Nga khiến Mỹ và phương Tây “ngồi trên lửa” với chiến tranh lai

Đô đốc Ferguson cho biết, đó là một phần học thuyết Nga gọi là chiến tranh lai, tăng cường phối hợp giữa các lực lượng thông thường, lực lượng đặc nhiệm và các loại vũ khí mới trên chiến trường thế kỷ 21. Dạng chiến tranh này sử dụng không gian, gián điệp mạng, chiến tranh thông tin...
Năng lực quân sự của Nga đã có sự tiến bộ vượt bậc sau quá trình hiện đại hóa
Năng lực quân sự của Nga đã có sự tiến bộ vượt bậc sau quá trình hiện đại hóa

Các tàu ngầm và tàu trinh sát của Nga đang hoạt động tích cực gần các đường cáp ngầm mang tính sống còn dưới biển. Chúng chuyển tải phần lớn các liên lạc internet toàn cầu, làm dấy lên lo sợ trong giới quân sự và tình báo Mỹ rằng Nga có thể tấn công những tuyến đường sinh tử này vào thời điểm căng thẳng hoặc xung đột.

Vấn đề đã vượt qua cả những lo lắng trước đây thời Chiến tranh Lạnh rằng Nga có thể thâm nhập vào các đường cáp – một nhiệm vụ mà cơ quan tình báo Mỹ cũng đã thực thi hàng thập kỷ trước đây. Báo động lần này nghiêm trọng hơn: Nga chủ yếu đột nhập vào Mỹ có thể sẽ liên quan tới các tuyến cáp quang mà một số địa chỉ khó thâm nhập nhằm đánh sập tức khắc các liên lạc mà các chính phủ, nền kinh tế và các công dân phương Tây ngày càng phụ thuộc vào chúng.

Trong khi chưa có bất kỳ bằng chứng nào về việc cắt cáp, lo ngại ngày càng tăng trong giới quan chức cao cấp Mỹ cũng như các quan chức tình báo và quân sự đồng minh về các hoạt động ngày càng nhiều của quân đội Nga trên khắp toàn cầu. Đồng thời, tranh luận nội bộ tại Washington cho thấy Mỹ ngày càng nhìn mọi động thái của Nga qua lăng kính nghi ngờ sâu sắc.

Trong Lầu Năm Góc và các cơ quan tình báo Mỹ, đánh giá về hoạt động hải quân Nga gia tăng được xếp hạng mật rất cáo và không được công khai thảo luận chi tiết. Giới chức Mỹ bí mật về những việc đang làm, kể cả giám sát các hoạt động cũng như tìm cách khôi phục một cách nhanh chóng nếu các đường cáp sống còn bị cắt đứt.

“Tôi hàng ngày lo lắng về những gì Nga đang làm”, đô đốc Frederick J. Roegge, tư lệnh hạm đội tàu ngầm Thái Bình Dương cho biết, nhưng ông không trả lời câu hỏi về kế hoạch Nga có thể cắt các tuyến cáp ngầm dưới biển.

Trong chốn riêng tư, các tư lệnh và sĩ quan tình báo bàn luận trực tiếp hơn. Họ cho biết tù Biển Bắc đến khu vực Đông Bắc Á và thậm chí tại vùng nước gần bờ biển Mỹ, đều quan sát thấy Nga tăng cường đáng kể hoạt động dọc theo các tuyến đường cáp huyết mạch đảm bảo liên lạc và thương mại điện tử toàn cầu.

Ngay tháng trước, tàu trinh sát Nga Yantar, được trang bị 2 phương tiện lặn ngầm đã hành trình dọc theo bờ đông nước Mỹ tới Cuba, nơi tuyến đường cáp chủ yếu đặt gần căn cứ hải quân Mỹ ở vịnh Guantánamo. Con tàu này được các vệ tinh do thám, tàu chiến và máy bay Mỹ theo dõi sát sao. Hải quân Mỹ cho biết tàu Yantar và các phương tiện ngầm có thể được thả xuống, có khả năng cắt đứt hàng dặm cáp ngầm chạy dưới biển. “Mức độ hoạt động có thể sánh với những gì chúng ta thấy thời Chiến tranh Lạnh”, một quan chức cao cấp châu Âu nói.

Một thành viên NATO là Na Uy cũng đang rất lo ngại và đã đề nghị các nước láng giềng trợ giúp theo dõi các tàu ngầm Nga. Các hoạt động thường xuyên với sự mở rộng các chiến dịch quân sự của Nga tại các khu vực bán đảo Crimea, đông Ukraine và Syria, nơi tổng thống Nga Vladimir Putin tìm cách thể hiện năng lực mới của các lực lượng bộ binh, không quân và hải quân Nga.

