Nga “đại náo” Trung Đông với dàn vũ khí khủng

Ngoài lực lượng Không quân-vũ trụ Nga (VKS) được triển khai ở sân bay Hmeimim, gần Latakia, Nga còn tung vào chiến dịch quân sự nhiều loại vũ khí "khủng" khác như máy bay ném bom chiến lược tầm xa, tên lửa hành trình, máy bay trinh sát và tác chiến điện tử, UAV, tàu ngầm...
S-34 Nga tác chiến tại Syria
S-34 Nga tác chiến tại Syria

Lực lượng không quân Nga ban đầu bao gồm 4 tiêm kích Su-30SM, 12 máy bay ném bom Su-24M, 6 máy bay ném bom Su-34, 12 cường kích Su-25SM, và các trực thăng Mi-24 và Mi-8, tổng cộng là hơn 50 chiếc.

Máy bay ném bom chiến thuật Su-24M

Máy bay ném bom chiến thuật Su-24M (Kommersant)
Máy bay ném bom chiến thuật Su-24M (Kommersant)

Là nòng cốt của lực lượng máy bay tiến công Nga ở Syria (12 chiếc), con ngựa thồ chính cùng với các cường kích Su-25. Mang 8 tấn tải trọng chiến đấu, máy bay này có thể sử dụng hiệu quả cả vũ khí chính xác cao lẫn bom không điều khiển và rocket.

Trực thăng đa nhiệm Mi-8

Trực thăng đa nhiệm Mi-8 (RIA)
Trực thăng đa nhiệm Mi-8 (RIA)

Là một con ngựa bền bỉ khác của không quân Nga, nhưng làm vai trò bảo đảm. Ở Syria, các trực thăng này, ngoài thực hiện các nhiệm vụ vận tải chung, sẽ trực chiến sẵn sàng thực hiện các chiến dịch tìm-cứu.

Cường kích Su-25SM

Cường kích Su-25SM (RIA)
Cường kích Su-25SM (RIA)

Là cường kích cải tiến, từng trải qua gần như tất cả các cuộc chiến tranh cục bộ từ nhường kích này được đưa đến Syria để làm nhiệm vụ mà chúng thực hiện tốt nhất là chi viện trực tiếp cho lục quân.

Tiêm kích đa năng Su-30SM

Tiêm kích đa năng Su-30SM (Kommersant)
Tiêm kích đa năng Su-30SM (Kommersant)

Là một trong những máy bay thành công nhất mà Nga phát triển được trong những năm gần đây và là loại có số lượng đông đảo nhất trong các máy bay đang được Nga sản xuất (nếu tính tất cả các biến thể). Được phát triển tiếp từ Su-30МK, máy bay này có khả năng bảo đảm ưu thế trên thông và tấn công mục tiêu mặt đất. Tại sân bay Hmeimim triển khai 4 chiếc Su-30SM.

Trực thăng tiến công Mi-24

Trực thăng tiến công Mi-24 (RIA)
Trực thăng tiến công Mi-24 (RIA)

Cùng với Su-25, đây là một loại máy bay nữa đã trải qua tất cả các cuộc xung đột cục bộ những năm gần đây. Bền bỉ và tin cậy, đến nay Cá Sấu (biệt danh của Mi-24) vẫn là trực thăng tiến công chủ yếu của VKS và hàng chục nước khác. Nhiệm vụ của MI-24 trên chiến trường đơn giản là tìm diệt mục tiêu mặt đất ở khu vực tiền duyên.

Máy bay chỉ huy/báo động sớm A-50U

Máy bay chỉ huy/báo động sớm A-50U (Kommersant)
Máy bay chỉ huy/báo động sớm A-50U (Kommersant)

Hiện chưa ai trông thấy A-50U ở Đông Địa Trung Hải, nhưng nó hoàn toàn có thể xuất hiện ở đó. Máy bay chỉ huy/báo động sớm là sự kết hợp radar trên máy bay với sở chỉ huy trên không.

Các máy bay này có khả năng chỉ huy hiệu quả các tốp máy bay lớn và truyền thông tin chỉ thị mục tiêu cho chúng. Không phận Syria có nguy cơ trở nên rất chật chội, nên một máy bay có khả năng kiểm soát tình hình trên không như A-50U là rất cần thiết.

Máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-22M3

Nga “đại náo” Trung Đông với dàn vũ khí khủng ảnh 7

Máy bay ném bom chiến lược Тu-22М3, thuộc cụm máy bay ném bom tầm xa của Nga, được đưa vào tham chiến ở Syria là một trong những loại vũ khí vô cùng đáng sợ đối với các tổ chức khủng bố IS.

 Được mệnh danh là “sát thủ tàu sân bay”, chiếc máy bay ném bom chiến lược phản lực đã biến thành “sát thủ IS”.

Máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-22M3 có thể bay với tốc độ 1,88 М, mang theo 24 tấn vũ khí trang bị, có thể tấn công bằng bom thông thường, bom có độ chính xác cao, tên lửa hành trình không đối đất và cũng có thể thực hiện nhiệm vụ săn lùng mục tiêu mặt đất.

Tên lửa hành trình chiến lược Kh-101

Tên lửa hành trình chiến lược Kh-101 được các chuyên gia lưu ý trên máy bay ném bom chiến lược Tu-160 của Nga trước khi xuất trận giáng những đòn sấm sét vào cơ sở hạ tầng của IS.

Máy bay Tu-95MS mang tên lửa Kh-101.

Cuối thập niên 1980, Nga bắt đầu phát triển tên lửa có cánh siêu âm trang bị cho máy bay Kh-90, tuy nhiên sau một số lần thử nghiệm, chương trình bị đình chỉ. Thay vào đó Cục thiết kế Raduga năm 1995 đã chế tạo Kh-101 với độ chính xác lớn hơn nhiều. Tên lửa này tương tự như tên lửa AGM-129 của Mỹ - loại tên lửa hành trình tầm xa khó phát hiện, nhằm sử dụng cho đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thông thường. Tháng 10/1999, đã diễn ra các cuộc thử nghiệm tên lửa hành trình chiến lược Kh-101 và Kh-555, tiếp đó chính phủ Nga đã quyết định đưa vào sản xuất hàng loạt.

Máy bay ném bom Tu-95MSM có thể mang 8 tên lửa Kh-101 trên cánh. Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 hiện đại hóa có thể mang 12 tên lửa Kh-101 trong hai khoang vũ khí. Kh-101 đạt tầm bắn 5.000km với sai số chính xác từ 5-6m. Với tên lửa này bay ném bom chiến lược, Nga có thể tấn công chính xác mục tiêu mà không nằm trong vùng hoạt động của hệ thống phòng không đối thủ. Dó khó phát hiện (chí số cộng hưởng thuận từ điện tử là 0,01m2), nó gần như không thể bị phát hiện. Kh-101 có quỹ đạo bay biến đổi (độ cao từ 30-70m đến 6000m), tốc độ bay tối đa 250-270 m/giây. Thời gian bay lên đến 10 giờ.

Tên lửa được trang bị hệ thống điều chỉnh tự động Sprut cùng hệ thống điều chỉnh quỹ đạo bay quang-điện tử, kết nối vệ tinh GLONASS tích hợp và đầu đạn tự dẫn đường quang điện ở giai đoạn cuối chu trình bay.

Đầu đạn thông thường của Kh-101 nặng 400kg, với 2 đầu đạn đơn khối, có thể tiêu diệt cùng lúc 2 mục tiêu cách xa nhau 100 km. Các loại đầu đạn khác là đầu đạn xuyên phá và đầu đạn bom chùm. Bản trang bị đầu đạn hạt nhân gọi là Kh-102.

Máy bay ném bom chiến lược Tu-160

Sau khi Mỹ đưa máy bay ném bom B-1 vào sản xuất, để cân bằng với Mỹ, Cục thiết kế Tupolev đã chế tạo máy bay ném bom chiến lược mang tên lửa Tu-160 với khả năng mang bom và tốc độ cao hơn 1,5 lần so với B-1 của Mỹ. Tu-160 có thể vượt đại dương bằng tốc độ siêu âm, sau đó thực hiện phóng tên lửa mà không đi vào khu vực phòng không của đối thủ. Chỉ một tên lửa như vậy với đầu đạn hạt nhân hoàn toàn có thể phá hủy một thành phố công nghiệp lớn hoặc một căn cứ quân sự.

