Tác phẩm thực tế ảo, liệu có bán được?

 Không ai nghĩ công nghệ thực tế ảo sẽ lấn sân vào nghệ thuật. Tuy nhiên, những tác phẩm đầu tiên của công nghệ này bắt đầu khiến người ta băn khoăn về việc định giá chúng.
Bức 'La Apparizione' củaChristian Lemmerzlà một tác phẩm thực tế ảo.
Bức 'La Apparizione' củaChristian Lemmerzlà một tác phẩm thực tế ảo.

Hấp dẫn tác phẩm thực tế ảo

Nếu mùa hè này bạn đến Paris, bạn có thể 'gặp' Chúa Jesus. Với toàn bộ thân hình phát sáng, Chúa Jesus trên cây thánh giá sẽ trông thật hơn bao giờ hết. Đây là một tác phẩm thực tế ảo (virtual reality art) của nghệ sĩ người Đức - Đan Mạch Christian Lemmerz.

Bức tranh ‘La Apparizione’ (tạm dịch là ‘Hiện thân’) được trưng bày trong một căn phòng 9m2. Khách tham quan phải đeo mắt kính VR để có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Đức chúa.

Đây là một trong hai tác phẩm thực tế ảo tham gia triển lãm tại quỹ Faurschou tại Venice (Ý) trong mùa hè năm nay, một thuộc bảo tàng Nghệ thuật đương đại New York, một thuộc bảo tàng Nghệ thuật Hoa kỳ Whitney.

Không chỉ giới nghệ sĩ, các nhà sưu tầm cũng bắt đầu săn đón những tác phẩm này.

Khó định giá

Bức ‘La Apparizione’ không phải là một bức tranh treo trên tường nhưng chắc chắn là một thương phẩm. Lemmerz cho ra đời 5 phiên bản của nó và rao bán với mức giá 100.00 USD.

 Tác phẩm thực tế ảo, liệu có bán được?
Bức tranh chỉ có 5 phiên bản và được bán với mức giá 100.000 USD.

Tuy nhiên, việc định giá các tác phẩm thực tế ảo không phải là chuyện dễ dàng cho cả người mua và người bán. Các phòng trưng bày thường xem xét giá các tác phẩm trước đó của một họa sĩ để định giá tác phẩm mới. Với số lượng ít ỏi các tác phẩm VR, sẽ không có tiền lệ nào để định giá như vậy.

Việc so sánh giá với các loại hình khác cũng không mấy hiệu quả. Lemmerz vốn là một nhà điêu khắc, nhưng chắc chắn bức ‘La Apparizione’ không thể bằng giá với bức tượng chúa Jesus bằng đồng được anh tạo ra năm 2013.

Nếu bức tượng là một vật thể, thì tranh thực tế ảo là một trải nghiệm. Trong khi các nghệ sĩ điêu khắc tượng hàng thế kỷ qua, thực tế ảo là một công nghệ mới và thân thuộc thế giới game hơn là với nghệ thuật.

 Tác phẩm thực tế ảo, liệu có bán được?
Tác phẩm được trưng bày trong một căn phòng 9m2và người xem phải đeo kính VR để chiêm ngưỡng nó.

Phần cứng là một vấn đề khác cho các phòng triển lãm. Họ thường bán kèm mắt kính VR với tác phẩm thực tế ảo. Bà Nedvetskaia cho biết Khora Contemporary sẽ cùng phối hợp với HTC Vive để cung cấp dịch vụ trọn đời cho gói hàng này.

Ví dụ như chúng sẽ luôn được cập nhật để các tác phẩm này không bao giờ bị lỗi thời và luôn tạo ra trải nghiệm mới.

Tuy nhiên, nhà đồng sáng lập hội chợ video nghệ thuật Moving Image (Mỹ), ông Edward Winkleman nhận định tốc độ phát triển của công nghệ thực tế ảo sẽ là thách thức không nhỏ đối với các nghệ sĩ.

