Trẻ em vùng cao mưu sinh trong rét buốt

 Được nghỉ học ở nhà tránh rét nhưng các em nhỏ ở vùng cao Sa Pa (Lào Cai) phải theo bố mẹ ra ruộng mót rau màu bị vùi trong băng tuyết, giúp gia đình vơi bớt thiệt hại.
Em Vàng A Mình (12 tuổi) “gồng mình” gùi những bó atiso nặng trên 30kg từ dưới ruộng lên đường quốc lộ 4D bán giúp bố mẹ để vớt vát bớt thiệt hại.
Em Vàng A Mình (12 tuổi) “gồng mình” gùi những bó atiso nặng trên 30kg từ dưới ruộng lên đường quốc lộ 4D bán giúp bố mẹ để vớt vát bớt thiệt hại.

Sáng 28.1, gặp chúng tôi trên đường đến trường, em Lử Tịnh (13 tuổi), học sinh lớp 7 trường bán trú THCS Bản Khoang hỏi: “Chú lên chụp ảnh tuyết à? Cháu không thích tuyết đâu vì tuyết rơi trâu ở nhà chết hết rồi, tết này không có tiền mua gạo ăn”.

Tịnh kể: Từ hôm tuyết rơi (ngày 24.1), được nhà trường cho nghỉ học ở nhà tránh rét nhưng ngày nào em cũng phải theo bố mẹ đi cắt cỏ trên núi về cho trâu, nghé ăn, rồi đêm lại đốt lửa sưởi ấm cho trâu, cuối cùng 3 con cả trâu lẫn nghé nhà em vẫn chết. “Bố mẹ em buồn lắm, từ hôm trâu chết đến giờ cứ khóc suốt chả buồn đi làm nữa”-Tịnh nói.

Cùng hoàn cảnh với Tịnh, em Vàng Thị Mình (12 tuổi) ở xã Sa Pả phải theo bố mẹ đi thu hoạch atiso chạy tuyết. “Cả nhà trông vào mấy sào atiso, giờ tuyết phủ trắng hết cả, phải mót nhanh về bán không để thêm mấy ngày nữa nắng lên hỏng hết không bán được, tết gia đình em lại phải chịu đói” – Mình buồn rầu nói.

Tịnh kể: Từ hôm tuyết rơi (ngày 24.1), được nhà trường cho nghỉ học ở nhà tránh rét nhưng ngày nào em cũng phải theo bố mẹ đi cắt cỏ trên núi về cho trâu, nghé ăn, rồi đêm lại đốt lửa sưởi ấm cho trâu, cuối cùng 3 con cả trâu lẫn nghé nhà em vẫn chết. “Bố mẹ em buồn lắm, từ hôm trâu chết đến giờ cứ khóc suốt chả buồn đi làm nữa”-Tịnh nói.

Cùng hoàn cảnh với Tịnh, em Vàng Thị Mình (12 tuổi) ở xã Sa Pả phải theo bố mẹ đi thu hoạch atiso chạy tuyết. “Cả nhà trông vào mấy sào atiso, giờ tuyết phủ trắng hết cả, phải mót nhanh về bán không để thêm mấy ngày nữa nắng lên hỏng hết không bán được, tết gia đình em lại phải chịu đói” – Mình buồn rầu nói.

Em Vàng A Mình (12 tuổi) “gồng mình” gùi những bó atiso nặng trên 30kg từ dưới ruộng lên đường quốc lộ 4D bán giúp bố mẹ để vớt vát bớt thiệt hại.

Nhiều em phải lên đường phố Sa Pa bán đào giúp bố mẹ.

Xót lòng khi nhìn các em đi dép lê, không quần áo chơi đùa trong ngày giá rét.

Ông Chảo Duồn Quãng (45 tuổi) vừa cõng cháu nội Chảo Diềm Phấu (2 tuổi) trên lưng vừa đắp chậu cảnh cho khách tại một lán bên đường gần UBND xã Bản Khoang, huyện Sa Pa.

Các em nhỏ “thoát ốm” sau trận rét kỷ lục vừa qua tại trường mầm non thôn Can Hồ B, xã Bản Khoang đang vui chơi với nhau trong một lớp học. Cô Hà Thị Thủy, giáo viên trường mầm non Can Hồ B cho biết: Trong mấy ngày rét đậm, rét hại vừa qua, cả trường có 16 cháu, thì có đến 6 cháu bị viên phổi, trong đó có 4 cháu bị nặng phải chuyển ra huyện Sa Pa (cách xã hơn 20km) để điều trị. “Hiện, trường có 10 cháu, nhưng đã có một số cháu đang tiếp tục xuất hiện hiện tượng ho, viêm họng, nên các cô giáo trong trường đang rất lo” -  cô Thủy chia sẻ.

Lử Tịnh (13 tuổi) cùng bạn gấp chăn, sửa soạn quần áo tại khu nhà ở học sinh thuộc trường bán trú THCS Bản Khoang, xã Bản Khoang. “Được thầy cô ở trường gọi điện thông báo ngày mai (29.1) đi học lại, nên em vẫn cố gắng đến trường sớm để chuẩn bị sách vở, quần áo cho kịp học” – Tịnh chia sẻ.

Do phải đi bộ hơn 10km bằng dép lê đến trường nên đôi chân của Lử Tịnh và bạn em đã tím tái vì lạnh.

 Thầy Trần Quang Sáng – Hiệu trưởng trường bán trú THCS Bản Khoang cùng các em học sinh dọn vệ sinh xung quanh trường trước khi toàn trường đi học lại vào ngày mai 29.1. Thầy Sáng cho biết: Theo lịch thông báo từ Phòng giáo dục huyện Sa Pa, thời tiết đã chuyển ấm nên học sinh của trường sẽ đi học lại vào ngày mai (tức ngày 29.1) sớm hơn 1 ngày so với thông báo nghỉ trước đó. “Toàn trường có 238 học sinh, trong đó, có nhiều em nhà ở xa trường hơn 10km nhưng được các thầy, cô thông báo nên các em đều đã đến trường gần đủ để kịp học” – thầy Sáng chia sẻ.

Theo Dân Việt