Newsweek phát hiện siêu vũ khí của Nga

Vũ khí mạnh nhất của Nga? Không phải tên lửa đạn đạo, không phải tăng Armata, không phải máy bay ném bom chiến lược, không phải lòng dũng cảm và cũng không phải Putin. Đó là hackerism – tấn công mạng.
Mã độc frame_ props được Mỹ và Israel sử dụng trong cuộc tấn công mạng Iran
Mã độc frame_ props được Mỹ và Israel sử dụng trong cuộc tấn công mạng Iran

Vấn đề không chỉ là lấy trộm thông tin, tắt khóa các hệ thống máy móc trang thiết bị, mà có thể gây “hiệu ứng tâm lý” nguy hiểm cho đời sống con người – người Mỹ.

Nhà báo Owen Matthews trên tạp chí “Newsweel” số mới nhất  đã đăng bài báo, công khai với thế giới về thế giới hackers Nga và những bí ẩn công nghệ của nhóm người này.

“Newsweek” cảnh báo!

Trong thuật ngữ của giới hacker, có khái niệm  “cyber-to-physical effect”, có nghĩa là từ các đối tượng ảo tác động vào đối tượng thực. Kết quả của hành động "tác động" này thường mang đến những hậu quả thảm khốc. Tác giả bài viết đã gợi nhớ rằng các kỹ thuật như vậy người Mỹ và Israel đã làm chủ đầu tiên năm 2009, khi chương trình «Stuxnet» tấn công hệ thống máy tính của Iran, phá hủy hàng ngàn máy ly tâm uranium.

Muộn hơn một chút, người Nga bắt đầu bị cuốn vào lĩnh vực hack. Các nhà phân tích nhận định, vào đầu năm 2014, xuất hiện trên mạng những hackers không rõ danh tích đã thâm nhập vào mạng lưới quản lý điện năng, cấp nước và các mạng lưới xã hội khác. Đấy mới chỉ là bắt đầu. Trong khoảng 12 tháng trở lại đây hackers đã thâm nhập hạ tầng công nghệ thông tin, mở các hộp thư điện tử và cơ sở dữ liệu của Nhà Trắng, Bộ Ngoại giao, Bộ an ninh nội địa, Bộ quốc phòng và công ty “Sony Pictures”.

Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia, Đô đốc Michael Rogers phát biểu trước Quốc hội Mỹ  đã nói: tin tặc - đây không phải là vấn đề "lý thuyết". Hacker tấn công Mỹ và đồng minh, gây tổn thất hàng trăm tỷ đô la. Theo Rogers, Mỹ có thể phải đối mặt với thảm họa nếu không thực hiện những hành động cần thiết.

Các nhà phân tích cho rằng, Moscow có thể sẽ khiến cho Mỹ bất ổn nghiêm trọng. Nga cho đến ngày nay là nước duy nhất có khả năng tiến hành một cuộc chiến tranh lưỡng diện – chiến tranh không gian ảo và chiến tranh không gian thực (với vũ khí trang bị kỹ thuật)/ Các chuyên gia cho rằng, một trong những ví dụ điển hình là cuộc chiến ngắn ngủi giữa Nga và Gruzia năm 2008. Theo ý kiến của chuyên gia, trước người Nga không có nước nào tiến hành một cuộc chiến như vậy.

Thực hiện chiến dịch sát nhập Crimea vào tháng 4.2014, người Nga cũng tiến hành cuộc tấn công phối hợp trên hai mặt trận: tấn công bằng binh lực mặt đất và các phương pháp tác chiến không gian ảo. Theo các chuyên gia, hackers đã tấn công hơn 100 các cơ quan quốc gia và các cơ sở công nghiệp ở Ba Lan và Ukraine, những "Trojan" của họ thâm nhập vào mạng Nghị viên Châu Âu và Ủy ban châu Âu.

