Cao thủ Putin “rút mà không lui” tại Syria

VietTimes -- Việc Tổng thống Nga Vladimir Putin bất ngờ tuyên bố rút quân khiến nhiều người sốc. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, thông báo rút quân của Nga không phải về việc Nga rút đi thế nào mà là vấn đề ở lại ra sao.
Cuộc chiến tại Syria của nước Nga vẫn chưa kết thúc
Cuộc chiến tại Syria của nước Nga vẫn chưa kết thúc

Theo hai chuyên gia Mỹ Dmitry Gorenburg và Michael Kofman phân tích trên Warontherock, đây chẳng qua là một thủ pháp của ông Putin và Nga, không có chuyện Nga rút quân khỏi Syria mà là một sự thay đổi lực lượng không quân hiện diện tại Latakia. Ông Putin chỉ đơn giản di chuyển quân cờ mà không phá hỏng sự cân bằng.

Động thái tuyên bố rút quân mang tính chính trị hơn là thực tế quân sự. Nó là một chiêu chính trị cho chiến dịch can thiệp quân sự của nhằm bình thường hoá sự hiện diện quân sự của Nga tại Syria, biến nó thành hoạt động thường xuyên, trong khi thuyết phục người Nga trong nước rằng chiến dịch đã kết thúc. Tuyên bố của ông Putin là một nỗ lực thành công khác nhằm đạt được một kỳ tích quảng bá phi thường ở trong nước và quốc tế.

Những ai nghi ngờ nên xem video ông Putin ra lệnh cho bộ trưởng quốc phòng Nga Sergei Lavrov bắt đầu việc rút quân khỏi Syria. Ông hạ lệnh rằng các căn cứ hiện có của Nga tại Syria ở Tartus và Hmeymim tiếp tuc hoạt động với mức độ hiện tại. Thêm nữa, bộ quốc phòng Nga phải bảo đảm bảo vệ hoàn toàn trên mặt đất, trên biển và trên không.

Hệ thống phòng không tầm xa S-400 cùng với các hệ thống tên lửa tầm ngắn hơn bao gồm Buk-M3, Tor-M2 and Pantsir-1 cũng vẫn ở lại. Các căn cứ quân sự chính của Nga sẽ vấn tiếp tục tác chiến với sự hỗ trợ của hải quân, lực lượng mặt đất và một số lượng không rõ binh sĩ ở lại với vai trò cố vấn cho lực lượng Syria.

Các nguồn tin Nga cho biết, Nga đang rút các máy bay cường kích Su-25 và Su-34 khỏi Syria, trong khi để lại một số máy bay cường kích Su-24, các trực thăng tấn công Mi-24 và Mi-35, cũng như các tiêm kích Su30SM và Su-35 đa nhiệm. Có vẻ số lượng chiến đấu cơ sẽ giảm một nửa, về sát số lượng ban đầu Nga triển khai tới Syria thời điểm tháng 10/2015.

Các máy bay được giữ lại sẽ tiếp tục tác chiến tại Syria và trên thực tế Nga vẫn tiến hành các vụ không kích gần đây hỗ trợ quân đội Syria đánh chiếm lại thành phố Palmyra từ tay IS. Điều đó có nghĩa rằng, theo Lầu Năm Góc, Nga lần đầu tiên tập trung tấn công IS (Mỹ và phương Tây luôn cáo buộc Nga chỉ tấn công các nhóm phiến quân đối lập ôn hoà chống Assad chứ không đánh IS.

Thứ trưởng quốc phòng Nga Nikolai Pankov cũng nhấn mạnh rằng các chiến đấu cơ Nga sẽ không kích IS và phiến quân al-Nusra Front. Có nghĩa thực tế Nga rút đi một số máy bay chiến thuật và thay thế bằng các trực thăng chiến đấu tối tân Ka-52 và Mi-28. Chúng là các trực thăng hiện đại sẽ yểm trợ cự ly gần cho lực lượng Syria và cũng là cơ hội trải qua thực tế chiến đấu để Nga thử nghiệm các loại vũ khí mới. Nhóm chiến hạm hải quân Nga cũng không hề có dấu hiệu sẽ rời khỏi khu vực đông Địa Trung Hải.

Các chiến đấu cơ Su-34 và Su-35 vẫn sẽ ở lại Syria sau khi ông Putin tuyên bố rút quân
Các chiến đấu cơ Su-34 và Su-35 vẫn sẽ ở lại Syria sau khi ông Putin tuyên bố rút quân

Theo giới phân tích Mỹ, công chúng trong nước thậm chí quan trọng với lãnh đạo Nga hơn là tương lai Syria. Ông Putin đã đặt uy tín chính trị vào những thành công gần đây của quân đội Nga trước khi bất cứ rắc rối nào có thể xảy ra. Bằng cách tuyên bố thắng lợi và kết thúc chiến dịch, nhà lãnh đạo Nga ghi điểm trong dư luận cả trong và ngoài nước, bất chấp hệ quả của thỏa thuận ngừng bắn và các cuộc hòa đàm ra sao.

Thông báo rút quân của Moscow có nghĩa lật sang chương can thiệp mới tại Syria, nhưng không phải là về xác định Nga lui binh thế nào mà là ở lại để bảo đảm lợi ích lâu dài ra sao.  Thay đổi chính trị là một cơ chế nhằm đảm bảo lấy lòng cả công chúng trong nước và cộng đồng quốc tế, cũng như chấp nhận sự hiện diện quân sự của Nga tại Syria như thực tế bình thường mới.

T.N