sẽ là một thực tế: Bắc Kinh có thể quảng bá thỏa thuận nhằm chứng minh cho quan điểm cứng rắn của Trung Quốc về phương pháp ngoại giao song phương , ngư dân Philippines có thể trở lại ngư trường truyền thống đảm bảo sinh kế trong vùng nước mà ho đã bị ngăn cản trong hơn bốn năm dài.

Theo báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ ước tính: Reed Bank có thể chứa khoảng 4,6 nghìn tỷ feet khối khí đốt tự nhiên và khoảng 115 triệu thùng dầu.Biển Tây Philippines, theo báo cáo này có thể chứa lên 55,1 nghìn tỷ feet khối khí đốt tự nhiên và 5,4 tỉ thùng dầu.

Trung Quốc có thể đưa ra tín hiệu sẽ không ngăn chặn Manila thăm dò và khai thác các mỏ dầu và khí đốt tại Bãi Cỏ Rong. Bắc Kinh cũng có thể thỏa thuận dừng các tuyên bố vùng cấm đánh cá hàng năm tại quần đảo Hoàng Sa và không tấn công, quấy rối ngư dân Việt Nam.

Trên các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp ở quần đảo Trường Sa, Bắc kinh có thể đưa ra lời hứa thực hiện các dịch vụ dân sự, chỉ quân sự hóa ở mực tối thiểu, cần thiết để tự vệ.

Trung Quốc cũng sẽ kiềm chế không nạo vét và bồi đắp thêm các đảo mới. Thúc đẩy tiến trình hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN, thực hiện các đàm phán hướng tới thỏa thuận về việc đưa ra các giao thức và thủ tục theo Bộ Quy tắc các cuộc gặp không định trước trên biển (CUES) dành cho các lực lượng Cảnh sát biển khu vực, tiến đến việc ký kết Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Theo giới quan sát, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ thực hiện các hành động leo thang căng thẳng và tiếp tục sử dụng chiến lược “bên miệng hố chiến tranh” nếu như Bắc Kinh cảm thấy bị dồn vào chân tường bởi Mỹ và các đồng minh. Từ thực tế này, yêu cầu quan trọng là Philippines phải kiềm chế hơn và các nước khác phải tránh những hành động khiến Trung Quốc phải xấu hổ và cảm thấy bị cô lập.

Một điều thực sự không cần thiết là phải gây sóng gió bằng cách liên tục tuyên bố rằng "đường chín đoạn" của Trung Quốc là bất hợp pháp. Trên thực tế, "đường lưỡi bò" này hoàn toàn không dựa trên một căn cứ nào kể cả tính pháp lý và lịch sử.

(Còn tiếp)

TTB