Nhật Bản chi 40 tỷ USD thực hiện hợp đồng "khủng" - mua 100 máy bay chiến đấu

VietTimes -- Đây sẽ là hợp đồng máy bay chiến đấu có quy mô lớn nhất trong những năm gần đây của Nhật Bản. Nhật Bản có kế hoạch mua khoảng 100 máy bay chiến đấu. 
Máy bay chiến đấu F-15 Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản cất cánh ở căn cứ Okinawa. Ảnh: Tin tức Tham khảo, Trung Quốc.
Máy bay chiến đấu F-15 Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản cất cánh ở căn cứ Okinawa. Ảnh: Tin tức Tham khảo, Trung Quốc.

Tờ Liên hợp buổi sáng Singapore ngày 30/6 cho biết Bộ Quốc phòng Nhật Bản sớm nhất đến trung tuần tháng 7/2016 sẽ thúc đẩy một hoạt động đấu thầu mua sắm máy bay chiến đấu, tổng trị giá giao dịch có thể đạt 40 tỷ USD.

Nhật Bản đang tìm cách tăng cường lực lượng phòng không để ứng phó với quan hệ ngày càng căng thẳng với Trung Quốc do tranh chấp hàng hải. 

Đây sẽ là hợp đồng máy bay chiến đấu có quy mô lớn nhất trong những năm gần đây của Nhật Bản. Nhật Bản có kế hoạch mua khoảng 100 máy bay chiến đấu. 

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết sau khi hết hạn mời thầu vào ngày 5/7, nhà cầm quyền Nhật Bản sẽ nhanh chóng liên hệ với các nhà thầu quốc phòng trong và ngoài nước để đăng ký tham gia tranh thầu.

Máy bay chiến đấu tàng hình X-2 Shinshin Nhật Bản bay thử. Ảnh tư liệu.
Máy bay chiến đấu tàng hình X-2 Shinshin Nhật Bản bay thử. Ảnh tư liệu.

Nguồn tin tin cậy tiết lộ Công ty Boeing và Công ty Lockheed Martin Mỹ đã nhận lời mời tham gia chương trình máy bay chiến đấu F3 của Nhật Bản; nhà thầu chính trong nước Nhật Bản là Tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi cũng sẽ tham gia tranh thầu.

Nhật Bản có khả năng đưa ra quyết định cuối cùng vào mùa hè năm 2018, công tác triển khai lô máy bay chiến đấu này sớm nhất sẽ bắt đầu vào cuối năm 2020. 

Giá trị của "Chương trình máy bay chiến đấu F3" có thể lên tới 40 tỷ USD, quy mô này hứa hẹn thu hút các nhà thầu quốc phòng trên thế giới tham gia tranh thầu. 

Máy bay chiến đấu tàng hình X-2 Shinshin Nhật Bản bay thử. Ảnh tư liệu.
Máy bay chiến đấu tàng hình X-2 Shinshin Nhật Bản bay thử. Ảnh tư liệu.

Nhưng, do Washington và Tokyo có quan hệ mật thiết, Nhật Bản sẽ ưu ái hơn đến loại máy bay có thể tiến hành phối hợp chặt chẽ với Quân đội Mỹ. 

Mỹ sẽ điều thêm lực lượng phản ứng nhanh đến châu Á

Hãng tin Kyodo, Nhật Bản ngày 29/6 cho biết cùng ngày tại Washington, Trung tướng John Wissler, Tư lệnh Lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ đã tiết lộ về ý tưởng điều thêm lực lượng phản ứng nhanh tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Ngoài ra, Mỹ còn có kế hoạch triển khai 4 tàu chiến ở cảng chính Nhật Bản để tăng cường cảnh giới, theo dõi.

Ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, hoạt động trên biển của Trung Quốc (nước thúc đẩy các yêu sách chủ quyền lãnh thổ phi pháp) ngày càng gia tăng, làm trầm trọng hơn căng thẳng với các nước xung quanh như Nhật Bản, Philippines. 
Mỹ rõ ràng có ý định thông qua tiếp tục tăng cường hiện diện quân sự để kiềm chế Trung Quốc.

Binh sĩ Thủy quân lục chiến Mỹ phối hợp với chi viện đường không trong một cuộc diễn tập.
Binh sĩ Thủy quân lục chiến Mỹ phối hợp với chi viện đường không trong một cuộc diễn tập.

Trung tướng John Wissler cảm thấy đặc biệt lo ngại đối với chiến lược “chống can dự/chống tiếp cận” của Trung Quốc - chiến lược này có ý đồ ngăn chặn quân đội các nước như Mỹ áp sát duyên hải Trung Quốc. Ông cho biết sẽ nỗ lực tăng cường hiện diện của Quân đội Mỹ ở châu Á.

Lực lượng phản ứng nhanh bổ sung sẽ gồm có 3 tàu chiến như tàu tấn công đổ bộ, có kế hoạch triển khai nhiều lần các hoạt động cảnh giới thời gian 90 ngày ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. 

Trung tướng John Wissler cho hay lực lượng phản ứng nhanh được điều từ lãnh thổ Mỹ hay Hawaii, Nhật Bản là vấn đề hiện đang còn nghiên cứu.

Tàu tấn công đổ bộ Mỹ.
Tàu tấn công đổ bộ Mỹ.

Trung tướng John Wissler không đề cập tới chủng loại và địa điểm điều đến của 4 tàu chiến Mỹ có cảng chính ở Nhật Bản. Căn cứ vào kế hoạch được công bố trước đó, tàu khu trục tàng hình Zumwalt sẽ được triển khai ở căn cứ Sasebo quân Mỹ ở thành phố Sasebo, tỉnh Nagasaki, Nhật Bản.

Quân đội Mỹ đã triển khai lực lượng phản ứng nhanh với nòng cốt là tàu tấn công đổ bộ ở Địa Trung Hải và vịnh Péc-xích. Hiện nay Mỹ cũng đã tiến hành triển khai tuyến đầu lực lượng phản ứng nhanh ở châu Á với các cứ điểm là Sasebo và Okinawa.