Đổi cho khách hàng iPhone “trả bảo hành”, Apple bị kiện ra tòa

Sau khi anh chàng mang tên David Lysgaard mang chiếc iPhone 4 của mình đến bảo hành để được 1 đổi 1 sản phẩm mới, anh đã nhận được một chiếc iPhone hàng "trả bảo hành" nên đã tiến hành kiện Apple ra tòa.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

David Lysgaard – người Đan Mạch đã giành được chiến thắng trong một vụ kiện “Táo khuyết”, tuy nhiên vụ việc này lại không liên quan gì đến bằng sáng chế mà lại cách mà Apple “hành xử” khi phải đổi mới sản phẩm cho khách hàng, theo như tờ MacRumors đã viết.

Theo như thông tin bảo hành của Apple và các chính sách của AppleCare, bất kể sự thay đổi hay sửa chữa nào liên quan tới thiết bị sẽ được thay thế một máy mới hoặc “ngang với mới về mặt hiệu năng và sự uy tín của thương hiệu”, máy “ngang với mới về mặt hiệu năng và sự uy tín của thương hiệu” không phải gì khác, chính là máy trả bảo hành (refurbished). Những mẫu trả bảo hành này thường chứa những phần linh kiện mới hoặc tái sử dụng, điều mà Lysgaard và phiên tòa ở Đan Mạch cho rằng họ không đồng tình với cách xử lý mà Apple đưa ra.

Theo như thông tin mà phiên tòa cung cấp, chiếc iPhone 4 hàng trả bảo hành được thay mới cho Lysgaard có thể có giá trị bán lại thấp hơn, bởi nó chứa những linh kiện thay thế. Không những vậy, quan tòa thấy chiếc smartphone được thay thế không đúng như “sự kỳ vọng thích đáng” của Lysgaard đó là nhận được một chiếc iPhone mới có giá trị bằng với chiếc điện thoại mà anh bỏ tiền mua.

Phiên tòa tại Đan Mạch đưa ra kết luận rằng chiếc iPhone hàng trả bảo hành không phải là một chiêc điẹn thoại “có giá trị như iPhone mới”, vì vậy nó đã vi phạm luật mua bán hàng hóa của Đan Mạch. Chính vì vậy, Apple bắt buộc phải thay thế chiếc điện thoại của Lusgaard bằng một mẫu mới. Quyết định này cũng có cùng ý kiến với nhận định của Hội đồng Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng của Đan Mạch – đó là chiếc smartphone thay thế phải là iPhone 4 mới, chứ không phải hàng refurbished.

Bước đi tiếp theo của Apple là gì? Apple có khả năng đưa vụ kiện này lên một phiên tòa cao có thẩm quyền cao hơn, tuy nhiên vụ việc này sẽ ảnh hưởng tới danh tiếng của Apple. “Quả táo cắn dở” có xu hướng sử dụng những linh kiện tái chế như là một cách để giảm áp lực do nhu cầu quá lớn nhờ cách không đổi trả cho khách hàng sản phẩm mới.

Đây không phải lần đầu tiên xuất hiện những vụ việc như thế này: Một phiên tòa tương tự ở Hà Lan đã diễn ra với một kết quả cũng không khác vào tháng 7 vừa qua. Cùng trong tháng đó, hai người dân ở California đã kiện Apple vì nhận được hàng đổi bảo hành.

Theo Tri thức trẻ, Digital Trends