"Đọc vị" nhãn dán trên hoa quả nhập khẩu

Những mã số trên nhãn dán hoa quả nhập khẩu bán trong siêu thị là một cách đơn giản xác định sản phẩm mà bạn sẽ mua, thậm chí giải thích rằng tại sao nó lại có giá cao/ thấp như vậy. Chẳng hạn, tại sao táo Diva lại lên đến hơn 300.000 đồng/ kg, trong khi táo khác giá chỉ bằng một nửa.
Táo ngoại được nhập ở siêu thị hầu hết đều ghi xuất xứ từ New Zealand hoặc Mỹ.
Táo ngoại được nhập ở siêu thị hầu hết đều ghi xuất xứ từ New Zealand hoặc Mỹ.

Dưới đây là ý nghĩa thực sự của nhãn dán trên hoa quả nhập khẩu:

Thực tế, không chỉ hoa quả mà cả rau củ nhập khẩu – dù là sản phẩm bán rời hoặc đóng gói số lượng lớn – đều được gán cho một mã PLU (mã số kiểm giá). Ở các thị trường phát triển, mặc dù hầu hết các sản phẩm được gán một mã PLU nhưng việc sử dụng mã PLU là tự nguyện. Không có một cơ quan quản lý nào quản lý nó và không bắt buộc nhà sản xuất nào cũng phải gán nhãn PLU. Hầu hết các cửa hàng tạp hoá, siêu thị sử dụng mã PLU như một cách thuận tiện để quản lý giá và tồn kho. Ngoài ra, mã số này còn cho biết phương thức trái cây được canh tác như thế nào.

Táo Ambrosia 3438 có nghĩa là trong quá trình canh tác có sử dụng các loại thuốc trừ sâu

Tất cả các mã PLU đều nằm trong dãy số từ 3000-4999. Mã có 4 chữ số có nghĩa là sản phẩm được canh tác thông thường, tức là có sử dụng thuốc trừ sâu. Loại hoa quả này bạn nên rửa sạch trước khi ăn để giúp loại bỏ vi khuẩn, vi trùng hay dư lượng thuốc.

Mã số có 4 chữ số mà có số "9" đứng đầu tiên cho thấy rằng đây là sản phẩm hữu cơ theo tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA). Những sản phẩm này đắt hơn hẳn so với sản phẩm cùng loại do: Chương trình hữu cơ quốc gia của USDA có rất nhiều yêu cầu nhà sản xuất nông nghiệp phải đáp ứng mới được gán nhãn "hữu cơ".

Táo Diva xuất xứ từ New Zealand - mã 94200 giá đắt hơn hẳn do đây là mã định danh cho sản phẩm hữu cơ.

Hệ thống PLU cũng bao gồm cả chữ số "8" đứng trước dãy số 4 chữ số. Ở đây, số "8" có nghĩa là sản phẩm biến đổi gene (GMO). Tuy nhiên, do hầu hết các nhà bán lẻ đơn giản là không sử dụng số "8" để phân biệt sản phẩm GMO do người tiêu dùng không thích sản phẩm GMO nên tổ chức chỉ định mã PLU là Liên đoàn quốc tế về tiêu chuẩn sản phẩm (IFPS) đã dừng mã định danh này cho sản phẩm GMO, thay vào đó sắp tới họ sẽ chỉ định mã 83000 và 84000, trong đó 83000 là dành cho sản phẩm canh tác thông thường, còn 84000 là sản phẩm hữu cơ.

Ngoài ra, mã số PLU còn có thể cho bạn biết kích cỡ loại quả (lớn/ nhỏ) hoặc thậm chí là những nơi trồng nó. Tuy nhiên, những thông tin như vậy không có nhiều trong cơ sở dữ liệu tra cứu mã PLU của IFPS. Nguyên nhân theo thông tin trên trang của IFPS là do họ chỉ quản lý về mã số, còn các thông tin khác như thương hiệu, nơi trồng... tuỳ thuộc vào người đăng ký có muốn cung cấp hay không.

Nhà bán lẻ hoặc trang trại muốn đăng ký nhãn này sẽ phải mất phí 1.000 USD/ lần đăng ký nếu là thành viên của IFPS, trong khi không phải là thành viên sẽ mất phí gấp đôi. Hiện nay trên toàn cầu có 1.400 mã PLU được cấp ra.

Kiểm tra táo Envy mã 3616 cho thấy đây là giống táo Scilate cỡ lớn - kết quả lai giữa táo Royal Gala và Braeburn.

Mã 3315 là táo Envy cỡ nhỏ.

"Đọc vị" nhãn dán trên hoa quả nhập khẩu ảnh 5

Táo Granny Smith cỡ nhỏ có mã 4139.

Mã 4122 là táo Sciros loại nhỏ có tên thương mại là Pacific Rose.

Tao Fuji cỡ lớn 4131.

Kiwi mã 3279 là loại Golden.

Hiện tại, một số hoa quả trong nước bán trong siêu thị cũng có nhãn dán, tuy nhiên, đây chỉ là nhãn dán chỉ dẫn tên thương hiệu, địa chỉ và có thể thêm số liên hệ với nhà sản xuất.

"Đọc vị" nhãn dán trên hoa quả nhập khẩu ảnh 9

Chuối 3T từ trang trại Thuận - Tâm - Thành.

"Đọc vị" nhãn dán trên hoa quả nhập khẩu ảnh 10

Bưởi của Cty trách nhiệm hữu hạn MTV thương mại hương bưởi Mỹ Hòa.

"Đọc vị" nhãn dán trên hoa quả nhập khẩu ảnh 11

Bơ Daklak mã DKL-0101 của Viet GAP.