Mỹ tăng đội tàu ngầm hạt nhân lên 48 chiếc đối phó Trung Quốc

VietTimes -- Hải quân Mỹ ngày càng coi trọng vai trò của tàu ngầm ở các vùng biển của Thái Bình Dương, một phần nguyên nhân là Trung Quốc còn đang yếu về khả năng săn ngầm.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Virginia Hải quân Mỹ. Ảnh: Naval Today.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Virginia Hải quân Mỹ. Ảnh: Naval Today.

Tờ National Interest Mỹ gần đây cho hay Hải quân Mỹ sắp mua sắm nhiều hơn tàu ngầm hạt nhân tấn công tiên tiến nhất. Trong nội dung chi tiết do ngân sách năm tài khóa 2018 yêu cầu, Hải quân Mỹ tiết lộ, Trợ lý thư ký Hải quân phụ trách nghiên cứu phát triển và mua sắm, ông Allison Stiller đã phê chuẩn kế hoạch mua sắm mới nhất của hải quân đối với tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Virginia.

Kế hoạch mới sẽ nâng số lượng mua sắm tàu ngầm hạt nhân từ 30 chiếc lên 48 chiếc, mức tăng lên tới 60%.

Việc Quân đội Mỹ mua sắm nhiều tàu ngầm hạt nhân hơn sẽ làm cho giá cả rẻ hơn. Vì vậy, Hải quân Mỹ tăng chi phí dự kiến mua sắm tàu ngầm lớp Virginia từ 104 tỷ USD năm 2016 lên khoảng 162 tỷ USD. Đây là kế hoạch mua sắm có trị giá cao thứ hai của Quân đội Mỹ, sau máy bay chiến đấu tàng hình F-35.

Hải quân Mỹ còn muốn mua sắm nhiều tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Columbia hơn để thay thế cho tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio.

Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Virginia dài 377 thước Anh, rộng 34 thước Anh, lượng giãn nước đầy là 7.800 tấn, thấp hơn nhiều tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Seawolf Mỹ, tốc độ khoảng 25 hải lý/giờ trở lên. Tàu ngầm lớp Virginia có 12 ống phóng thẳng đứng và 4 ống phóng ngư lôi 533 mm.

Tàu ngầm hạt nhân tấn công mới nhất của Mỹ cuối cùng sẽ thay thế tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Los Angeles hiện đang sử dụng. Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Seawolf ban đầu dự định được coi là sản phẩm thay thế của lớp Los Angeles, nhưng do chi phí cao và cân nhắc chiến lược, Mỹ chỉ chế tạo 3 chiếc, kế hoạch này hiện đã bị xáo trộn.

Tàu ngầm hạt nhân chiến lược USS Columbia SSN 771. Ảnh: Naval Today.
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược USS Columbia SSN 771. Ảnh: Naval Today.

Hiện nay, Hải quân Mỹ đã bắt đầu ca ngợi thành quả sáng tạo đến từ lớp Virginia, trong đó bao gồm đã nâng cao khả năng tác chiến ở vùng biển duyên hải và khả năng vận chuyển lực lượng tác chiến đặc biệt đổ bộ. Đồng thời, nó cũng đã nâng cao khả năng nghe lén.

Điều có thể khẳng định là trong tương lai Hải quân Mỹ sẽ ngày càng lệ thuộc vào tàu ngầm, bởi vì tàu chiến mặt nước của Quân đội Mỹ sẽ dễ bị tấn công hơn bởi tên lửa chống hạm, nhất là tên lửa chống hạm do Trung Quốc sản xuất.

Đúng như Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc Harry Harris nói trước Quốc hội Mỹ năm 2016: "Thái Bình Dương là không gian chủ yếu nhất thể hiện năng lực tác chiến của tàu ngầm Mỹ. Sở hữu tàu ngầm hạt nhân như lớp Virginia là một việc tốt nhất đối với Hải quân Mỹ".

Ông Harry Harris nói thêm: "Tàu ngầm của chúng ta rất thiếu, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương không đáp ứng được nhu cầu của tôi đối với tàu ngầm".

Ngoài xét tới khả năng chống hạm của Trung Quốc, Mỹ coi trọng vai trò của tàu ngầm như vậy ở khu vực Thái Bình Dương là do khả năng tác chiến săn ngầm của Bắc Kinh được cho là yếu.

Những năm gần đây, Trung Quốc luôn tích cực tìm cách nâng cao năng lực này, nhưng còn chưa rõ điều này sẽ tiếp tục trong bao lâu. Điều đáng chú ý nhất là, Bắc Kinh đã tuyên bố có kế hoạch xây dựng hệ thống theo dõi dưới đáy biển quy mô lớn ở biển Hoa Đông và Biển Đông.

Tàu sân bay thông thường tự chế đầu tiên Type 001A Trung Quốc. Ảnh: Ifeng
Tàu sân bay thông thường tự chế đầu tiên Type 001A Trung Quốc. Ảnh: Ifeng