Hàng ngàn “cố vấn” Mỹ-NATO đang tham chiến tại Syria, Iraq

VietTimes -- Dưới đây là số cố vấn của liên minh cử đi tính đến 11/7/2016: Mỹ: 4647; Anh 1.350; Úc 460; Italy  440; Tây Ban Nha 340; Pháp 240; Đức 120; Hungary 120; Hà Lan 130; Đan Mạch 130; New Zealand 110; Na Uy 80; Canada 70; Phần Lan 50; Ba Lan 50; Thụy Điển, 30; Thổ Nhĩ Kỳ 30; Bỉ 20; Latvia 10 người, Defenseone thống kê.

Cuộc chiến đẫm máu tại Syria vẫn chưa có lối thoát
Cuộc chiến đẫm máu tại Syria vẫn chưa có lối thoát

Vào tháng 5/2011, theo Bộ Tài chính Mỹ, tướng Qassem Suleimani, chỉ huy Lực lượng Quds của Iran đang trực tiếp hỗ trợ chế độ của tổng thống Syria Assad. Những lực lượng bên ngoài khác bao gồm cả Hezbollah cũng đã xác nhận sự tham gia ở Syria từ tháng 4/2012. Defenseone điểm mặt các bên đang tham chiến tại Syria.

Nga

Nga đã chính thức đưa quân lính và cố vấn đến tham chiến ở Syria kể từ tháng 9/2015. Nga điều lực lượng thủy quân lục chiến đến Syria khi ông Assad yêu cầu tăng cường hỗ trợ. Dưới sự tham gia của không quân Nga, quân đội Syria đã đảo ngược cục diện chiến trường, giành thắng lợi trước phiến quân ở một số khu vực. Vào tháng 3/2016, đặc nhiệm Nga Spetnaz cũng được xác nhận là đã tham chiến ở Palmyra.

Thổ Nhĩ Kỳ

Vào ngày 21/2/2015, Thổ Nhĩ Kỳ điều xe tăng, máy bay không người lái và máy bay trinh sát cùng hàng trăm quân lính đến phía bắc Syria. Akara hậu thuẫn nhóm phiến quân Quân đội tự do Syria (FSA) đánh chiếm thành phố Al-Bab từ tay IS và nhắm đến mục tiêu Manbji nhằm ngăn người Kurd hình thành một quốc gia riêng.

Vào tháng 11/2015, Reuter cho biết Ankara đã cử 150 lính đến “căn cứ quân sự Bashiqua của Iraq ở gần Mosul để bảo vệ lính Thổ Nhĩ đang huấn luyện dân quân dòng Hashid Watani Sunni chiến đấu chống lại IS”. Sự việc này đã dấy lên những chỉ trích từ phía Baghdad vì quân Thổ đến Iraq mà không có sự tham vấn từ Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi.

Lực lượng đặc nhiệm của Thổ Nhĩ Kỳ cũng được cho là đã vượt biên giới tiến quân sang miền bắc Syria hồi tháng 5/2016.

Liên minh do Mỹ dẫn đầu đã đưa hàng trăm cố vấn và chuyên gia đến giúp các nhóm chiến đấu chống IS ở Iraq và Syria. Dưới đây là số cố vấn của liên minh cử đi tính đến 11/7/2016:

Mỹ: 4647; Anh 1.350; Úc 460; Italy  440; Tây Ban Nha 340; Pháp 240; Đức 120; Hungary 120; Hà Lan 130; Đan Mạch 130; New Zealand 110; Na Uy 80; Canada 70; Phần Lan 50; Ba Lan 50; Thụy Điển, 30; Thổ Nhĩ Kỳ 30; Bỉ 20; Latvia 10 người.

Tin tức đầu tiên về các thành viên của liên minh chiến đấu chống IS xuất hiện khi lực lượng đặc nhiệm của Canada chống lại các cuộc tấn công vũ trang nhỏ ở phía bắc Iraq vào tháng 1/2015. Sự việc này diễn ra sau cuộc tấn công bất ngờ của lực lượng đặc nhiệm Mỹ để truy tìm nạn nhân Jim Foley vào ngày 3/7/2014 ở Raqqa, sau khi thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi phát biểu tại Mosul và tuyên bố mình là “caliph”.

Với sự hỗ trợ của Nga, quân đội Syria đã lần thứ hai chiếm được thành cổ Palmyra từ tay IS
Với sự hỗ trợ của Nga, quân đội Syria đã lần thứ hai chiếm được thành cổ Palmyra từ tay IS

Tổng thống Obama đã cho phép điều động một đội quân 50 lính đặc nhiệm đến Syria vào tháng 10/2015, gần 16 tháng sau khi đạo quân đầu tiên đến Iraq để chiến đấu chống IS. Tuy nhiên con số này nhanh chóng tăng lên 300 lính vào tháng 4/2016.

Vào cuối năm 2015, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter đã tuyên bố thành lập “lực lượng viễn chinh” của Lầu Năm Góc với quân đặc nhiệm thực hiện các nhiệm vụ hạ sát hoặc bắt giữ các thủ lĩnh IS. Israel cũng không chịu ngồi yên khi thỉnh thoảng lại tổ chức tấn công quân đội Syria hoặc lực lượng Hezbollah.

Cuộc chiến kéo dài 6 năm ở Syria đã khiến 400.000 người thiệt mạng và khiến một nửa dân số Syria bị mất nhà cửa, bao gồm cả 5 triệu người di cư tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn ở nước ngoài. Trong cuộc chiến này, Nga đóng vai trò quan trọng trong việc làm suy yếu phe nổi dậy mưu đồ lật đổ Assad. Nhưng kể cả khi IS bị đánh bại, điều gì sẽ tiếp tục diễn biến ở Syria vẫn chưa được xác định khi ông Assad đã thề sẽ giải phóng toàn bộ lãnh thổ Syria.

Vấn đề hiện nay là trên chiến trường Syria tồn tại hàng trăm nhóm phiến quân Hồi giáo cực đoan, lính đánh thuê bắn giết lẫn nhau để tranh giành quyền lực. Nhiều nhóm hiện đã bị triệt tiêu sau nhiều tháng gia tăng bạo lực không kiểm soát ở Syria, thứ bạo lực mà các quan chức Mỹ cảnh báo sẽ cần tới một vài thế hệ mới có thể ổn định được.