Triết lý 'trời tròn đất vuông' của người Việt hóa công trình độc đáo ở Bhutan

KTS Hoàng Thúc Hào đưa ý tưởng trời tròn đất vuông của người Việt Nam vào quần thể 1.500m2 nằm giữa rừng thông ở Bhutan.
Nằm ở khu vực Nam Á, Bhutan được mệnh danh là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới với không khí trong lành, nhịp sống bình yên, con người hiền hòa... Bhutan là nước đầu tiên trên thế giới áp dụng chỉ số hạnh phúc quốc gia để đánh giá chất lượng cuộc sống của
Nằm ở khu vực Nam Á, Bhutan được mệnh danh là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới với không khí trong lành, nhịp sống bình yên, con người hiền hòa... Bhutan là nước đầu tiên trên thế giới áp dụng chỉ số hạnh phúc quốc gia để đánh giá chất lượng cuộc sống của

Triết lý 'trời tròn đất vuông' của người Việt hóa công trình độc đáo ở Bhutan ảnh 1Nhân sự kiện này, Hoàng gia và Chính phủ Bhutan quyết định thành lập Trung tâm Hạnh phúc Quốc gia. Mọi người ở tất cả các nước có thể đến tìm hiểu, chia sẻ về triết lý sống của người Bhutan, tập thiền và học cách trở nên hạnh phúc mà không phụ thuộc quá nhiều vào vật chất.

Triết lý 'trời tròn đất vuông' của người Việt hóa công trình độc đáo ở Bhutan ảnh 2Ban giám đốc trung tâm đã mời KTS Hoàng Thúc Hào chủ trì thiết kế công trình sau khi biết một số tác phẩm của anh từng đoạt giải quốc tế như Nhà cộng đồng Suối Rè, Tả Phìn... Các cộng sự của anh là KTS Phạm Đức Trung, Nguyễn Thị Minh Thủy, Lê Danh Quân, Ngô Đức, Phạm Gia Thắng, Đỗ Quang Minh. 

Triết lý 'trời tròn đất vuông' của người Việt hóa công trình độc đáo ở Bhutan ảnh 3
Toàn bộ quần thể nằm trong rừng thông, giữa thiên nhiên bao la. Các hạng mục chính gồm nhà thiền với sức chứa 200 người, nhà hội nghị 100 chỗ, khu lưu trú, nhà bếp, nhà ăn, nhà hành chính. Tổng diện tích xây dựng là 1.500 m2 trên khu đất 1,7 ha. 

Triết lý 'trời tròn đất vuông' của người Việt hóa công trình độc đáo ở Bhutan ảnh 4
Công trình mang phong cách chủ đạo là kiến trúc bản địa Bhutan nhưng cũng có nét văn hóa Việt Nam. Nhà thiền lấy ý tưởng từ sự giao thoa đất trời, tượng trưng bởi hai khối tròn vuông với mong muốn cuộc sống con người là bảo vệ, duy trì thế cân bằng tự nhiên - nhân tạo.

Triết lý 'trời tròn đất vuông' của người Việt hóa công trình độc đáo ở Bhutan ảnh 5
Để chống lại điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, nhà có tường hai lớp khung xương gỗ, trát đất, tường dày nửa mét, xây đá ở dưới đất phía trên, cửa kính hai lớp. Vì kèo bê tông, gỗ, mái dốc và rỗng để chống cái lạnh của tuyết.

Triết lý 'trời tròn đất vuông' của người Việt hóa công trình độc đáo ở Bhutan ảnh 6
Tổng thể là cuộc đối thoại giữa đất, đá, gỗ; giữa không gian bên trong và khung cảnh; giữa tri thức hàn lâm với kinh nghiệm dân gian.

Triết lý 'trời tròn đất vuông' của người Việt hóa công trình độc đáo ở Bhutan ảnh 7Hệ thống cửa sổ bao quanh nhà tạo ra những luồng ánh sáng lung linh, thích hợp với không gian thiền.

Triết lý 'trời tròn đất vuông' của người Việt hóa công trình độc đáo ở Bhutan ảnh 8

Khu nhà nằm trên núi nên việc vận chuyển vật liệu rất khó khăn. Ngoài ra, quá trình xây dựng cũng gặp trở ngại do thời tiết khắc nghiệt. Thời gian thiết kế và thi công trong 3 năm.

Triết lý 'trời tròn đất vuông' của người Việt hóa công trình độc đáo ở Bhutan ảnh 9
Công trình là thách thức với nhóm thiết kế tới từ một nền văn hóa khác, vừa tạo ra quần thể mang nét truyền thống Bhutan nhưng vẫn phải hiện đại hóa. 

Triết lý 'trời tròn đất vuông' của người Việt hóa công trình độc đáo ở Bhutan ảnh 10Nhà hội nghị hình elip, cảm hứng từ hình ảnh lá cây bồ đề quen thuộc trong Phật giáo. Các mô-típ trang trí đặc trưng văn hóa Bhutan được tiết chế hợp lý.

Theo VnExpress