Nga "chơi bài" với Mỹ-Thổ trong cuộc chiến Syria

VietTimes -- Trong khi Thổ Nhĩ kỳ liên tục nói rằng nước này tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Syria, Ankara vẫn tiếp tục ủng hộ các nhóm phiến quân nhằm lật đổ tổng thống Syria và để kiềm chế người Kurd ở Syria. Điều này không chỉ vi phạm chủ quyền của Syria mà còn khiến Thổ Nhĩ Kỳ xung đột với Nga và Syria trong khu vực.
Cuộc chiến chống khủng bố của Nga tại Syria đã mang lại những thay đổi rõ rệt về cục diện chiến trường
Cuộc chiến chống khủng bố của Nga tại Syria đã mang lại những thay đổi rõ rệt về cục diện chiến trường

Hơn một năm đã trôi qua kể từ khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Su-24 của Nga ở Syria và vài tháng đã trôi qua kể từ khi hai bên bắt đầu thiết lập lại quan hệ trong đó bao gồm cả việc hợp tác ở Syria và hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, quan hệ song phương vẫn không yên, New Eastern Outlook nhận xét.

Tình hình trên chủ yếu là do sự bất đồng vẫn tồn tại về vấn đề Syria, đặc biệt là về tương lai của tổng thống Syria Assad và vai trò kép của Thổ Nhĩ Kỳ ở đây. Một mặt, Thổ Nhĩ Kỳ đã điều quân vào lãnh thổ Syria chiến đấu chống lại IS. Mặt khác, còn có các nhóm phiến quân ủy thác, những nhóm vũ trang nhận hỗ trợ từ Thổ Nhĩ Kỳ tại chiến trường Syria.

Giới quan sát cho rằng chiến dịch can thiệp quân sự của Nga tại Syria tuy đã gặt hái nhiều thành công nhưng cũng tiềm chứa nhiều rủi ro giống như "cuộc khiêu vũ giữa bầy sói". Cuộc nội chiến Syria kéo dài nhiều năm vốn cực kỳ phức tạp với sự tham gia của rất nhiều bên trực tiếp tham gia hoặc gián tiếp thông qua các phe nhóm vũ trang ủy nhiệm.

Do đó, trong khi Thổ Nhĩ kỳ liên tục nói rằng nước này tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Syria, Ankara vẫn tiếp tục ủng hộ các nhóm phiến quân nhằm lật đổ tổng thống Syria và để kiềm chế người Kurd ở Syria. Điều này không chỉ vi phạm chủ quyền của Syria mà còn khiến Thổ Nhĩ Kỳ xung đột với Nga và Syria trong khu vực.

Theo New Eastern Outlook, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tuyên bố tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của Syria, nước này lại lập ra “vùng an toàn” bên trong Syria dưới danh nghĩa tạo ra lá chắn chống IS xâm nhập vào Thổ Nhĩ Kỳ và đang cố gắng kiểm soát nhiều lãnh thổ Syria hơn. Bước đi này trên thực tế đang phân rã lãnh thổ Syria do sự chiếm đóng của nước ngoài.

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã trực tiếp can thiệp quân sự vào cuộc chiến Syria
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã trực tiếp can thiệp quân sự vào cuộc chiến Syria

Do đó, cuộc cạnh tranh là cho dù Thổ Nhĩ Kỳ có thể không thực sự đang tìm cách tạo ra một khu vực lâu dài ở Syria, Thổ Nhĩ Kỳ chắc chắn không thay đổi quyết định về tương lai của Assad. Lập trường không thay đổi khiến Thổ Nhĩ Kỳ giống đồng minh của NATO hơn và ít có vẻ giống đối tác của Nga và Syria trong cuộc chiến chống khủng bố.

Bản chất quan hệ Nga-Thổ hiện nay cho thấy rằng quan hệ này vẫn chưa chuyển sang đồng minh hoàn toàn. Cho dù người ta chứng kiến rất nhiều sự phát triển theo hướng bình thường hóa, việc bình thường hóa chỉ là bản chất chiến thuật mà Nga có vẻ là nhân tố quan trọng đối với Thổ Nhĩ Kỳ để trung lập hóa vấn đề người Kurd, những người vẫn liên tục được Mỹ ủng hộ để thành lập đất nước riêng của người Kurd.

Bên cạnh đó, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn coi Nga là một cơ hội để cân bằng quan hệ với Mỹ và EU và gửi đi một tín hiệu với phương Tây rằng Thổ Nhĩ Kỳ còn có nước ủng hộ khác ngoài phương Tây.

