Quý I: Doanh nghiệp FDI thặng dư, doanh nghiệp nội thâm hụt

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước quý I/2015 đạt hơn 75 tỷ USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm trước.
Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại từ tháng 1/2014 đến tháng 3/2015.
Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại từ tháng 1/2014 đến tháng 3/2015.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu là 36,3 tỷ USD, tăng 8,8% và kim ngạch nhập khẩu là 38,7 tỷ USD, tăng mạnh 20,1%. Góp phần lớn vào đà tăng của kim ngạch xuất khẩu là khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Ba tháng vừa qua, tổng trị giá xuất nhập khẩu của khu vực FDI đạt 48,19 tỷ USD, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm trước và chiếm tới 64% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của cả nước.

Cùng lúc đó, kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp trong nước trong 3 tháng 2015 đạt 15,05 tỷ USD, tăng 1,44 tỷ USD so với 3 tháng đầu 2014. Riêng kim ngạch xuất khẩu là 11,77 tỷ USD, giảm 932 triệu USD.

8 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu trên một tỷ USD trong ba tháng vừa qua.
8 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu trên một tỷ USD trong ba tháng vừa qua.

Cán cân thương mại vẫn theo xu hướng thặng dư ở khối các doanh nghiệp FDI và thâm hụt ở khối các doanh nghiệp trong nước. Cụ thể: trong 3 tháng đầu năm nay, cán cân thương mại của khối doanh nghiệp FDI có mức thặng dư là 873 triệu USD, Trong khi đó, cán cân thương mại của khối các doanh nghiệp trong nước thâm hụt tới 3,27 tỷ USD, gấp gần 4 lần so với cùng kỳ năm trước.

Thị trường Mỹ tiếp tục là đối tác lớn nhất của Việt Nam. Trong quý I/2015, xuất khẩu sang thị trường này đạt 7,15 tỷ USD; sang EU 6,89 tỷ USD; ASEAN 4,53 tỷ USD; Trung Quốc 3,54 tỷ USD. Trong khi đó, về nhập khẩu, Trung Quốc là thị trường lớn nhất cung cấp hàng hóa vào Việt Nam với trị giá 11,47 tỷ USD.

Điện thoại, linh kiện và hàng dệt may là tiếp tục dẫn đầu trong những mặt hàng có doanh số xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong quý I. 

Theo Vnexpress