Mỹ và Trung Quốc ai được lợi từ việc đạt được thỏa thuận về hiệp định thương mại giai đoạn đầu?

VietTimes -- Ngày 13/12, cả Trung Quốc và Mỹ đã tuyên bố rằng họ đã đạt được thỏa thuận về văn bản hiệp định thương mại giai đoạn đầu tiên. Các nội dung cụ thể của thỏa thuận là gì, sẽ được ký kết khi nào, ở đâu, bởi ai và khi nào nó sẽ có hiệu lực? Khi nào cuộc đàm phán về giai đoạn thứ hai của hiệp định sẽ bắt đầu và những chủ đề nào sẽ được thảo luận? Truyền thông Mỹ tiết lộ thêm chi tiết.
Trung Quốc đã đồng ý mua 50 tỷ USD nông sản Mỹ, hứa mua thêm 200 tỷ USD hàng hóa Mỹ trong 2 năm để đối lại Mỹ không tăng thuế vào ngày 15/12.
Trung Quốc đã đồng ý mua 50 tỷ USD nông sản Mỹ, hứa mua thêm 200 tỷ USD hàng hóa Mỹ trong 2 năm để đối lại Mỹ không tăng thuế vào ngày 15/12.

Vấn đề giảm thuế

Theo Bloomberg News ngày 13/12, thuế quan được coi là một phần của thỏa thuận, Mỹ sẽ giảm một nửa mức thuế 15% đối với hàng hóa Trung Quốc trị giá khoảng 120 tỷ USD và đình chỉ vô thời hạn kế hoạch tăng thuế vào ngày 15/12 đối với các sản phẩm yêu thích của người tiêu dùng như điện thoại thông minh và máy tính xách tay.

Do đó, mức thuế đối với khoảng 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc là 25% sẽ không thay đổi và thuế suất mới đối với 120 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc là 7,5%. Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer nói rằng việc cắt giảm thuế quan tiếp theo của Mỹ sẽ liên quan đến kết quả của các cuộc đàm phán trong tương lai.

Mặt khác, Trung Quốc không đồng ý với việc cắt giảm thuế quan cụ thể trong thỏa thuận. Trái lại, nghĩa vụ của Trung Quốc là tiến hành mua hàng và áp dụng các quy trình loại trừ đối với thuế quan của họ. Trong những tháng gần đây, Trung Quốc đã giảm bớt một số mức thuế trả đũa đối với Mỹ, trong đó có thuế quan đối với ô tô nhập khẩu từ Mỹ.

Sau 18 tháng đàm phán, ngày 13/12 hai bên Mỹ - Trung đã đạt được nhất trí về văn bản hiệp định thương mại giai đoạn đầu.
Sau 18 tháng đàm phán, ngày 13/12 hai bên Mỹ - Trung đã đạt được nhất trí về văn bản hiệp định thương mại giai đoạn đầu.

Trung Quốc sẽ mua 200 tỷ USD sản phẩm Mỹ?

Về mặt mua sắm, một thông báo vắn tắt từ Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) đã gọi phần này của hiệp định là một điều khoản thương mại mở rộng. Đại diện thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer ngày 13/12 nói với các phóng viên rằng Trung Quốc về tổng thể sẽ thay đổi cơ cấu quan trọng và cam kết sẽ mua hơn 200 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ của Mỹ trong vòng 2 năm sau khi hiệp định được ký kết, tập trung vào bốn lĩnh vực chủ yếu là: Ngành chế tạo, năng lượng, nông nghiệp và dịch vụ.

Ông Robert Lighthizer cho biết, như một phần của hiệp định thương mại giai đoạn đầu tiên, Trung Quốc đã đồng ý trong 2 năm sau khi ký hiệp định, sẽ mua thêm 16 tỷ USD sản phẩm nông nghiệp Mỹ mỗi năm trên cơ sở hạn ngạch mua hàng trị giá 24 tỷ USD của năm 2017. Ngoài ra, Bắc Kinh còn đồng ý mỗi năm “cố gắng mua thêm” 5 tỷ USD các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ mỗi năm. Điều này sẽ khiến Trung Quốc tăng hạn ngạch mua sản phẩm nông nghiệp của Mỹ từ 40 lên đến 50 tỷ USD.

Về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, cưỡng ép chuyển giao công nghệ và các vấn đề khác, hiệp định sẽ xoay quanh vấn đề mà một quan chức cao cấp của chính phủ Mỹ gọi là cam kết “tiên tiến nhất” về quyền sở hữu trí tuệ và sự đột phá trong vấn đề cưỡng ép chuyển giao công nghệ.