Tu-160 Thiên nga Trắng đạt tốc độ tối đa - 1800 km/giờ, trần bay - 15 km, trọng lượng cất cánh tối đa - 275 tấn, có thể mang 45 tấn bom và tên lửa.

Trong chiến dịch không kích ở Syria, Thiên nga Trắng đã bay hơn 13.000 km vòng quanh châu, xuất phát từ sân bay Olenhia ở tỉnh Murmansk, máy bay bay vòng qua bán đảo Scandinavia, Vương quốc Anh, qua eo biển Gibraltar để đến Địa Trung Hải. Tiếp đó bay qua Địa Trung Hải từ Tây sang Đông, giáng những có đòn sấm sét vào lực lượng khủng bố rồi quay trở về căn cứ không quân Olenhia theo lộ trình khác.

Tên lửa hành trình Kalibr-NK

Tổ hợptên lửa có cánh tầm xa Kalibr-NK, tiền thân là hệ thống tên lửa Granat - là một trong những dự án phát triển bí mật nhất của Nga. Các tính năng của nó chính thức được xác định thông qua phiên bản xuất khẩu của tên lửa này. Theo các nguồn tin, tên lửa 3M-14 Kalibr có tầm bắn vào mục tiêu trên biển 350km, trên bộ khoảng 1.500km, và bản lắp đầu đạn hạt nhân có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 2.600km.

Kalibr bắt đầu được phát triển từ thập niên 1980. Trong những năm 1990, khi Mỹ sử dụng tên lửa hành trình "Tomahawk", phát triển tương tự của Nga đã bị đình chỉ. Chỉ trong thập niên vừa qua dự án phát triển tên lửa mới được khôi phục. Kalibr lần đầu tiên được bắn thử mùa xuân năm 2013, trên boong tàu trang bị tên lửa Dagestan" vào mùa xuân năm 2012.

Trong chiến dịch tại Syria, ngày 1/10, lần đầu tiên Nga đã sử dụng các tên lửa chiến lược không gắn đầu đạn hạt nhân này. 4 tàu tên lửa của Nga, từ Biển Caspian đã phóng 26 tên lửa có cánh Kalibr vào 11 mục tiêu ở Syria. Theo Bộ Quốc phòng Nga, tất cả các tên lửa đều bắn trúng mục tiêu.

Tàu hộ vệ mang tên lửa lớp Buyan-M

Điểm đáng chú ý là loại tàu này có lượng giãn nước nhỏ và trung bình. Như vậy, không nhất thiết sở hữu các tàu tuần dương hay tàu khu trục lớn, Buyan-M cũng có thể tung ra đòn tấn công chiến lược tầm xa.

Tàu hộ vệ tên lửa lớp Buyan-M, Dự án 21631 là biến thể của tàu pháo tuần tra Buyan Dự án 21630, chế tạo tại Nhà máy đóng tàu Almaz, St Petersburg. Tàu có kích thước nhỏ, thiết kế góc cạnh và được phủ một lớp sơn hấp thụ sóng radar đặc biệt nên khó phát hiện.

Mặc dù lượng giãn nước chỉ 949 tấn; dài 74,1 m; rộng 11 m, mớn nước 2,6 m nhưng Buyan-M cũng được trang bị bệ phóng đa năng UKSK với 8 tên lửa hành trình Caliber. Ngoài ra, Buyan-M còn có thêm 1 pháo hạm A-190 cỡ nòng 100 mm, 2 bệ phóng tên lửa phòng không tầm thấp 3M-47 Gibka với 8 tên lửa Igla-1M và 1 pháo phòng không cao tốc AK-630M2 Duet cỡ 30 mm. Hệ thống tác chiến điện tử của tàu gồm radar trinh sát MR-352 Pozitiv-M1.2, radar điều khiển hỏa lực MR-123 Vympel và radar hàng hải MR-231. Con tàu đầu tiên thuộc dự án này, Grad Sviyazhsk, được bàn giao cho đội tàu Caspi tháng 7/2014.

