National Defense: Mỹ bán vũ khí có lợi cả đôi đường, được cả tiền lẫn an ninh

VietTimes -- Do xuất khẩu vũ khí nhiều hơn dự kiến, chi phí sản xuất của nhiều chương trình lục quân, hải quân và không quân giảm đi, hiệu suất tăng lên, hơn nữa đã giảm giá thành cho hiện đại hóa trong tương lai.
Chiến cơ F-35 do Mỹ sản xuất.
Chiến cơ F-35 do Mỹ sản xuất.

Tờ nguyệt san National Defense Mỹ tháng 10 đăng bài viết "Bán vũ khí cho nước ngoài rất quan trọng đối với quốc phòng Mỹ" của tác giả Vicky Hartzler, thành viên Ủy ban Quân sự Hạ viện Mỹ.

Theo bài viết, mọi người phổ biến cho rằng bán vũ khí cho nước ngoài đã có ảnh hưởng rất quan trọng đối với an ninh quốc gia của Mỹ. Mỹ được lợi rất nhiều từ tính hiệp đồng của các đối tác nước ngoài và lòng tin được xây dựng dựa trên cơ sở đó.

Xuất khẩu vũ khí ngoài phát huy vai trò quan trọng trong phòng thủ tập thể, còn có một lý do có sức thuyết phục khác là đã cho thấy bán xuất khẩu vũ khí tại sao quan trọng như vậy. Xuất khẩu vũ khí đã thu được khoản tiền khổng lồ cho Bộ Quốc phòng Mỹ và người nộp thuế Mỹ.

Trong các hành động liên hợp sử dụng thiết bị giống nhau giữa Mỹ và đồng minh còn có một tính hiệp đồng quan trọng khác đáng chú ý - từng chiếc máy bay chiến đấu, xe tác chiến và hệ thống vũ khí mà đối tác mua của Mỹ để sát cánh chiến đấu với Mỹ đều là thứ Mỹ không cần tự đi mua.

Chính như chuyên mục của tờ nguyệt san National Defense đã chỉ ra, Mỹ và Anh đều sử dụng máy bay trinh sát trên biển P-8 để đối phó Nga. Nhưng Mỹ hoàn toàn không phải thực hiện nhiệm vụ một cách đơn độc, mà chia sẻ trách nhiệm với Anh.

Hình ảnh máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Nhật Bản đặt mua và đã chế tạo xong do Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản công bố. Ảnh: Tin tức Tham khảo, Trung Quốc.
Hình ảnh máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Nhật Bản đặt mua và đã chế tạo xong do Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản công bố.

Trong tình hình tài chính căng thẳng hiện nay, Mỹ đã phải tận dụng từng cơ hội để tiết kiệm chi phí. Mặc dù Luật ngân sách hai đảng năm 2015 giúp cho Bộ Quốc phòng Mỹ tạm thời tránh bị tịch thu tài sản, nhưng Mỹ vẫn chưa thoát khỏi hoàn cảnh nguy hiểm.

Trong tương lai sẽ còn có việc cắt giảm ngân sách "vô tình, tùy ý", trong khi đó các quân nhân Mỹ hiện vẫn đối mặt với nguy cơ sẵn sàng lên đường chiến đấu. Khi tiếp tục yêu cầu quân đội thực thi trách nhiệm, thực hiện một phương án giải quyết có thể giúp cho tiền dành cho quốc phòng dùng được lâu hơn trở nên rất quan trọng.

Lầu Năm Góc gần đây đệ trình lên Quốc hội Mỹ nhiều kế hoạch hành động tái điều chỉnh, rõ ràng đã cho thấy có tiền thu được từ bán vũ khí cho nước ngoài.

Do xuất khẩu vũ khí nhiều hơn dự kiến, chi phí sản xuất của nhiều chương trình lục quân, hải quân và không quân giảm đi, hiệu suất tăng lên, hơn nữa đã giảm giá thành cho hiện đại hóa trong tương lai.

Trong đó, nguyên lý kinh tế rất đơn giản - đơn đặt hàng tăng lên có thể thực hiện sản xuất có quy mô, làm cho giá cả sản phẩm tính theo đơn vị giảm đi.

Lầu Năm Góc không phải sau sự việc mới nhận thức được việc tiết kiệm này. Trên thực tế, họ đã xây dựng kế hoạch cho nó trong chu kỳ ngân sách hàng năm.

Mỗi quân chủng đều sẽ giả thiết dây chuyền sản xuất được vận hành khi họ tiến hành phân tích ngân sách chi tiêu của mình.

Chẳng hạn, khi Hải quân Mỹ xây dựng ngân sách để mua sắm máy bay chiến đấu F/A-18 Super Hornet trong "Kế hoạch quốc phòng vài năm tới", họ nhận định dây chuyền sản xuất của Công ty Boeng ở St. Louis bang Missouri được vận hành và chuẩn bị sản xuất nhiều máy bay hơn với giá cả có thể dự đoán được trong năm tài khóa 2018.

Do bán phiên bản khác của F/A-18 Super Horne cho Kuwait, vì vậy có thể khẳng định cho rằng dây chuyền sản xuất này sẽ vận hành.

Máy bay chiến đấu F/A-18 Super Hornet Hải quân Mỹ (ảnh tư liệu)
Máy bay chiến đấu F/A-18 Super Hornet Hải quân Mỹ (ảnh tư liệu)

Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Barack Obama tiếp tục ngăn cản bán vũ khí cho Kuwait, điều này đã đe dọa sự vận hành của dây chuyền sản xuất này. Nếu không có đơn đặt hàng, dây chuyền sản xuất ở St. Louis sẽ bị buộc phải đóng cửa.

Hải quân Mỹ sẽ không có sự lựa chọn khác, chỉ có thể bổ sung những nhu cầu quan trọng, chi thêm tiền để khởi động lại dây chuyền sản xuất, thuê và đào tạo lại nhân viên, xây dựng lại cơ sở sản xuất, đồng thời chờ đợi sản xuất toàn diện vào thời gian cần thiết.

Từ hệ thống bộ cảm biến và radar của máy bay Super Hornet đến khung lắp ráp hoàn chỉnh máy bay, tất cả đều dựa vào bán để duy trì tính liên tục. Cuối cùng khi Mỹ bán thiết bị quốc phòng cho các đối tác quốc tế, họ đã cung cấp tính ổn định và tiết kiệm chi phí cho sử dụng và hiệu suất ở trong nước.

Mỹ đang đối mặt với mối đe dọa từ bên ngoài không ngừng thay đổi. Nga và Trung Quốc đều tìm cách mở rộng ảnh hưởng theo cách khó có thể dự đoán, trong khi đó thế lực IS ở Iraq và Syria lại đang thúc đẩy các nhu cầu mới.

Mỹ còn đang đối mặt với một loạt mối đe dọa tự tạo ra. Bộ Quốc phòng Mỹ cần có mức "gây quỹ" tương xứng với kết quả kỳ vọng. Nhưng, những năm gần đây, mong muốn đã tăng lên, nhưng mức "gây quỹ" lại giảm đến mức nguy hiểm.

Máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ chế tạo (ảnh tư liệu)
Máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ chế tạo (ảnh tư liệu)