Hãng xe đạp thông minh nhận khoản đầu tư hơn 200 triệu USD

VietTimes -- Beijing Mobike Technology Co Ltd (Mobike), thương hiệu xe đạp thông minh đầu tiên và lớn nhất trên thế giới  vừa nhận được gói đầu tư lên tới 215 triệu USD cho Series D của mình.
Davis Wang - CEO của Mobike
Davis Wang - CEO của Mobike

Trước đó 3 tháng, hãng cũng vừa nhận được gói đầu tư 100 triệu USD cho Series C.

Tencen – tập đoàn khổng lồ trong lĩnh vực viễn thông của Trung Quốc và quỹ đầu tư tư nhân Warburg Pincu đến từ Hoa Kỳ là những nhà đầu tư chiến lược cho serie D. Trong số những nhà đầu tư cho serie C có Công ty du lịch Ctrip, Quỹ đầu tư tư nhân TPG và Tập đoàn điều hành chuỗi khách sạn hàng đầu của Trung Quốc.

Ông Davis Wang, nhà đồng sáng lập và là Tổng giám đốc của hãng cho biết, hai gói đầu tư mới nhất đã đưa Mobike lên vị trí công ty được đầu tư lớn nhất trên quy mô toàn cầu trong lĩnh vực chia sẻ xe đạp thông minh đồng thời giúp hãng tiến gần hơn tới việc đạt được những mục tiêu của mình.

“Đó là đưa nhiều xe đạp đến nhiều thành phố hơn nữa, sử dụng công nghệ sáng tạo của chúng tôi làm cho xe đạp trở thành sự lựa chọn thuận tiện nhất, thân thiện môi trường nhất cho người dân đô thị khi di chuyển”. Ông Wang cũng cảm ơn các nhà đầu tư “đã chia sẻ tầm nhìn của công ty về cải thiện cuộc sống đô thị và đặt niềm tin vào tiềm năng từ những nền móng của công ty”.

Trạm đỗ xe của Mobike

Công ty chia sẻ xe đạp thông minh làm việc thế nào

Mobike bắt đầu thử nghiệm dịch vụ của mình tại Thượng Hải vào cuối năm 2015 và chính thức hoạt động từ tháng 4/2016. Chỉ trong vòng 9 tháng, công ty đã mở rộng dịch vụ tới 9 thành phố lớn của Trung Quốc,trong đó có Bắc Kinh, Quảng Châu, Thành Đô,Thâm Quyến, Ninh Hạ, Phật Sơn, Hạ Môn và Vũ Hán.

Vì sao công ty có tốc độ tăng trưởng nhanh vậy?

Đó là vì sự thuận tiện của dịch vụ. Những chiếc xe đạp được thiết kế chuyên dụng có các thiết bị GPS và khóa thông minh cho phép người dùng với ứng dụng trên điện thoại thông minh dễ dàng tìm thấy những chiếc xe đạp tại những địa điểm gần nhất vào bất cứ thời điểm nào, dùng mã mở những chiếc khóa chuyên dụng và lên xe đi tới những nơi cần đến. Đến nơi, họ chỉ cần tìm tới những điểm đỗ xe gần đó nhất, khóa xe lại để người dùng kế tiếp có thể sử dụng. Phí thuế xe được tự động tính và trừ vào tài khoản của người dùng.

Khóa chuyên dụng

“Chúng tôi hướng tới bất cứ đô thị nào cần đến dịch vụ của mình. Chúng tôi tin rằng đa số người dân đo thị sẽ cảm nhận được sự tiện lợi, thân thiện với môi trường khi di chuyển trên những quãng đường khoảng 2 đến 3km”.- CEO của Mobike nói.

Cạnh tranh khốc liệt

Do tiện lợi như vậy, đến nay đã có hàng trăm nghìn chiếc xe của công ty được đưa vào hoạt động. riêng ở Thượng Hải đã có tới 100.000 chiếc

Điều đó cũng có nghĩa là tương lai của lĩnh vực dịch vụ này là rất khả quan. Một nghiên cứu của Công ty tư vấn chiến lược Roland Berger (Đức) dự báo mức tăng trưởng lên tới 20%/năm và doanh thu đạt tới 5,3 tỷ euro vào năm 2020.

Cũng vì tỷ suất lợi nhuận cao nên đã có thêm nhiều công ty nhảy vào cạnh tranh để giành thị phần lớn hơn trong miếng bánh béo bở này. Riêng tại Trung Quốc, ngoài Mobike còn có ba công ty  lớn khác hoạt động khai thác dịch vụ này. Đó là công ty Công nghệ Xe đạp khóa Bắc Kinh (Beijing Bikelock Technology Co), khởi nghiệp với tên gọi oFo, hiện cũng là đối thủ lớn nhất của Mobike. Tháng 9/2016, công ty này đã được một nhóm các nhà đầu tư, đứng đầu là Lei Jun) người sáng lập hãng điện thoại Xiaomi  và người khổng lồ trong lĩnh vực chia sẻ xe ô tô  Didi Chuxing rót vốn. Theo một báo cáo của Bloomberg, gói đầu tư cho doanh nghiệp này có thể lên đến 500 triệu USD.

Với những gói đầu tư mới, Mobike sẽ hướng đến mở rộng thị trường, không chỉ tại Trung Quốc mà còn ở thị trường nước ngoài, sớm nhất là tại Singapore ngay trong Quý 1/2017 và sau đó là các quốc gia khác tại châu Á và châu Âu.

Theo Digital News Asia