Bắc Kinh “bị tát” liên tiếp, bất lực chê Mỹ là “hổ giấy”

Đa chiều phân tích sự kiện Mỹ đưa tàu vào khu vực hải lý giáp các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng chưa phải là cú đòn chí mạng. Những đòn tấn công trong lĩnh vực kinh tế của Mỹ, châu Âu và Nhật Bản  mới khiến Bắc Kinh thật sự đau!
Các công trình quân sự của Trung Quốc xây dựng trái phép trên Đá Chữ Thập tại quần đảo Trường sa
Các công trình quân sự của Trung Quốc xây dựng trái phép trên Đá Chữ Thập tại quần đảo Trường sa

Nhịn nhục, xoa dịu dư luận

 “Cơn bão” tàu khu trục Lassen chưa tan, mẫu hạm của Mỹ lại tiếp tục đợi lệnh. Trước sự kiện này, Bắc Kinh chỉ cử 2 tàu 052D đến nơi bắc loa cảnh báo qua loa, theo dõi và chẳng dám ho he gì trước tàu chiến Mỹ. Trong khi đó, cơ quan ngôn luận  của chính phủ Trung Quốc vẫn đang cố gắng lên gân, tạo bầu không khí “trù tính kế hoạch, nắm chắc phần thắng”, chế giễu tàu Mỹ chỉ là “con hổ giấy”.

Cách đối phó “bó tay” trước Mỹ, “cố tình mị dân” nhằm xoa dịu dư luận trong nước đã khiến nhiều học giả Trung Quốc tỏ ra hết sức không hài lòng với cách xử lý khủng hoảng của Bắc Kinh. Một điều đáng nói là, sau khi ký kết hợp đồng trị giá 18,6 tỉ USD với Trung Quốc, thủ tướng Đức Angela Merkel đã quay ngoắt 180 độ, “đốc thúc Trung Quốc giải quyết tranh chấp trên biển Đông tại tòa án quốc tế” là một ví dụ điển hình.

 Đa Chiều phân tích, cần phải thừa nhận rằng, bất luận hành động của Trung Quốc tại biển Đông thời gian gần đây thế nào, trước động thái Mỹ đưa tàu khu trục vào, Nhật Bản, Philippines và Malaysia đều có phản ứng, điều này ít nhất cho thấy các bên rất cần một mặt trận để đối phó với Bắc Kinh. Tuy nhiên, đối với Trung Quốc, vấn đề hiện tại chưa phải là cuộc khủng hoảng chí mạng.

Nhìn lại chuyến thăm của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Mỹ, Anh và cuộc hội ngộ với thủ tướng Đức Angela Merkel tại Bắc Kinh có thể thấy, ngành công nghiệp với quy mô cồng kềnh nhưng chưa lớn mạnh và GDP của Trung Quốc chưa tạo ra sự hỗ trợ tương ứng, vị thế của Bắc Kinh  trong hệ thống thế giới tư bản hiện nay chưa đạt đến cấp độ “G-2” như một số nhà phân tích vẫn rêu rao. Xét ở một ý nghĩa nào đó, những quyết sách của Trung Quốc đáng phải xem xét lại, và vấn đề của Trung Quốc có thể nằm ở cấp độ sâu hơn.

 Đối với các cơ quan ngôn luận động nhẹ là lôi khẩu hiệu “từ xưa tới nay” để mị dân, vấn đề biển Đông trong đường lưỡi bò đang lại một lần nữa thu hút sự chú ý của dư luận Trung Quốc. Mỹ đã đưa tàu vào khu vực 12 hải lý mà không bị ngăn chặn, điều này khiến người dân Trung Quốc vốn đã quen việc o ép Philippines và Việt Nam cảm thấy vô cùng bất lực, cần một số ngôn luận để xoa dịu sự hụt hẫng này.

 Trước sự kiện Mỹ đưa tàu Lassen vào, tờ Hoàn Cầu và nhiều báo chí khác của Trung Quốc đã viết bài biện minh khá dài, khái quát lại chỉ là để tuyên bố rằng: “Chúng ta không mềm yếu”. Cảm thấy bị sỉ nhục, ngày 28/10, một số người dân Bắc Kinh tự phát biểu tình ở đại sứ quán Mỹ tại Trung Quốc, hô khẩu hiệu, yêu cầu chính phủ tấn công tàu Mỹ…

Trong chính sách ngoại giao, việc dùng từ “mềm yếu” để nói về một chính phủ nào đó đúng là không phù hợp, lời đánh giá này lại càng là sự sỉ nhục đối với lực lượng hải quân Trung Quốc đang trực chiến ở tuyến đầu trên biển Đông nhằm đối phó với tàu Mỹ.

