Philippines sẽ chỉ mua máy bay Kiêu Long Trung Quốc, MiG 29 Nga sau khi ông Duterte từ nhiệm?

VietTimes -- Máy bay chiến đấu Kiêu Long Trung Quốc, máy bay chiến đấu MiG-29 phù hợp với yêu cầu của Philippines, nhưng có thể Quân đội Philippines chờ đến khi ông Rodrigo Duterte rời nhiệm...
Máy bay chiến đấu JF-17 Thunder/FC-1 Kiêu Long. Ảnh: Cankao
Máy bay chiến đấu JF-17 Thunder/FC-1 Kiêu Long. Ảnh: Cankao

Tờ The Diplomat Nhật Bản ngày 14/10 đăng bài viết "Philippines có thể những trang bị quốc phòng nào của Nga hoặc Trung Quốc" của tác giả Robert Farley.

Bài viết cho hay Tổng thống Philippinese Rodrigo Duterte đã đề nghị Bộ Quốc phòng nước này cân nhắc mua vũ khí từ Nga và Trung Quốc.

Những vũ khí này dự đoán sẽ thay thế những vũ khí do Mỹ cung cấp. Đây sẽ là một phần trong cam kết lâu dài của ông Rodrigo Duterte trong việc xem xét lại vị thế của Philippines ở Đông Nam Á.

Ông Rodrigo Duterte muốn đạt được gì? Nhu cầu đối với trang bị quân sự hiện đại của Philippines rất khả quan, cho dù khả năng kinh tế của họ tương đối hạn chế.

Trong mấy năm gần đây, Manila đã tập trung chú ý đến các phương diện như máy bay trực thăng, máy bay chiến đấu hạng nhẹ, tàu tuần tra hạng nhẹ và các loại đạn dược. Những trang bị này phần lớn đến từ Mỹ, cho dù Nhật Bản cũng đã đóng vai trò hỗ trợ cho khát vọng biển của Manila.

Tuy nhiên, Nga hoặc Trung Quốc có khả năng đáp ứng những nhu cầu không cao lắm này. Máy bay chiến đấu Kiêu Long (JF-17 Thunder) của Trung Quốc hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của Philippines, và máy bay chiến đấu MiG-29 bản tân trang cũng phù hợp yêu cầu.

Trong khi đó, bản thân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã tiến hành phê phán đối với một thỏa thuận mua sắm máy bay chiến đấu F-16 phiên bản mới của Mỹ.

Máy bay chiến đấu JF-17 Thunder (Trung Quốc gọi là FC-1 Kiêu Long) của Không quân Pakistan. Ảnh: Cankao
Máy bay chiến đấu JF-17 Thunder (Trung Quốc gọi là FC-1 Kiêu Long) của Không quân Pakistan. Ảnh: Cankao

Tóm lại, mặc dù chỉ có thể kiếm được lợi nhuận ít ỏi từ thị trường vũ khí Philippines, nhưng đây chính là mong muốn của các tổ hợp công nghiệp quân sự Nga hoặc Trung Quốc.

Quan hệ căng thẳng giữa Manila và Washington có thể dẫn tới các vấn đề khác, liên quan đến chuyển nhượng công nghệ. Philippines là một trong những khách hàng chủ yếu của máy bay huấn luyện T-50 Golden Eagle do Công ty công nghiệp hàng không vũ trụ Hàn Quốc (KAI) sản xuất.

Tuy nhiên, do KAI đã hợp tác với Công ty Lockheed Martin Mỹ để phát triển chương trình này, vì vậy Mỹ có quyền phủ quyết trên thực tế đối với việc xuất khẩu máy bay này.

Mặc dù làm như vậy có thể sẽ không ảnh hưởng đến chương trình bàn giao hiện nay, hơn nữa hành động này cũng không dễ dàng đối với Mỹ, nhưng dùng T-50 làm biện pháp gây sức ép sẽ là một sự lựa chọn trong "hòm công cụ" của Washington.

Đương nhiên, ông Rodrigo Duterte đã dùng ngôn ngữ khinh thường để nói đến máy bay T-50, vì vậy phủ quyết có lẽ sẽ không gây ảnh hưởng lớn lắm đến quyết sách của ông.

Đối với Nga và Trung Quốc, tập trung vào cam kết mua sắm trang bị quân sự của ông Rodrigo Duterte cũng có rủi ro. Bộ Quốc phòng Mỹ và Quân đội Philippines có quan hệ chặt chẽ lâu dài, những quan hệ này sẽ không xấu đi nhanh chóng.

Mỹ đã thông qua các nước đối tác như Malaysia, Indonesia và Ấn Độ triển khai một loạt cuộc diễn tập để có được con đường tiếp xúc với trang bị quân sự tiên tiến của Nga, nhưng nếu người kế nhiệm ông Rodrigo Duterte khôi phục liên minh với Mỹ thì sẽ có giá trị cao hơn. Như vậy, các trang bị quân sự của Nga hoặc Trung Quốc có thể sẽ bị Mỹ "xem trộm" rất nhiều.

Máy bay chiến đấu JF-17 Thunder/FC-1 Kiêu Long. Ảnh: Cankao
Máy bay chiến đấu JF-17 Thunder/FC-1 Kiêu Long. Ảnh: Cankao

Mặc dù vậy, nói chung, chuyển toàn bộ hệ thống mua sắm từ Mỹ sang Nga và Trung Quốc sẽ phải bỏ ra rất nhiều thời gian, rất nhiều tiền bạc và các nỗ lực chính thức.

Có thể dự đoán, quân đội và quan chức mua sắm của Philippines rất có thể tìm cách giảm tiến độ của bất cứ thỏa thuận mua sắm mới nào để chờ cho đến khi ông Rodrigo Duterte rời nhiệm, bởi vì tích hợp các trang bị của Nga, Trung Quốc và Mỹ sẽ phải tiêu tốn rất nhiều tiền của, trong khi bản thân Philippines lại là nước nghèo.

Tuy nhiên, giống như tất cả mọi việc liên quan đến ông Rodrigo Duterte, thay đổi triển vọng mua sắm vũ khí đáng để Mỹ và các chuyên gia thương mại vũ khí tiếp tục quan tâm.