Donald Trump bài binh bố trận, dồn dập ra đòn quyết buộc Trung Quốc “đầu hàng” (Kỳ 2)

VietTimes -- “Đã đến lúc chúng ta phải ra tay với Trung Quốc. Họ trước nay vẫn làm hại chúng ta trong thời gian rất dài rồi”, ông Donald Trump đã tuyên bố hôm 20/9. Ông Trump còn lên tiếng cảnh cáo Trung Quốc rằng Mỹ “còn rất nhiều đạn” nếu Bắc Kinh lại có biện pháp đáp trả…Tất cả những động thái này cho thấy Mỹ đang áp dụng nhiều biện pháp, sử dụng nhiều chiến thuật để “truy kích” Trung Quốc đến cùng…
Cuộc chiến mậu dịch Mỹ - Trung ngày càng gay gắt với việc hai bên liên tục leo thang các biện pháp trừng phạt - đáp trả
Cuộc chiến mậu dịch Mỹ - Trung ngày càng gay gắt với việc hai bên liên tục leo thang các biện pháp trừng phạt - đáp trả

Thứ sáu: Chiến tranh tiền tệ

Chiến tranh tiền tệ là một đòn nặng mà ông Donald Trump tung ra sau chiến tranh thương mại.

Ngày 20/9, ông Trump ký mệnh lệnh hành chính ủy quyền cho Chính phủ, Bộ Tài chính thực thi Luật trừng phạt các đối thủ của nước Mỹ (Countering America’s Adversaries Through Sanctions Act, CAATSA). Từ nay về sau, được tiến hành trừng phạt ở mức mạnh nhất các cơ cấu, cá nhân theo lệnh của tổng thống; bao gồm: cấm giao dịch tiền tệ và chuyển tiền, phong tỏa tài sản ở Mỹ và tiến hành trừng phạt những người chủ quản, lãnh đạo những cơ cấu vi phạm…

Nói một cách khác, ông Trump đã phát đi lời cảnh báo tới Trung Quốc: nếu chiến tranh thương mại trở thành cuộc chiến lâu dài, hoặc Trung Quốc tiến hành trả thù những nông dân và các công ty Mỹ, thì họ không những phải đối mặt với đợt “pháo kích thuế quan” với hỏa lực 267 tỷ USD, mà còn có thể bị trừng phạt về mặt tài chính, tiền tệ.

Phạm vi trừng phạt về tài chính, tiền tệ rất rộng. Nhỏ là đóng băng tài khoản cá nhân, tài sản công ty; lớn đến mức cấm các cá nhân và thực thể nước ngoài giao dịch với Trung Quốc; thậm chí hủy bỏ việc thanh toán bằng đồng USD giữa Trung Quốc với các nước, ảnh hưởng và tác hại của nó khó có thể tính hết được, sẽ là nối đau “cắt da cắt thịt” chính quyền và các tập đoàn quyền quý Trung Quốc.

Chiến tranh tiền tệ là một đòn nặng mà ông Donald Trump tung ra sau chiến tranh thương mại.

Chiến tranh tiền tệ là một đòn nặng mà ông Donald Trump tung ra sau chiến tranh thương mại. 

Thứ bảy: Chiến tranh nhân tài

Nhân tài là tài sản cốt lõi của việc vận hành công ty và lớn hơn là sự phát triển quốc gia. Sở hữu những nhân tài có tố chất cao, kỹ thuật giỏi thì mới có được sức cạnh tranh mạnh mẽ trong tương lai.

Là một đại gia lão luyện trong giới kinh doanh, ông Trump hiểu rất rõ giá trị, tầm quan trọng của nhân tài. Vì vậy, ông tích cực cải cách chính sách di dân để chiêu mộ, cho nhập quốc tịch Mỹ những nhân tài cao cấp có kỹ thuật, có chuyên môn,có học lực; tích lũy nguồn nhân lực tinh hoa cho cho Mỹ để có thể thực hiện “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” (Make America Great Again).

Mặt khác, chính phủ Donald Trump cũng tiến hành phản kích lại việc Trung Quốc "cướp đoạt" nhân tài của Mỹ; gần đây đã tiến hành các chiến dịch “càn quét, triệt phá” chương trình “Kế hoạch ngàn người” của Trung Quốc nhằm chiêu mộ, thu hút các nhân tài ưu tú trong người Hoa ở Mỹ về nước phục vụ.