Nữ chiến binh người Kurd tham gia chiến đấu với mong muốn thành lập một quốc gia riêng của người Kurd
Nữ chiến binh người Kurd tham gia chiến đấu với mong muốn thành lập một quốc gia riêng của người Kurd

New Eastern Outlook đánh giá, việc tái thiết lập quan hệ Nga- Thổ chỉ mang tính chất chiến thuật, điều này có thể nhìn thấy rõ ràng từ sự thật rằng việc tái thiết lập quan hệ và bình thường hóa quan hệ cho đến nay chưa gây ra sự tuyệt giao với NATO. Việc bình thường hóa quan hệ có thể không chuyển thành tái liên kết chiến lược, cho dù những dấu hiệu sớm cho thấy điều này không phải là không có khả năng.

Điều ngăn chặn sự chuyển đổi này, chính là do vai trò kép mâu thuẫn lẫn nhau của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria, nơi mà Thổ vừa tiến hành chương trình lật đổ của NATO lại vừa tiến hành chống IS với Nga và Syria.

Vị thế này ám chỉ rằng Thổ Nhĩ Kỳ đang “đi dây” giữa cả hai phe để hưởng lợi về vị trí địa lý của mình và đạt được tất cả các mục tiêu lớn, hất cẳng Assad và hất người Kurd trở về phía bên kia sông Euphrates. Trong khi Thổ Nhĩ Kỳ muốn đạt được tất cả các mục tiêu, tình thế đặt nước này vào vị thế xung đột với Syria. Một số sự cố gần đây chỉ ra rõ ràng rằng sự xung đột này có khả năng sẽ biến thành một cuộc chiến khác.

Chẳng hạn, thực trạng phiến quân người Thổ và Arab do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn tiến về phía al-Bab, thành phố cuối cùng do IS chiếm giữ ở miền bắc Aleppo, có khả năng sẽ khiến họ đối đầu cả với người Kurd và lực lượng chính phủ Syria, gây ra các cuộc xung đột lớn giữa hai bên.

Al-Bab có tầm quan trọng chiến lược đặc biệt với Thổ Nhĩ Kỳ vì lực lượng người Kurd cũng đang theo đuổi chiến dịch chiếm lấy thành phố này. Ankara quyết tâm ngăn chặn lực lượng người Kurd thành lập nhà nước tại các khu vực mà họ kiểm soát dọc biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Ankara đang cung cấp cho lực lượng phiến quân Syria thêm binh lính, xe tăng, pháo và máy bay trinh sát dọc biên giới.

Tuy nhiên, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ can thiệp quân sự nhằm ngăn chặn người Kurd không kiểm soát được thêm vùng lãnh thổ nào ở Syria, bản thân Syria vẫn chưa sẵn sàng đương đầu với quân Thổ Nhĩ Kỳ trên lãnh thổ của mình. Điều này tạo ra nguy cơ đụng độ quân sự trực tiếp giữa hai bên Thổ Nhĩ Kỳ-Syria. Quả thực, những sự cố như vậy đã bắt đầu xảy ra.

Mới đây, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc ngày 24/11, cuộc không kích giết chết ba lính Thổ được cho là do không quân Syria tiến hành. Đây sẽ là lần đầu tiên binh lính Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng dưới tay lực lượng chính phủ Syria nếu tố cáo của Ankara là đúng sự thật. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã thảo luận về vụ tấn công vào lính Thổ ở Syria với tổng thống Nga Vladimir Putin, khi phiến quân do Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ tấn công đánh chiếm thành phố al-Bab, theo hãng thông tấn nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu.

Phi công Nga tham gia chiến dịch quân sự tại Syria
Phi công Nga tham gia chiến dịch quân sự tại Syria

Trong khi không ghi nhận thêm sự cố nghiêm trọng nào liên quan ngoại giao và quân sự giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, sự việc lần này đã vô tình nhấn mạnh sự bất đồng cơ bản mà hai nước đang gặp phải ở vấn đề Syria.

Do đó, hợp tác năng lượng không quyết định tương lai quan hệ song phương giữa hai nước Nga-Thổ. Trong khi sự hợp tác trong lĩnh vực này đòi hỏi phải bình thường hóa quan hệ, cũng khá rõ ràng rằng việc chuyển đổi từ bình thường hóa quan hệ sang liên minh chiến lược còn phụ thuộc vào việc hai bên giải quyết sự khác biệt trong vấn đề Syria êm thấm như thế nào.

Trong những tháng sắp tới, tiến trình hành động cũng như cuộc chiến chiếm Aleppo sẽ trở thành điểm quyết định trong việc thiết lập con đường cho quan hệ song phương Nga-Thổ, New Eastern Outlook kết luận.