Owen Matthews hoàn toàn không nghi ngờ rằng tin tặc Nga, "từ lâu" đã trở thành "vua của thế giới tội phạm mạng." Một trong những chuyên gia tư vấn cho rằng đã đến lúc phải đề cập đến "tội phạm mạng trên quy mô công nghiệp." Ngoài ra, nguồn tin dấu tên, cho rằng Nga đã sử dụng nhiều "lỗ hổng" trong các chương trình của “Adobe” và “Microsoft”. Sự tồn tại của các lỗ hổng khiến cho thâm nhập "không phải là quá phức tạp."

Nhà báo cũng nhận định, hoàn toàn không có khả năng tìm ra mối liên hệ giữa các “hackers – tội phạm” với chính quyền. Theo các chuyên gia, hàng trăm hackers Nga làm việc cho chính mình, cướp các nhà băng Thụy Sĩ , các tỷ phú Ukraine. Nếu họ bị phát hiện, họ sẽ buộc phải hợp tác với các cơ quan đặc biệt, hoặc sẽ ngồi tù.

Có những "bằng chứng thuyết phục  từ thời điểm các cuộc tấn công mạng vào Estonia năm 2007, tội phạm mạng Nga đã kết hợp hoặc phục vụ chính phủ Nga anh ta. «Newsweek» cho rằng Kremlin “trực tiếp tham gia” vào các cuộc tấn công của hackers "trực tiếp tham gia".

Moscow không có phản ứng, phát ngôn viên của Tổng thống Putin  Dmitry Peskov, đóng cánh cửa dẫn vào phòng, nơi diễn ra một cuộc họp kín của chính quyền Nga. Ảnh: Kirill Kudryavtsev / AFP / Getty, ngày 25 tháng 12 năm 2013

Giám đốc Cơ quan tình báo Quốc gia James Clapper tuyên bố vào tháng 3.2015 trước Ủy ban thượng viện các vấn đề về lực lượng vũ trang Mỹ, cho rằng Bộ quốc phòng Nga đã tổ chức một “đơn vị tác chiến không gian mạng”, chịu trách nhiêm tiến hành các cuộc tấn công mạng. Ngoài ra, chính quyền Nga, theo lời của Clapper cũng đã tăng cường ngân sách cho nghiên cứu và phát triển khoa học trong lĩnh vực công nghệ Không gian ảo. Nhưng bằng cách nào người Mỹ có thể tìm ra được các hackers Nga? Bằng siêu công nghệ Mỹ? hoàn toàn không, hơn một nửa các chương trình hỗ trợ độc hại, dưa trên cơ sở đó các hackers xâm nhập vào các servers tại Nga, có bộ “setup bằng tiếng Nga”.

Điều đó thật sự khủng khiếp, tác giả bài viết nhận định, khi thâm nhập ảo vào hệ thống hạ tầng cơ sở vật chất. “đây hoàn toàn là một khả năng tiến hành chiến tranh mới – một cựu tướng KGB, trước hoạt động tình báo ở London, hiện đang nỗ lực làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân, thực hiện các dịch vụ liên quan đến an ninh – điều này giống như chế tạo ra tàu ngầm và các máy bay tàng hình. Có thể tấn công bất ngờ đối phương từ những hướng mà kẻ thù không ngờ nhất…đây cũng chính là bản chất chiến tranh – luôn có sự bất ngờ”. Nhà báo viết tiếp: Mỹ và châu Âu hoàn toàn “không được bảo vệ trước những đòn tấn công vào hạ tầng”.

Tất nhiên, các biện pháp ngăn chặn đã được tiến hành, tháng 2.2015, Tổng thống Obama đã cho phép thành lập Trung tâm tình báo quốc gia mạng Cyber Threat Intelligence Center — định hướng tác chiến ngăn chặn các nguy cơ không gian mạng có nguồn gốc nước ngoài.