Điều khiến các nhà hoạch định của Lầu Năm Góc lo sợ nhất là Nga có vẻ đang tìm kiếm những điểm yếu dể tổn thương nhất ngoài khơi xa, nơi các đường cáp rất khó khăn để giám sát và khi bị cắt đứt rất khó tìm thấy và sửa chữa chúng. Ngoại trừ một số tuyến cáp đặc biệt được Mỹ lắp đặt bí mật phục vụ cho các hoạt động quân sự, chúng không được thể hiện trên bản đồ và có thể người Nga đang tìm kiếm chúng, giới chức Mỹ cho biết.

Quân đội Nga liên tục tập trận trên khắp đất nước kể từ khi căng thẳng với Mỹ và phương Tây do cuộc khủng hoảng Ukraine
Quân đội Nga liên tục tập trận trên khắp đất nước kể từ khi căng thẳng với Mỹ và phương Tây do cuộc khủng hoảng Ukraine

Vai trò của các tuyến cáp ngầm dưới biển ngày càng quan trọng hơn so với trước kia. Chúng duy trì hoạt động kinh doanh toàn cầu với trị giá lên tới 10 ngàn tỷ USD/ngày, bao gồm các thiết chế tài chính thực hiện giao dịch trên đó mỗi giây. Bất cứ một sự đình trệ nghiêm trọng nào cũng cắt đứt dòng vốn. Các tuyến đường cáp còn tải hơn 95% thông tin liên lạc hàng ngày.

Các tuyến cáp ngầm dưới biển quan trọng tới mức Bộ an ninh nội địa Mỹ đã liệt chúng đứng đầu danh sách các “cơ sở hạ tầng bị đe dọa” (chủ yếu xung quanh New York, Miami và Los Angeles).

Chú ý tới các tuyến cáp ngầm dưới biển không  phải chuyện mới. Tháng 10/1971, tàu ngầm Mỹ Halibut tiến vào biển Okhotsk phía bắc Nhật Bản, tìm thấy một tuyến cáp liên lạc được lực lượng hạt nhân Nga sử dụng và thành công trong việc thu thập được các thông tin mật. Điệp vụ này mang mật danh Ivy Bells bí mật tới mức phần lớn các thủy thủy trên tàu ngầm không biết gì về nhiệm vụ họ đã hoàn thành.

Và mười năm trước, hải quân Mỹ đã phóng tàu ngầm Jimmy Carter, các nhà phân tích tình báo cho biết có khả năng đột nhập vào các tuyến cáp ngầm dưới lòng biển và nghe trộm liên lạc chuyển qua những đường cáp này.

Các tàu ngầm không phải các tàu duy nhất đang rình mò các tuyến cáp ngầm dưới biển. Giới chức Mỹ giám sát chặt chẽ tàu Yantar mà giới chức Nga nhấn mạnh đó chỉ là một tàu nghiên cứu đại dương không có quan hệ gì với hoạt động gián điệp.

Mỹ lo việc cáp bị cắt chỉ là một khía cạnh của việc Nga hiện đại hóa hải quân. Đô đốc Mark Ferguson, tư lệnh hải quân Mỹ tại châu Âu phát biểu tại Washington rằng cường độ và kỹ năng thành thạo của lực lượng tàu ngầm Nga đang tăng nhanh.

Dẫn lời phát biểu của tư lệnh hải quân Nga, đô đốc Viktor Chirkov, đô đốc Ferguson cho biết cường độ tuần tra của tàu ngầm Nga đã tăng lên 50% so với năm 2014. Nga đang tăng cường độ hoạt động lên mức độ chưa từng thấy trong vòng một thập kỷ qua. Căn cứ hải quân Nga ở Bắc Cực và Nga đã đầu tư 2,4 tỷ USD để mở rộng hạm đội Biển Đen vào năm 2010, cho thấy Nga dồn lực phát triển hạ tầng quân sự, ông Ferguson nói.

Theo giới quân sự và phân tích tình báo Mỹ, Nga cũng đang chế tạo một loại tàu ngầm không người lái có khả năng mang theo các loại vũ khí hạt nhân chiến thuật nhỏ để tấn công các hải cảng và khu vực duyên hải.

Đô đốc Ferguson cho biết, đó là một phần học thuyết Nga gọi là chiến tranh lai, tăng cường phối hợp giữa các lực lượng thông thường, lực lượng đặc nhiệm và các loại vũ khí mới trên chiến trường thế kỷ 21. “Dạng chiến tranh này sử dụng không gian, gián điệp mạng, chiến tranh thông tin và chiến tranh lai được thiết kế để làm tê liệt và phá sản chu trình ra quyết sách của liên minh”, đô đốc Ferguson nói ám chỉ NATO.

Theo QPAN