TEDI chủ trì nghiên cứu dự án cao tốc Bắc - Nam nhánh phía Đông

VietTimes -- Tổng công ty Tư vấn thiết kế Giao thông Vận tải (TEDI) đã được Bộ GTVT chỉ đạo chủ trì nghiên cứu và xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc-Nam đoạn Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh với chiều dài 1.372km, quy mô tối thiểu 4 làn xe.
Năm 2015, TEDI lại được Bộ Giao thông Vận tải giao nhiệm vụ nghiên cứu và lập đề án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ nối thông cao tốc Bắc-Nam phía Đông đoạn Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2015, TEDI lại được Bộ Giao thông Vận tải giao nhiệm vụ nghiên cứu và lập đề án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ nối thông cao tốc Bắc-Nam phía Đông đoạn Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong đề án TEDI xây dựng, dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông được thực hiện bằng hình thức PPP (hợp tác công-tư), tổng mức đầu tư khoảng 229.800 tỷ đồng; trong đó, dự kiến nguồn vốn nhà nước chiếm 40,7%.

Mục tiêu của dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông nhằm kết nối các trung tâm kinh tế trọng điểm, đầu mối giao thông quan trọng, tăng cường liên kết vùng để nâng cao năng lực vận tải trên hành lang Bắc - Nam và hỗ trợ vận tải cho tuyến Quốc lộ 1.

Theo số liệu hiện tại, 19 tỉnh, thành nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam đi qua chiếm tỷ trọng tới 2/3 GDP của cả nước. Do vậy, việc đầu tư xây dựng dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông không đơn thuần giải quyết về mặt giao thông mà còn tạo động lực lớn để phát triển KT-XH và đảm bảo an ninh quốc phòng.

Ngoài ra, việc đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam sẽ giải quyết được những tồn tại trên tuyến QL1 do tác động của biến đổi khí hậu, nhất là các đoạn qua khu vực miền Trung trong trường hợp bị ngập lụt.

Được biết, TEDI đã bắt đầu lập quy hoạch điều chỉnh hệ thống đường cao tốc từ năm 2014. Năm 2015, TEDI lại được Bộ GTVT giao nhiệm vụ nghiên cứu và lập đề án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ nối thông cao tốc Bắc-Nam phía Đông đoạn Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh để đảm bảo tính kết nối toàn diện, phát huy hết tiềm lực của dự án.

Trên cơ sở lưu lượng xe dự báo, quy vào giá vé sẽ tính ra được phương án tổng mức đầu tư, số tiền nhà nước hỗ trợ đối với từng dự án. Dự án nào lưu lượng xe ít, thời gian hoàn vốn quá dài, nhà nước phải hỗ trợ nhiều và ngược lại. Theo tính toán của TEDI, có những đoạn tuyến số tiền hỗ trợ của nhà nước lên tới 62%, tuy nhiên có những đoạn nhà nước chỉ phải tham gia khoảng 30%.

Hiện tại, trên tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông đã có 4 dự án cao tốc được đưa vào khai thác dài 171km gồm Pháp Vân-Cầu Giẽ, Cầu Giẽ-Ninh Bình, Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương và Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây và 4 dự án cao tốc khác đang triển khai xây dựng với chiều dài 299km gồm La Sơn-Túy Loan, Đà Nẵng-Quảng Ngãi, Bến Lức-Long Thành và Trung Lương-Mỹ Thuận. Nói cách khác, lưu lượng xe chính là căn cứ đầu tiên để xác định số tiền hỗ trợ cụ thể của nhà nước với từng đoạn tuyến.