Không mua được bản quyền, Nga phát triển phông chữ riêng

VietTimes – Các nhà phát triển hệ điều hành nội địa Nga không thành công trong đàm phán mua hệ phông chữ phổ thông do lệnh trừng phạt, đã buộc phải phát triển phông chữ dành riêng cho thị trường trong nước. Từ nay, người Nga có hệ phông chữ phổ thông của riêng mình.
(ảnh minh họa)
(ảnh minh họa)

Trang Kommersant dẫn nguồn lời giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và sản xuất công nghệ NGO RusBITeh và chủ nhiệm nhóm phát triển Astra Linux Yuri Sosnina cho biết: Các nhà phát triển hệ điều hành Astra Linux Nga không mua được bản quyền sử dụng các font chữ phổ biến, đặc biệt là font chữ tiêu chuẩn cho văn bản Times New Roman, do Mỹ và phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt.

Công ty Monotype Imaging, sở hữu bản quyền các phông chữ phổ thông như Arial, Verdana, Tahoma, Times New Roman và những phông chữ khác từ chối ký hợp đồng cung cấp bản quyền sử dụng các phông chữ trên, cáo buộc Công ty cổ phần NPO RusBITeh đang làm việc với Bộ Quốc phòng Nga.

Hai công ty Nga và Mỹ đã đàm phán thành công chuyển nhượng bản quyền sử dụng các font chữ trong hệ điều hành Astra Linux của nước Nga, nhưng thỏa thuận thương mại sụp đổ vào phút cuối. Monotype Imaging, dựa trên lệnh trừng phạt  đối với các công ty làm việc "cho lợi ích của Bộ Quốc phòng Nga” hủy bỏ kết quả đàm phán. Nguyên nhân của việc hủy bỏ này là phía Mỹ cáo buộc công ty NGO RusBITeh tham gia trong triển lãm hàng không quốc tế MAKS.

Theo Kommersant, Monotype Imaging tuyên bố không quá quan tâm đến các giao dịch, đưa ra "một mức giá khá cao". Theo phát biểu của đại diện công ty NGO RusBITeh với phóng viên Kommeranta, công ty không trực tiếp hủy bỏ đàm phán và hy vọng rằng mức giá quá cao sẽ làm phía Nga sợ mà lui.

Không có cách khác, công ty NGO RusBITeh phối hợp với công ty Paratype phát triển các phông chữ tương tự như Times New Roman – phông chữ PT Astra Sans và PT Astra Serif, được sử dụng trên hệ điều hành mới của Nga. Monotype Imaging không bình luận về thất bại trong giao dịch.

Công ty NGO RusBITeh phát triển Astra Linux từ năm 2010. Hệ điều hành được đăng ký là phần mềm phát triển nội địa. Các khách hàng chính của công ty là Bộ Quốc phòng, Cơ quan Tình báo nước ngoài, Cơ quan An ninh Liên bang, Cơ quan Hải quan Liên bang và Bộ Y tế.

Như vậy, trên thế giới trong tương lai sẽ xuất hiện một thế hệ máy tính mới với hệ điều hành mới và các phần mềm mới. Nga chắc chắn sẽ không có ý định giữ hệ điều hành này chỉ dành riêng cho mình, cuộc cạnh tranh mới có thể sẽ diễn ra trên toàn cầu, đặc biệt là trong thế giới thứ 3.

QA