Tàu ngầm, tàu sân bay Mỹ “đốt” nóng tình hình bán đảo Triều Tiên

VietTimes -- Những vũ khí chiến lược này của Mỹ đang tập kết ở bán đảo Triều Tiên, thậm chí sẽ tham gia huấn luyện cường độ cao. Mỹ tiếp tục đưa ra những tuyên bố cứng rắn đối với Triều Tiên, cho rằng tình hình đã "không thể chấp nhận".
Ngày 25/4/2017, tàu ngầm hạt nhân USS Michigan đến Busan, Hàn Quốc. Ảnh: VOA
Ngày 25/4/2017, tàu ngầm hạt nhân USS Michigan đến Busan, Hàn Quốc. Ảnh: VOA

Mỹ tập kết lực lượng quân sự mạnh
Ngày 25/4 là ngày thành lập quân đội Triều Tiên, Triều Tiên đã kỷ niệm ngày này bằng việc tổ chức diễn tập bắn pháo quy mô lớn. Điều này cho thấy Triều Tiên luôn muốn “phô trương sức mạnh” để đe dọa kẻ thù.
Trước đó, ngày 15/4, nhân dịp kỷ niệm tròn 105 năm ngày sinh của cố Chủ tịch Kim Nhật Thành, Triều Tiên đã tổ chức diễu binh quy mô lớn. Sau đó, ngày 16/4, Triều Tiên phóng thử một quả tên lửa nhưng thất bại.
Đây là phản ứng bằng hành động của Triều Tiên đối với Mỹ và đồng minh. Hiện nay, Mỹ đang tìm mọi cách để buộc Triều Tiên phải chấm dứt chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo. Mỹ đe dọa có thể sử dụng biện pháp tấn công quân sự đối với Bình Nhưỡng.
Đài VOA Mỹ cho biết ngày 25/4, tàu ngầm hạt nhân USS Michigan của Hạm đội 7, Hải quân Mỹ đã đến cảng biển của Hàn Quốc, dự tính sẽ tập kết với cụm tấn công tàu sân bay USS Carl Vinson trong vài ngày tới.
Hãng Yonhap (Hàn Quốc) dẫn nguồn tin chính phủ Hàn Quốc cho hay, tàu sân bay USS Carl Vinson sẽ đến vùng biển phía đông bán đảo Triều Tiên vào ngày 26 hoặc 27/4. Đồng thời, vào cuối tuần này, cụm tấn công tàu sân bay này sẽ cùng Hải quân Hàn Quốc tổ chức huấn luyện liên hợp cường độ cao.
Mặc dù tàu ngầm hạt nhân USS Michigan không tham gia diễn tập quân sự liên hợp, nhưng sự xuất hiện của nó ở khu vực này đã phát đi tín hiệu mạnh mẽ đối với Bình Nhưỡng.

Tàu ngầm hạt nhân USS Michigan, Hải quân Mỹ. Ảnh: Reuters
Tàu ngầm hạt nhân USS Michigan, Hải quân Mỹ. Ảnh: Reuters

Tàu ngầm hạt nhân USS Michigan dài 170,6 m, rộng 12,8 m, lượng giãn nước 19.000 tấn, là một trong những tàu ngầm lớn nhất thế giới. Tàu ngầm này là một trong 4 tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio được cải tạo của Mỹ, trang bị 154 quả tên lửa hành trình Tomahawk tầm bắn trên 2.000 km, 60 binh sĩ đặc nhiệm và vài tàu ngầm mini.
Triều Tiên tỏ thái độ phẫn nộ đối với việc Mỹ điều cụm tấn công tàu sân bay USS Carl Vinson đến vùng biển xung quanh bán đảo Triều Tiên, đe dọa sẽ bắn chìm tàu USS Carl Vinson, thậm chí khẳng định sẽ phát động “tấn công đánh đòn phủ đầu quy mô lớn” đối với Mỹ.
Tình hình căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên tiếp tục lên cao. Ngày 24/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Triều Tiên là một “mối đe dọa thực sự”, cho biết tình hình hiện nay “khó có thể chấp nhận”. Mỹ yêu cầu Hội đồng bảo an Liên hợp quốc phải tiến hành đợt trừng phạt mới đối với Triều Tiên.
Đồng thời, toàn bộ Thượng viện Mỹ được yêu cầu tham dự nghe báo cáo về tình hình Triều Tiên do Nhà Trắng tổ chức vào thứ Tư tuần này. Đây là một hội nghị hiếm có.
Trung Quốc ứng phó thế nào
Đối với vấn đề hạt nhân Triều Tiên, Trung Quốc đã “bình tĩnh ứng phó”. Ngày 24/4, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tiến hành điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump để trao đổi về tình hình bán đảo Triều Tiên. Ông Tập tái khẳng định Trung Quốc sẽ tuân thủ nghiêm túc các nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.
Ông Tập Cận Bình cho hay, Trung Quốc sẵn sàng cùng Mỹ và các nước khác nỗ lực cho hòa bình của bán đảo Triều Tiên và khu vực, thực hiện mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Đây là cuộc điện đàm thứ hai về vấn đề Triều Tiên sau cuộc gặp thượng đỉnh giữa nhà lãnh đạo hai nước Trung Quốc và Mỹ tổ chức vào đầu tháng 4.

Ngày 7/4/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiến hành hội đàm ở bang Florida, Mỹ. Ảnh: Reuters
Ngày 7/4/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiến hành hội đàm ở bang Florida, Mỹ. Ảnh: Reuters

Cuối tuần vừa rồi, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cũng cho biết những lời nói và hành động “thị uy, đối kháng” ở bán đảo Triều Tiên đã “đủ nhiều”, cần “phát đi tiếng nói hòa bình, sáng suốt”.
Theo Vương Nghị, Trung Quốc hoàn toàn không phải là  “then chốt” giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên, nhưng giữ thái độ “có trách nhiệm” đối với hòa bình khu vực, Trung Quốc luôn nỗ lực khôi phục đàm phán hòa bình.
Cuộc khủng hoảng sẽ tiếp diễn
Hiện nay, sự xuất hiện của tàu ngầm hạt nhân Mỹ ở bán đảo Triều Tiên thực ra là một hoạt động thường lệ, nhưng nó lại “quan trọng” trong thời điểm này.
Triều Tiên vẫn không quan tâm đến các nước khác, đồng thời cảnh cáo các nước trong đó có Trung Quốc, cho rằng nếu họ hỗ trợ cho Mỹ thì sẽ phải chịu hậu quả “mang tính hủy diệt”.
Các đặc phái viên đến từ Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản đang thảo luận vấn đề Triều Tiên ở Tokyo, Nhật Bản.
Nhưng, điều này tùy thuộc vào Tổng thống Mỹ Donald Trump có từ chối kiến nghị của cựu Tổng thống Barack Obama hay không. Kiến nghị này cho rằng nếu tấn công Triều Tiên, thì Hàn Quốc sẽ bị tấn công. Có chuyên gia cho rằng, ngày đầu tiên của cuộc tấn công sẽ gây ra vài chục nghìn người chết.
Tình hình có khả năng sẽ là: Tổng thống Donald Trump cho rằng cái giá Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân cuối cùng có thể buộc Mỹ phải tham gia vào một cuộc chiến. Nhưng tình hình hiện nay vẫn chưa rõ ràng.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-ul. Ảnh: KCNA
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-ul. Ảnh: KCNA