Vừa qua, Bộ trưởng bộ quốc phòng Mỹ ông Carter đã bay đến thung lũng Silicon với mục đích thúc đẩy quan hệ với các công ty công nghệ, mối quan hệ này đã xấu đi sau những bí mật được công khai hóa bởi cán bộ kỹ thuật NSA Edward Snowden. “Nguy cơ hackers đã gây nguy hiểm cho tất cả chúng ta” Carter nói với dân công nghệ. Cụ thể hơn bộ trưởng Carter hứa với các ông chủ các cơ sở sản xuất “có nhiều khả năng lớn” cho những ai muốn xây dựng “ cấp độ mới” trong quan hệ hợp tác giữa Bộ Quôc Phòng và thung lũng Silicon.
Với nguồn lực công nghệ to lớn, tác giả tin rằng, Mỹ có thể đi trước những kẻ thù không gian ảo một bước. Nhưng những rắc rối của chiến tranh mạng là không có bất cứ một quy tắc nào cả. Thâm chí Không ai nhận biết được ai thực sự là kẻ thù của bạn.

Nhưng có một điểm thú vị trong bài viết: Nhà báo tin rằng, với Bắc Kinh có thể có những thỏa thuận về vấn đề hackers với Trung Quốc, nhưng không thể thỏa thuận với Nga. Những căng thẳng địa chính trị giữa Washington và Moscow không tạo điều kiện cho một cuộc thảo luận giữa các quý ông.

Hơn thế nữa, Putin nhận định rằng, Internet thực tế là sản phẩm có nguồn gốc từ quân đội Mỹ và rõ ràng nằm dưới quyền quản lý, giám sát của các cơ quan tình báo Mỹ. Ông đã ra lệnh cho PSB làm sạch mạng internet Nga. Sau mệnh lệnh này, các doanh nghiệp dịch vụ mạng phải để servers tại nước Nga. Trong tương lai, Kremlin quyết định xây dựng mạng lưới “ internet riêng” của Nga, dự án này đã khởi động từ năm 2012.

Cũng theo tác giả bài báo, các lực lượng tác chiến mạng đặc biệt của Nga đang sử dụng “các công cụ xâm lược”, có mục tiêu làm lây nhiễm tất cả các máy tính và điện thoại thông minh bằng các mã độc, có khả năng ăn cắp dữ liệu và tấn công. PSB sử dụng mạng lưới wifi và các hệ thống truyền tín hiệu điện thoại di động. Tóm lại, tác giả kết luận: cuộc chạy đua vũ trang trên không gian ảo đang gia tăng tốc độ.

Như vậy, theo tác giả bài viết: “Nhà Trắng sẽ không ngạc nhiên, nếu như trong phòng bầu dục đột nhiên vang lên một giọng nói lạ bằng tiếng Nga, toàn bộ mạng máy tính bị phong tỏa, tắt nguồn điện, cắt mạng lưới điện dự phòng, đóng hệ thống cung cấp nước…” Có nghĩa là trong cùng một thời điểm, tất cả các hệ thống hạ tầng đều có thể bị tấn công và đánh sập.

Thực tế, dù tác giả có hơi phóng đại về năng lực và nguy cơ của cuộc tấn công mạng toàn diện trên toàn bộ nước Mỹ, nhưng những nguy cơ này không phải là không thể. Các chuyên gia công nghệ thung lũng Silicon cũng không thể chắc chắn rằng, họ sẽ bảo vệ nước Mỹ trước bất cứ một cuộc tấn công mạng nào, nếu như cuộc tấn công nhằm vào bất cứ một hệ thống hạ tầng xã hội nào khởi động thành công, hậu quả khó có thể lường trước được, đơn cử như hệ thống đèn giao thông chỉ cần của một thành phố hay khu vực. Vì vậy, ở nước Mỹ, cuộc chạy đua phòng thủ và tấn công phản kích mạng bắt đầu

Theo: QPAN