Ngày 13/12, Tổng thống Donald Trump tuyên bố hai nước Mỹ - Trung đã đạt được thỏa thuận về hiệp định thương mại giai đoạn đầu và gọi đây là "một hiệp định vĩ đại".
Ngày 13/12, Tổng thống Donald Trump tuyên bố hai nước Mỹ - Trung đã đạt được thỏa thuận về hiệp định thương mại giai đoạn đầu và gọi đây là "một hiệp định vĩ đại".

Các cam kết cụ thể được Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ công bố hôm 13/12 bao gồm: Trung Quốc đồng ý chấm dứt việc ép buộc hoặc gây áp lực dài hạn bắt các công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ cho các công ty Trung Quốc như một điều kiện để được vào thị trường, phê duyệt hành chính hoặc được hưởng điều kiện ưu đãi của chính phủ. Trung Quốc cũng cam kết cung cấp quy trình minh bạch, công bằng và đúng hạn trong các vụ tố tụng hành chính và tiến hành chuyển giao công nghệ, cấp phép theo điều kiện thị trường.

Về cơ chế thực thi, thỏa thuận sẽ bao gồm cơ chế giải quyết tranh chấp với tư cách là một cơ quan thực thi. Quá trình này phù hợp với việc thực hiện các hiệp định thương mại khác của Mỹ. Khiếu nại của một bên sẽ được đệ trình lên Nhóm công tác Mỹ - Trung. Nếu các quan chức không thể giải quyết tranh chấp, sẽ do cuộc họp cấp bộ quyết định. Đại diện thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer cho biết hành động này có thể bao gồm thuế quan hoặc các biện pháp khác, nhưng ông có vẻ lạc quan rằng Trung Quốc sẽ giữ lời hứa.

Khi nào thỏa thuận được ký và có hiệu lực?

Bước tiếp theo hai bên sẽ hành động như thế nào? Tin cho biết, các luật sư hiện đang xem xét văn bản để chuẩn bị ký hiệp định vào tuần đầu tiên của tháng 1/2020. Văn bản của thỏa thuận cũng đang được phiên dịch. Đại diện Thương mại Lighthizer và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc (Liu He) có thể sẽ ký hiệp định tại Washington. Hiệp định sẽ chính thức có hiệu lực sau khi ký 30 ngày.

Ông R. Lighthizer trước đó cũng đã tiết lộ rằng Mỹ và Trung Quốc sẽ ký một thỏa thuận vào tháng 1 năm 2020. Theo Reuters ngày 13 tháng 12, cùng ngày, ông R. Lighthizer đã tiết lộ với các phóng viên về hai điều không được đề cập rõ ràng trong tuyên bố mới nhất của Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ. Một trong đó là Mỹ và Trung Quốc sẽ ký Hiệp định thương mại giai đoạn đầu vào tháng 1/2020.

Sau hơn 2 tháng công bố đạt được thỏa thuận trong vòng đàm phán thứ 10, đến nay thời hạn ký kết hiệp định cụ thể vẫn chưa được xác định.
Sau hơn 2 tháng công bố đạt được thỏa thuận trong vòng đàm phán thứ 10, đến nay thời hạn ký kết hiệp định cụ thể vẫn chưa được xác định.

 Hiệp định giai đoạn thứ hai sẽ được đàm phán như thế nào? Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 13/12 tuyên bố rằng: giai đoạn đàm phán tiếp theo sẽ bắt đầu ngay lập tức. Cùng ngày, ông R. Lighthizer tiết lộ với các phóng viên rằng giai đoạn thứ hai của các cuộc đàm phán hiệp định thương mại Mỹ-Trung sẽ bắt đầu vào thời điểm thích hợp, nhưng Tổng thống không muốn đợi đến sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 mới bắt đầu đàm phán.

Hoa Kỳ bày tỏ, các cuộc đàm phán trong tương lai sẽ tập trung vào các mặt thương mại số, nội địa hóa dữ liệu, dữ liệu xuyên biên giới và xâm nhập mạng.

Bắc Kinh không công bố số liệu cụ thể

Vào đêm muộn ngày 13/12 theo giờ Bắc Kinh, phía Trung Quốc đã ban hành một tuyên bố mang tên “Hai bên Trung – Mỹ đã đạt được nhất trí về văn bản hiệp định kinh tế và thương mại giai đoạn đầu giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ”, mà không đề cập đến số lượng mua hàng hóa cụ thể của Trung Quốc.