Tàu ngầm disel-điện lớp Warszawyanka

Tàu ngầm disel-điện lớp Warszawyanka, Dự án 636.3 mang tên Rostov-on-Don được hạ thủy tại St. Petersburg năm 2014. Tàu ngầm thế hệ thứ ba này là một trong những loại êm nhất trên thế giới. Tàu có thể di chuyển dưới biển với tốc độ 20 hải lý/giờ, lặn sâu 300m, vận hành tự động trên biển trong 45 ngày, thủy thủ đoàn 52 người, lượng giãn nước gần 4000 tấn.

Đặc điểm của Dự án 636.3 là trang bị tổ hợp tên lửa có cánh tấn công Caliber. Ngày 17/11 tàu Rostov-on-Don đã lần đầu tiên trong lịch sử bắn các tên lửa có cánh vào "thủ đô" của IS, thành phố Raqqa.

Chiến đấu cơ đa nhiệm Su-34 Fullback

Su-34 dội bom trong một buổi tập trận.

Máy bay tiêm kích-cường kích đa năng Su-34 được đưa vào trực chiến trong quân đội Nga năm 2014. Syria chính là nơi lần đầu tiên các máy bay này được lực lượng Không quân Vũ trụ Nga sử dụng để tham chiến.

Su-34 có tốc độ tối đa lên đến 1900 km/giờ. Tầm hoạt đông 4.500km mà không cần tiếp nhiên liệu, trần bay 14.000m trên mực nước biển. 12 điểm treo cho phép Su-34 để mang 8 tấn đạn dược. Theo Bộ Quốc phòng Nga, tại Syria Su-34 mang theo bom điều chỉnh KAB-500 nặng 500kg và tên lửa dẫn đường bằng laser Kh-29L. Do hình dạng của phần mũi máy bay, các phi công gọi Su-34 là con "vịt nhỏ".

Máy bay do thám không người lái Eleron-3SV

Các chuyên gia Nga phóng máy bay không người lái (UAV) Eleron-3SV tại cuộctập trận chung giữa lực lượng dù Nga với các lữ đoàn đặc biệt Panther của Vệ binh quốc gia Kyrgyzstan ở thao trường của Kyrgyzstan.

Từ tháng 7, trước khi chính thức bắt đầu chiến dịch quân sự ở Syria, Nga, Eleron-3SV đã bị quân nổi dậy bắn hạ, và công bố hình ảnh trên các trang mạng. Eleron-3SV trang bị một máy ảnh của Olympus (Nhật Bản). UAV này được đưa vào phiên chế quân đội Nga nửa đầu năm 2015. Thông số trên trang web nhà phát triển máy bay, công ty Eniks, cho thấy nó được trang bị với màn hinh nhiệt, hệ thống định vị dựa trên vệ tinh GLONASS, và có đạt độ cao từ 50m đến 5000m. Thời gian hoạt động của máy bay là 2 giờ, tốc độ từ 70-130 km/giờ.

Hệ thống tên lửa phòng không S-400

Hệ thống tên lửa đất đối không S-400 của Nga trưng bày tại Quảng trường Suvorovskaya. Ảnh: AFP-TTXVN

S-400 Triumph là hệ thống tên lửa phòng không tối tân tầm xa, được thiết kế để bắn hạ tất cả các phương tiện tấn công đường không hiện đại và tiềm tàng. Hệ thống này có tầm bắn 400km, có thể hạ gục các mục tiêu khí động học ở khoảng cách 60 km, máy bay mang thiết bị gây nhiễu, máy bay phát hiện radar và điều khiển, máy bay do thám-trinh sát, máy bay của không quân chiến lược và chiến thuật, tên lửa chiến thuật bay với tốc độ 4,8 km/giây như tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo tầm trung, các máy bay siêu thanh... Radar của hệ thống S-400 có tầm hoạt động lên tới 600km.

Với S-400, Nga đã thiết lập trên thực tế một vùng cấm bay, có thể kiểm soát gần như toàn bộ không phận Syria và một bộ phận lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, khu vực Địa Trung Hải...

Theo QPAN