Doãn Trác: Vũ khí chiến lược Trung Quốc có trình độ tiếp cận, số lượng kém xa Mỹ, Nga

VietTimes -- Theo Doãn Trác, đối với Trung Quốc, tên lửa lắp nhiều đầu đạn không có trở ngại công nghệ gì, nhưng quy mô vũ khí chiến lược và số lượng đầu đạn vẫn kém xa các cường quốc quân sự như Mỹ và Nga.
Chuyên gia quân sự Trung Quốc Doãn Trác. Ảnh: sohu
Chuyên gia quân sự Trung Quốc Doãn Trác. Ảnh: sohu
Chuyên gia quân sự Trung Quốc Doãn Trác. Ảnh: sohu
Chuyên gia quân sự Trung Quốc Doãn Trác. Ảnh: sohu

Theo tờ Nhân Dân Trung Quốc ngày 10 tháng 2, gần đây, dư luận quốc tế cho rằng vào đầu tháng 1, Trung Quốc đã tiến hành một vụ bắn thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới Đông Phong-5C. Quả tên lửa này lắp 10 đầu đạn độc lập, có thể trực tiếp phát động tấn công đối với lãnh thổ Mỹ.

Chuyên gia quân sự Trung Quốc Doãn Trách cho rằng tầm bắn của tên lửa này trên 10.000 km, lắp nhiều đầu đạn độc lập. Điều này cho thấy, đối với Trung Quốc, thực sự không tồn tại bất cứ trở ngại công nghệ nào.

Tuy nhiên, quy mô vũ khí chiến lược và số lượng đầu đạn của Trung Quốc vẫn có khoảng cách rất lớn so với các cường quốc quân sự như Mỹ và Nga.

Đối với thông tin nêu trên của dư luận quốc tế, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết Trung Quốc tiến hành các thử nghiệm nghiên cứu khoa học theo kế hoạch, những thử nghiệm này không nhằm vào bất cứ quốc gia và mục tiêu cụ thể nào.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng nói là Trung Quốc luôn thực hiện chính sách quốc phòng mang tính "phòng ngự", mong muốn các bên không phải ngạc nhiên.

Được biết dòng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-5 gồm có các phiên bản như Đông Phong-5, Đông Phong-5A, Đông Phong-5B, Đông Phong-5C.

Tên lửa chiến lược Đông Phong-5 Trung Quốc (ảnh tư liệu)
Tên lửa chiến lược Đông Phong-5 Trung Quốc (ảnh tư liệu)

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-5 là tên lửa đạn đạo chiến lược đất đối đất xuyên lục địa thế hệ đầu tiên do Trung Quốc nghiên cứu phát triển. Đến nay, Trung Quốc chưa từng công khai tên lửa Đông Phong-5C như phỏng đoán của báo chí các nước.

Nhưng, ngày 3 tháng 9 năm 2015, trong Lễ duyệt binh kỷ niệm ngày chiến thắng "chống Nhật" của Trung Quốc, tên lửa đạn đạo Đông Phong-5B. Như vậy, phiên bản cải tiến này của dòng Đông Phong-5 đã được công khai.

Nhìn vào thực tế này cho thấy, Đông Phong-5B đã áp dụng công nghệ nhiều đầu đạn độc lập. Từ đó, báo chí Mỹ không ngừng cho rằng Quân đội Trung Quốc đang lắp nhiều đầu đạn độc lập cho tên lửa Đông Phong-5, thậm chí có báo Mỹ nhấn mạnh, việc này sẽ làm lung lay chiến lược răn đe hạt nhân của Mỹ.

Ngày 2 tháng 2, Chủ tịch Ricky Ellison của "Liên minh ủng hộ xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa" Mỹ cho rằng, lực lượng tên lửa của Trung Quốc đã mạnh đến mức Mỹ và đồng minh khó có thể bảo vệ chuỗi đảo thứ nhất.

Ông Trác nói: "Bất kể chúng ta có cơ sở phòng ngự như thế nào, Quân đội Trung Quốc đều có thể sử dụng đủ đạn dược để tiến hành tấn công tập trung".

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-5B Trung Quốc. Ảnh: Sina
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-5B Trung Quốc. Ảnh: Sina

Doãn Trác cho rằng quan điểm này "không phù hợp hoàn toàn với thực tế". Theo Doãn Trác, về tầm bắn, độ chính xác khi tấn công, tên lửa Trung Quốc đã tiếp cận được với tên lửa của Mỹ và Nga.

Nhưng, theo Doãn Trác, về số lượng vũ khí chiến lược thì Trung Quốc vẫn còn có khoảng cách rất lớn, đặc biệt là có khoảng cách rõ rệt về lực lượng hạt nhân trên biển và máy bay ném bom chiến lược.

Mặc dù trình độ công nghệ của lực lượng hạt nhân mặt đất Trung Quốc đã tiếp cận Mỹ và Nga, nhưng lại có khoảng cách rõ rệt về quy mô trang bị, số lượng và trọng lượng đầu đạn.