Putin “độp thẳng” Mỹ và 10 thông điệp gửi thế giới

Vấn đề không phải ở chỗ thiếu năng lực quân sự, Mỹ vốn là nước hùng mạnh nhất. Vấn đề là luôn luôn khó khăn khi chơi trò hai mặt: Chiến đấu chống một số kẻ khủng bố, trong khi lại sử dụng một số khác như công cụ lật đổ các chế độ mà họ thấy không ưa...
Tổng thống Nga Putin
Tổng thống Nga Putin

Về chiến tranh thông tin: Không gian thông tin toàn cầu được hình thành những ngày nay bởi chiến tranh. Quan điểm duy nhất đúng và lý giải được các sự kiện là sự áp đặt hiếu chiến của Mỹ và các đồng minh, một số thực tế được thao túng hoặc phớt lờ. Tất cả chúng ta đã trở nên quá quen với việc bị dán mác và tạo thành hình ảnh kẻ thù. Giới chức các nước dường như luôn được kêu gọi tôn trọng giá trị tự do ngôn luận, tự do thông tin, trong khi chúng ta hiện nay thường nghe thấy họ bị bỏ rơi...

Về khủng hoảng người tị nạn: Ngày nay, hàng trăm ngàn người tị nạn đang cố gắng di cư nhưng không hòa nhập được vào một xã hội khác, không nghề nghiệp, không hiểu biết ngôn ngữ, truyền thống văn hóa của đất nước mà họ đặt chân tới.

Còn dân bản địa thì giận dữ nói về sự can thiệp của nước ngoài, tình trạng tồi tệ với tội phạm, những khoản tiền phải chi cho người nhập cư từ ngân sách nước họ. Tất nhiên cũng có rất nhiều người thiện cảm với người nhập cư và muốn giúp đỡ họ. Vấn đề là thực hiện việc đó như thế nào mà không có vấp phải định kiến với lợi ích của dân bản địa của quốc gia đó. Cú sốc của một sự va chạm dồn dập, không có kiểm soát của các lối sống khác nhau có thể dẫn tới, và đang dẫn đến, dư địa cho chủ nghĩa dân tộc và thái độ kỳ thị, sự nổi lên các cuộc xung  đột thường xuyên trong các xã hội nói trên.
Về hậu thuẫn khủng bố: Những năm gần đây, tình hình trở nên tồi tệ. Số lượng các cuộc nổi loạn gia tăng và vũ khí được chuyển giao cho cái gọi là “đối lập ôn hòa”, rốt cuộc rơi vào tay những kẻ khủng bố. Tất cả những băng nhóm, với “âm nhạc và dàn hợp xướng” đã theo phe chúng. Vấn đề không phải ở chỗ thiếu năng lực quân sự, Mỹ vốn là nước hùng mạnh nhất. Vấn đề là luôn luôn khó khăn khi chơi trò hai mặt: Chiến đấu chống một số kẻ khủng bố, trong khi lại sử dụng một số khác như công cụ lật đổ các chế độ mà họ thấy không ưa.

Về khủng bố “ôn hòa”: Không cần phải chơi chữ và chia những kẻ khủng bố thành “ôn hòa” và “không ôn hòa”. Làm sao phân biệt được chúng? Tôi muốn hiểu sự khác biệt đó. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, các nhóm ôn hòa đã chặt đầu người theo cách ôn hòa và lịch sự. Thực tế, chúng ta chứng kiến một mớ lộn xộn thực sự các tổ chức khủng bố. Phải, đôi khi chúng là phiến quân IS hoặc “Al-Nusra Dzhabhat”, tất cả những kẻ còn lại đều là thừa kế hoặc chi nhánh của “Al-Qaeda”, thậm chí chúng đánh giết lẫn nhau.

Rồi sau đó, chúng đánh nhau vì tiền, vì chuyện chia chác tiền bạc, vì các nguồn thu nhập, vì tranh giành lãnh thổ mà chúng chiến đấu chứ không phải lý do ý thức hệ. Tuy nhiên bản chất và phương pháp của chúng là như nhau: Chúng khủng bố, giết chóc, biến con người thành nô lệ bị áp bức, dễ bảo.