Tuyên bố nói, với việc mở rộng thị trường nội địa của Trung Quốc, các công ty Trung Quốc căn cứ theo các quy tắc của WTO và các nguyên tắc thị trường hóa và thương mại hóa sẽ tăng nhập khẩu các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao và cạnh tranh từ các quốc gia bao gồm Hoa Kỳ, giúp thuận theo xu thế gia tăng tiêu dùng trong nước, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của mọi người để có cuộc sống tốt hơn.

Về thời điểm và nơi ký kết thỏa thuận. Đêm ngày 13/12, giờ Bắc Kinh, Văn phòng Thông tin của Quốc Vụ viện Trung Quốc đã tổ chức một cuộc họp báo. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Tài chính và Kinh tế Trung ương, Thứ trưởng Bộ Tài chính Liêu Mân (Liao Min) nói rằng Trung Quốc và Mỹ đang thương thảo về thời gian, địa điểm, hình thức ký kết hiệp định; các thông tin tiếp theo sẽ được công bố kịp thời.

Liên quan đến việc mua sắm nông sản Hoa Kỳ, ông Hàn Tuấn (Han Jun), Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc, đã không công bố số tiền cụ thể tại cuộc họp báo. Ông chỉ nói, “một điều không nghi ngờ là việc thực hiện thỏa thuận này sẽ làm gia tăng đáng kể nhập khẩu nông sản của Trung Quốc từ Mỹ”.

Hàn Tuấn nói, Trung Quốc sẽ giữ vững khả năng tự cung cấp ngũ cốc cơ bản và sự an toàn tuyệt đối của khẩu phần, sẽ cầm chắc bát cơm trong tay mình, được nấu bằng gạo của mình và giữ vững ranh giới an ninh lương thực quốc gia.

Khuya ngày 13/12, Văn thòng thông tin Quốc Vụ viện tổ chức họp báo, nhấn mạnh hai bên có đi có lại và nhượng bộ lẫn nhau trong việc đạt được nhất trí về văn bản hiệp định.
Khuya ngày 13/12, Văn thòng thông tin Quốc Vụ viện tổ chức họp báo, nhấn mạnh hai bên có đi có lại và nhượng bộ lẫn nhau trong việc đạt được nhất trí về văn bản hiệp định.

Phía Mỹ thông báo chi tiết cụ thể, Trung Quốc nhấn mạnh sự nhượng bộ đối đẳng

Đánh giá từ tuyên bố của hai bên và cuộc họp báo hôm 13/12, Trung Quốc đang cố gắng hết sức để tạo ra một sự nhượng bộ có đi có lại và một thái độ mạnh mẽ đối với Mỹ. Phía Mỹ thì không ngần ngại công bố các chi tiết cụ thể của hiệp định.

Ông Robert Lighthizer, một nhà đàm phán thương mại ít nói của Mỹ, hôm 13/ 12 nói với truyền thông rằng là một phần của giai đoạn đầu tiên của hiệp định thương mại Mỹ - Trung, Trung Quốc hứa sẽ tăng mua 200 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ của Mỹ trong vòng hai năm, tập trung vào bốn lĩnh vực: Chế tạo, năng lượng, nông nghiệp và dịch vụ.

Là một phần của giai đoạn đầu tiên của hiệp định thương mại, Trung Quốc đã đồng ý mua thêm 32 tỷ USD sản phẩm nông nghiệp của Hoa Kỳ trong vòng 2 năm.

Trả lời câu hỏi của phóng viên CNN về một số nội dung cụ thể của văn bản hiệp định, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trung Quốc Liêu Mân nói ưu tiên hàng đầu là ký và thực hiện giai đoạn đầu của hiệp định; việc thực hiện, cuộc đàm phán tiếp theo khi nào bắt đầu vẫn còn chờ thảo luận giữa nhóm làm việc của cả hai bên.

Bên ngoài cho rằng, cho dù là tuyên bố hay trong cuộc họp báo, Trung Quốc đang cố gắng tạo ra một bầu không khí là hai bên có đi có lại và nhượng bộ lẫn nhau.

Khi một phóng viên hỏi phía Mỹ có thời gian biểu cụ thể cho việc cam kết hủy bỏ thuế quan hay không, ông Trịnh Trạch Quang, Thứ trưởng Ngoại giao đã không trả lời trực tiếp.

Ông nói, Trung Quốc nỗ lực cùng với Mỹ để không xung đột, không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi. Đồng thời, ông Trịnh Trạch Quang cũng lặp lại những lời lẽ của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc: “Đối với những lời lẽ và hành động sai trái của phía Mỹ, Trung Quốc đã và sẽ tiếp tục thể hiện lập trường nghiêm túc của chúng tôi và đưa ra những phản ứng cần thiết và kiên quyết”.