“Họ chờ đợi họ có thể hưởng lợi từ công nghệ mới nhất nhưng có thể bỏ lỡ rất nhiều cơ hội để trưng bày tác phẩm của mình”, ông lo lắng.

Một thị trường mới nổi

Không phải tác phẩm nào cũng được đánh giá 6 con số như ‘La Apparizione’. Tại hội chợ Moving Image năm nay, các tác phẩm do nghệ sĩ trẻ thực hiện chỉ có giá tầm 2.500-6.500 USD.

 Tác phẩm thực tế ảo, liệu có bán được?
Tác phẩm 'Mary và Eve' củanghệ sĩ người Mỹ Paul McCarthy.

Tại phân khúc thị trường khác ở châu Âu, tác phẩm của nghệ sĩ người Mỹ Paul McCarthy hiện đang trưng bày tại 2 nhà triển lãm lớn của London được bán với giá gần 300.000 USD.

Sự chênh lệch này không chỉ do danh tiếng của nghệ sĩ. Theo bà Elizabeth Neilson, người phụ trách bộ sưu tập The Zabludowicz (London), giá của các tác phẩm còn chịu ảnh hưởng bởi ứng dụng công nghệ trong quá trình sản xuất.

Trong khi một số nghệ sĩ có thể tự làm việc này, một số khác phải thuê các chuyên viên về thực tế ảo để thực hiện sản phẩm của mình. “Bạn có thể tưởng tượng việc này tốn kém như thế nào”, bà chia sẻ.

Nguy cơ vi phạm bản quyền

Một tác phẩm thực tế ảo luôn có thể giữ mức giá ngất ngưởng nhờ giới hạn số phiên bản phát hành. Ví dụ như tác phẩm của McCarthy chỉ có 3 phiên bản và của Lemmerz là 5 phiên bản.

Bằng cách thắt chặt nguồn cung, các phòng triển lãm cũng áp dụng chiến lược tạo ra thị trường khan hiếm cho các tác phẩm thực tế ảo giống như đối với hội họa và điêu khắc.

Tuy nhiên khác với các loại hình còn lại, tác phẩm thực tế ảo có thể nhân rộng không giới hạn. Xét cho cùng, chúng vẫn chỉ là một dữ liệu điện tử.

 Tác phẩm thực tế ảo, liệu có bán được?
Du khách đang thưởng thức tác phẩm thự tế ảo trong bộ sưu tậpThe Zabludowicz (2015) tại London.

Trong khi giới nghệ nhân có thể chỉ tạo ra một vài phiên bản cho bức tượng của mình, họ không thể ngăn một file điện tử phát tán. Đây cũng là trở ngại mà ngành công nghiệp âm nhạc và điện ảnh phải đối mặt.

Nhìn ở một khía cạnh khác, bà Nedvetskaia cho rằng vấn đề này vẫn có mặt tích cực khi công chúng có thể chiêm ngưỡng các tác phẩm nghệ thuật một cách dễ dàng. Bà khuyên các thương gia không nên tìm cách ngăn chặn xu hướng này vì nghệ thuật thực tế ảo đang mới ở giai đoạn đầu phát triển.

Thế giới mỹ thuật vẫn chưa trân trọng sự xuất hiện của loại nghệ thuật công nghệ cao. Hai nhà đấu giá hàng đầu thế giới là  Christie's và Sotheby's chưa bán một tác phẩm VR nào tuy đều rất quan tâm tới loại hình này.

Vào tháng 3, Sotheby's là nhà đấu giá lớn đầu tiên tổ chức một buổi triển lãm nghệ thuật thực tế ảo. Sự kiện có tên Bunker được tổ chức tại trụ sở New York của tổ chức này. 

Theo Tuổi trẻ/CNN
http://nhipsongso.tuoitre.vn/nhip-song-so/tac-pham-thuc-te-ao-lieu-co-ban-duoc-1359901.htm