Thông qua “Kế hoạch ngàn người”, Trung Quốc đã chiêu mộ được mấy ngàn nhà khoa học gốc Hoa ở nước ngoài về Trung Quốc làm việc. Mỹ cáo buộc Trung Quốc tiến hành dụ dỗ, mua chuộc họ trở thành gián điệp thương mại; chỉ thị họ lấy cắp các công nghệ cao và cơ mật trong các cơ quan chính quyền, công ty, phòng thí nghiệm của nước ngoài chuyển về Trung Quốc, coi đó là vốn quý cho cỗ “siêu xe đường vòng” chuyển đổi ngành nghề.

Ví dụ, Trịnh Tiểu Thanh, Kỹ sư chủ nhiệm công trình của Tập đoàn GE bị FBI bắt giữ hôm 1/8 đã dính líu đến việc lấy cắp bí mật về công nghệ của động cơ turbine của hãng; Trương Dĩ Hằng, nguyên giáo sư khoa Công trình hệ thống sinh vật Đại học Khoa học tự nhiên Virginia bị bắt tháng 9/2017 cũng bị khởi tố về 7 tội danh như lừa dối chính phủ, làm chứng cứ giả…

Hiện nay, do lo ngại ảnh hưởng lan rộng, nên Trung Quốc đã ra lệnh cấm truyền thông không được đề cập đến “Kế hoạch ngàn người” nữa. Việc mất đi những tinh hoa người Hoa hải ngoại cung cấp công nghệ hoặc lấy cắp bí mật thương mại rất có thể sẽ gây tổn hại đến chiến lược chuyển đổi ngành nghề của Trung Quốc.

Tiến hành chiến tranh mạng với Trung Quốc, Mỹ lựa chọn cách "Tiến công để phòng ngự"
Tiến hành chiến tranh mạng với Trung Quốc, Mỹ lựa chọn cách "Tiến công để phòng ngự"

Thứ tám: Chiến tranh mạng

Tấn công mạng được coi là kiểu “chiến tranh phi truyền thống” mới nổi lên, nhưng sức phá hoại và tính chất nghiêm trọng của nó thì không thể xem nhẹ.

Trước đây, Mỹ lớn tiếng kêu ca họ bị các hacker của Nga, Trung Quốc, Iran và Triều Tiên tấn công, thậm chí can dự cả vào cuộc bầu cử tổng thống. Giờ đây, ngay trước khi diễn ra cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, ông Trump đã ra lệnh tăng cường, đẩy mạnh phòng chống và phản kích.

Ngày 20/9, ông Donald Trump ký và công bố “Chiến lược mạng quốc gia” (National Cyber Strategy), trong đó nêu rõ: đối với các cuộc tấn công mạng của các hacker đến từ nước ngoài, Mỹ không những tiến hành phản kích, thậm chí có thể chủ động tấn công trước, quét sạch những mối đe dọa về mạng để đảm bảo cho an ninh quốc gia của Mỹ.

“Chúng ta sẽ đáp trả lại bằng cách tấn công để phòng ngự” – ông John Bolton, Cố vấn An ninh Quốc gia của Nhà Trắng nhấn mạnh – “Điều quan trọng là để cho mọi người thấy chúng ta không phải chỉ biết phòng ngự mà thôi”.

Vì vậy, nếu Trung Quốc vẫn có ý đồ dùng cách tấn công mạng để can thiệp vào cuộc bầu cử ở Mỹ, hoặc xâm nhập vào cơ quan chính quyền hoặc công ty Mỹ để lấy cắp bí mật thì họ sẽ không những bị truy cứu, phản kích, thậm chí có thể bị Mỹ ra đòn “tấn công để phòng ngự”, trước khi họ phát động tấn công.

Thứ chín: Chiến tranh tâm lý

“Giao dịch là hình thức nghệ thuật của tôi. Người khác có thể vẽ ra những bức tranh đẹp, làm ra những bài thơ hay, tôi lại thích đàm phán giao dịch, đặc biệt là những vụ làm ăn lớn”. Trong cuốn “Nghệ thuật giao dịch” ông đã viết ra những câu có tính kinh điển đó, thể hiện đầy đủ đời sống chính trị của mình.

Trước đây, trên thương trường, Donald Trump nổi tiếng bởi tài đàm phán, thương lượng xuất sắc. Khả năng đàm phán mạnh mẽ hơn người ông có được có liên quan đến đặc tính giỏi nắm bắt tâm lý người khác, khéo dự đoán, bất ngờ ra tay giành thắng lợi. Cả đời trên thương trường, ông đã nắm chắc mọi chiêu trò lừa lọc, nên tự nhận là một chính khách “mưu sâu tính giỏi”.