Về cuộc chiến trừng phạt: Thực tế nền kinh tế toàn cầu hiện nay là thương mại và chiến tranh trừng phạt. Tuy nhiên, các lệnh trừng phạt cũng được dùng như một công cụ để đẩy đối thủ cạnh tranh vào thế bất lợi, nhằm lật đổ hay thậm chí cấm vận các địch thủ khỏi tham gia thị trường. Ví dụ, tôi nhắc tới bệnh dịch trừng phạt do Mỹ áp đặt (với Nga), nhưng cũng tác động cả tới các công ty châu Âu.

Những cái cớ không rõ ràng được sử dụng: Những ai dám cố gắng phá vỡ các lệnh cấm vân đơn phương của Mỹ đều bị trừng phạt nghiêm khắc. Hãy để tôi hỏi, đó là một nước nên đối xử với các đồng minh của mình ra sao? Không, phải hỏi là anh đối xử với các chư hầu thế nào, những quốc gia dám hành động tự quyết. Họ sẽ bị trừng phạt về thái độ xấu.

Về thử nghiệm phòng thủ tên lửa: Gần đây, Mỹ đã tiến hành những vụ thử đầu tiên hệ thống phòng thủ tên lửa tại châu Âu. Điều đó có nghĩa khi chúng ta có mâu thuẫn với các đồng nghiệp Mỹ, chúng ta đã đúng. Họ đã cố dắt mũi chúng ta, phải nói rõ ràng hơn rằng, lừa gạt chúng ta và toàn thế giới.

Đây không phải giả thiết đáng thất vọng về nguy cơ hạt nhân Iran, mà là một mưu toan cố gắng phá vỡ sự cân bằng, thay đổi sự cân bằng các lực lượng có lợi cho họ, theo cách sẽ cho phép họ không chỉ giành ưu thế thống trị mà còn có khả năng bức chế tất cả theo ý họ, đối với các đối thủ địa chính trị và cả đồng minh Mỹ. Đó là một kịch bản cực kỳ nguy hiểm cho mọi người, theo quan điểm của tôi, kể cả cho chính Mỹ.

Về hành động của phương Tây tại Trung Đông: Cộng đồng quốc tế phải ngạc nhiên: Không phải thời điểm phối hợp hành động với chúng ta tại các khu vực xung đột với những người sống ở đó…những người vốn biết rõ điều gì đang diễn ra trên đất nước của chính họ.

Về chiến dịch quân sự của Nga tại Syria: Theo yêu cầu của chính quyền Syria về việc giúp đỡ họ, chúng ta đã quyết định phát động chiến dịch quân sự tại nước này. Một lần nữa, đó là việc hoàn toàn hợp pháp. Mục đích duy nhất của chiến dịch là mang lại hòa bình.

Máy bay cường kích tối tân Su-34 của Nga tham chiến tại Syria
Máy bay cường kích tối tân Su-34 của Nga tham chiến tại Syria

Về giải quyết xung đột Trung Đông: Chúng ta nghĩ gì về việc phải làm để hỗ trợ một giải pháp dài hạn tại khu vực, đó là việc hồi sinh xã hội, kinh tế, chính trị để bảo đảm và trên hết là giải phóng Syria và Iraq khỏi những kẻ khủng bố, và ngăn chặn chúng bành trướng hoạt động ra các khu vực khác? Điều cần kíp là đoàn kết tất cả các lực lượng, các quân đội của Iraq và Syria, lực lượng dân quân người Kurd, các nhóm đối lập khác nhau thành thật sẵn sàng góp phần vào việc đánh bại những kẻ khủng bố. Cần phối hợp hành động các nước trong và ngoài khu vực đương đầu với chủ nghĩa khủng bố…

Về tiến trình chính trị tại Syria: Rõ ràng thắng lợi quân sự trước các nhóm phiến quân tự nó không thể giải quyết được mọi vấn đề, nhưng nó sẽ tạo điều kiện có khả năng đạt được mục đích chính là khởi động một tiến trình chính trị với sự tham gia của tất cả các lực lượng yêu nước bên trong xã hội Syria. Người Syria phải tự quyết định vận mệnh của chính mình, với sự nhất trí của chính họ, với sự tham gia mang tính tôn trọng của cộng đồng quốc tế và không có sức ép từ bên ngoài thông qua các tối hậu thư, hăm dọa và cưỡng bức.

Theo QPAN