Mỹ sẽ giúp Đài Loan chế tạo tàu ngầm kiềm chế Trung Quốc

(VietTimes) -- Mỹ sẽ hỗ trợ rộng rãi cho Đài Loan chế tạo tàu ngầm để kiềm chế Trung Quốc, nhưng Mỹ sẽ không chuyển nhượng những công nghệ nhạy cảm, tiên tiến.
Tàu ngầm lớp Sea Dragon, Đài Loan. Ảnh: Defensenews
Tàu ngầm lớp Sea Dragon, Đài Loan. Ảnh: Defensenews

Tờ Thanh niên Trung Quốc ngày 13/8 cho biết Trung tâm phát triển tàu ngầm Đài Loan vừa mới thành lập, đề xuất phương án chế tạo tàu ngầm động cơ thông thường trong thời gian tương đối ngắn, có kế hoạch chi 95 triệu USD.

Chuyên gia Nga Vasilii Cashin ngày 11/8 có bài bình luận trên tờ Sputnik Nga cho rằng dự kiến Mỹ sẽ cung cấp viện trợ rộng rãi cho Đài Loan trong việc chế tạo loại vũ khí mới này. Xuất phát từ góc độ lợi ích quân sự của Mỹ, điều này có ý nghĩa nhất định đối với họ.

Tàu ngầm là một trong những số ít vũ khí giúp Đài Loan kiềm chế có hiệu quả đối với khả năng Trung Quốc triển khai hành động quân sự đối với Đài Loan.

Đài Loan sở hữu biên đội tác chiến tàu ngầm có thể đưa ra phản ứng đối với các cuộc khủng hoảng tiềm tàng, có lợi cho lực lượng quân sự triển khai hành động trên phương hướng khác.

Tàu ngầm thông thường lớp Gyppy, Hải quân Đài Loan
Tàu ngầm thông thường lớp Gyppy, Hải quân Đài Loan

Mỹ đứng đầu thế giới về nghiên cứu chế tạo tàu ngầm hạt nhân. Về lý thuyết, họ hầu như sở hữu công nghệ đồng bộ để sản xuất và chế tạo tàu ngầm động cơ diesel-điện.

Ví dụ, hệ thống điện tử, hệ thống định vị thủy âm, hệ thống kiểm soát vũ khí của phần lớn tàu ngầm hạt nhân cũng có thể sử dụng cho tàu ngầm diesel-điện.

Nhưng, do một số nguyên nhân, Mỹ không đồng ý chuyển nhượng những công nghệ nhạy cảm, tiên tiến này cho Đài Loan.

Có thể người Mỹ sẽ lựa chọn chuyển nhượng hệ thống phiên bản đơn giản có tính năng kém hơn. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến tính năng của tàu ngầm Đài Loan.

Còn về hệ thống riêng có của tàu ngầm thông thường thì phức tạp hơn nhiều. Chẳng hạn, trên tàu ngầm thông thường thế hệ mới của Trung Quốc có lắp hệ thống AIP (hệ thống tuần hoàn không khí độc lập), trên tàu ngầm mới của Nhật Bản cũng đã trang bị hệ thống tương tự. Trong khi đó, Mỹ không có kinh nghiệm sản xuất hệ thống này.

Trong nghiên cứu phát triển tàu ngầm, có thể bắt chước tàu ngầm mới của Nga sử dụng ắc-quy mạnh hơn để thay thế, tàu ngầm hạt nhân Mỹ cũng có ắc-quy tự nghiên cứu phát triển, nhưng những ắc-quy này nhỏ và thô hơn ắc-quy tàu ngầm thông thường, bởi vì nó chỉ có thể dùng đến trong một số trường hợp khẩn cấp mới.

Tàu ngầm SS-792 lớp Guppy Hải quân Đài Loan. Ảnh: Taipeitimes
Tàu ngầm SS-792 lớp Guppy Hải quân Đài Loan. Ảnh: Taipeitimes

Tàu ngầm hạt nhân cũng sử dụng động cơ phát điện bằng diesel, có lẽ có thể làm thiết bị phát điện diesel cho tàu ngầm diesel-điện của Đài Loan. Nhưng, đồng thời, không biết loại thiết bị này có phù hợp với trình độ hiện đại hóa hàng đầu hay không.

Cuối cùng, còn có một số vấn đề liên quan đến tổ chức thiết kế, người Mỹ và người Đài Loan còn thiếu kinh nghiệm trên phương diện này. Việc độc lập mời chuyên gia nước ngoài có thể giải quyết được một số vấn đề.

Mặc dù vậy, Mỹ rất có thể không muốn chuyển nhượng các công nghệ tiên tiến về âm thanh nước và giảm tiếng ồn cho Đài Loan. Hơn nữa, Mỹ thiếu kinh nghiệm trong chế tạo hệ thống động cơ tàu ngầm thông thường, làm cho Đài Loan cuối cùng có thể chế tạo được tàu ngầm tính năng bình thường trong khi chi phí lại đắt đỏ.

Tàu ngầm lớp Sea Dragon, Đài Loan. Ảnh: Defensenews
Tàu ngầm lớp Sea Dragon, Đài Loan. Ảnh: Defensenews