“Đàm phán không có quy tắc đã định trước, hoàn toàn liên quan đến việc lợi dụng tâm trí và sách lược khơi thông” - George Ross, Phó chủ tịch Tập đoàn Trump, người có mấy chục năm cộng tác với ông Donald Trump nói – ông Trump rất giỏi nắm bắt tâm lý đối thủ để khơi thông, “kỹ xảo đàm phán của Donald Trump là nguyên nhân quan trọng khiến ông trở thành nhà tỷ phú”.

Nhìn lại đời sống chính trị của ông Trump trong gần 2 năm qua, dù là vấn đề hạt nhân Triều Tiên, Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Hiệp định mậu dịch Mỹ - EU, Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung hay trong cuộc đọ sức nội bộ quốc hội, ông Trump đều thể hiện rõ sách lược đàm phán và chiến thuật tâm lý độc đáo của riêng ông.

Đặc biệt là trong cuộc Chiến tranh thương mại với Trung Quốc, khi Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin vừa đạt được hiệp nghị “không khai chiến” thì Donald Trump đã ra đòn “hồi mã thương”, tuyên bố sẽ gia tăng mức thuế đối với hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu, khiến phía Trung Quốc không kịp trở tay.

Trước khi Chiến tranh thương mại nổ ra, Trung Quốc tràn đầy tự tin, lầm tưởng rằng Donald Trump chỉ là thương gia giỏi kinh doanh, nhưng là chính khách thiếu kinh nghiệm thực tế. Nào ngờ, ông đã tiến hành cuộc chiến mậu dịch khiến họ “tối tăm mặt mũi, rối loạn phương hướng”. Ông Trump cứ “tiến công lại tiến công”, “gia tăng lại gia tăng”, liên tục xuất chiêu, gây áp lực mạnh, khiến Trung Quốc không thể dự đoán, chống đỡ yếu ớt.

Scott Clemons: “Tôi cho rằng Bắc Kinh sẽ thỏa hiệp. Kết cục không thể tránh được là Trung Quốc và Mỹ xây dựng một môi trường cạnh tranh bình đẳng hơn”
Scott Clemons: “Tôi cho rằng Bắc Kinh sẽ thỏa hiệp. Kết cục không thể tránh được là Trung Quốc và Mỹ xây dựng một môi trường cạnh tranh bình đẳng hơn” 

Có ý kiến phân tích cho rằng, trong vấn đề Triều Tiên, Trung Quốc có ý định dùng Triều Tiên để dụ ông Trump sa vào bẫy trói buộc Mỹ, Hàn, Nhật trước đây, như “hai tạm dừng” (Triều Tiên tạm dừng các hoạt động hạt nhân, Mỹ - Hàn tạm dừng diễn tập quân sự chung) và “hội đàm 6 bên”. Không ngờ Donal Trump chẳng những không trúng kế mà còn tương kế tựu kế, không chỉ dùng “trọng pháo mậu dịch” oanh tạc Trung Quốc, mà còn liên kết quốc tế cô lập họ. Đồng thời, ông còn nắm chắc tâm lý nhà lãnh đạo Kim Jong Un, thực thi vừa thi ân vừa đe dọa, dùng thiện chí thay thù địch, từ đó mở ra, làm kết cấu Trung – Triều hợp mưu trở nên lỏng lẻo.   

Mặc dù Trung Quốc vốn nổi tiếng về giỏi tâm lý, nhưng lần này đã gặp ông Trump cao tay hơn hẳn nên sa vào thế bị động, bị Trump nắm thóp, dùng chiến tranh tâm lý làm cho không biết đường ra, tiến thoái lưỡng nan.

Tóm lại, từ sau khi lên nắm quyền, Donald Trump không những đã thay đổi toàn diện chính sách đối với Trung Quốc, từ tiêu cực nhân nhượng chuyển thành tích cực truy kích. Ông Trump còn có chiến lược rộng lớn và chiến thuật đa dạng, gây sức ép và đối phó Trung Quốc.

 Ông Scott Clemons, chiến lược gia về sách lược đầu tư của Ngân hàng Brown Brothers Harriman & Co. (BBH) nhận định về tương lai của cuộc chiến mậu dịch hiện nay: “Tôi cho rằng Bắc Kinh sẽ thỏa hiệp. Kết cục không thể tránh được là Trung Quốc và Mỹ xây dựng một môi trường cạnh tranh bình đẳng hơn”. Đây cũng chính là mục tiêu mà ông Donald Trump công khai bày tỏ.