Mặc dù đa số các phương tiện truyền thông phương Tây cho biết, để chuẩn bị cho cuộc hội ngộ nguyên thủ giữa Mỹ và Trung Quốc, quân đội Mỹ đã buộc phải đẩy lùi kế hoạch đưa tàu vào biển Đông, tuy nhiên kể từ lúc Mỹ tung ra thông tin “tuần tra trên biển Đông”, cộng với việc Mỹ không tham gia vào “Công ước luật biển quốc tế của Liên hợp quốc” như Trung Quốc, việc Mỹ đưa tàu vào biển Đông tuần tra lần này là sự thách thức đối với Trung Quốc theo ý nghĩa chính trị quốc tế chứ không phải luật quốc tế.

Đứng trước hành động mà Mỹ gọi là “tự do hàng hải”, Đa Chiều hô hào nếu muốn thể hiện thân phận “nước lớn”, cái xử lý cao tay hơn cả là Bắc Kinh cần áp dụng một sách lược đối đẳng - chẳng hạn như đưa hẳn một lực lượng viễn dương ra vùng biển đảo Guam hoặc Hawaii để trả đũa, chỉ khi áp dụng hành vi đối đẳng vô hại như thế, mới có thể thể hiện được sức mạnh của Trung Quốc trong vấn đề biển Đông.

Tuy nhiên, đối với Bắc Kinh, dường như sách lược “lấy đũa trả đũa” này hoàn toàn không khả thi. Mặc dù Bộ quốc phòng nước này cho biết “việc Mỹ đưa tàu chiến vào vùng biển gần các đảo của Trung Quốc để khiêu khích đã tạo thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh Trung Quốc – đặc biệt là đối với hệ thống cơ sở hạ tầng và lực lượng đồn trú trên đảo”.

Tuy nhiên, kế hoạch đầu tháng 11 sang thăm căn cứ quân sự Mỹ của lực lượng hải quân Trung Quốc vẫn không có gì thay đổi sau sự kiện Mỹ đưa tàu vào biển Đông, hoạt động sang thăm cấp cao của quân đội hai nước cũng không vì thế mà chịu sự ảnh hưởng. Trong lúc những nỗ lực cố gắng xây dựng mối quan hệ bạn bè với Mỹ của Trung Quốc bắt đầu biến thành vở kịch chỉ có Trung Quốc độc thoại.

Bắc Kinh “bị tát” nhiều lần

Nếu nghiên cứu kỹ vai trò và thân phận của Bắc Kinh trong hệ thống quốc tế hiện nay có thể phát hiện ra rằng, vụ tranh chấp trên biển Đông lần này không được coi là cú đòn chí mạng đối với Trung Quốc. Vài năm gần đây, Bắc Kinh đã bị “tát mặt” nhiều lần, trong đó không ít trường hợp có sức thuyết phục hơn những vụ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ kiểu này, đồng thời cũng phản ánh được rõ nét hơn vị thế thực tế của Trung Quốc trong hệ thống thế giới tư bản đương đại.

Vụ tuần tra của khu trục hạm USS Lassen được coi là
Vụ tuần tra của khu trục hạm USS Lassen được coi là "cái tát đau" với Trung Quốc

Từ năm 2008, Trung Quốc đã bị thua kiện trong các vụ kiện về “hàng rào thuế quan”, “bán phá giá liên quan đến các lĩnh vực linh kiện xe hơi, đất hiếm, sản phẩm năng lượng mặt trời, ngay trước thời điểm Mỹ tuyên bố đưa tàu khu trục vào biển Đông – ngày 15-10 vừa qua, thép ống đúc không gỉ của trung Quốc lại vấp phải cú đòn “bán phá giá” mà châu Âu và Nhật Bản cùng bắt tay đối phó.

Một điều nực cười là, trong thời điểm Trung Quốc bắt đầu tuyên bố mình là nước công nghiệp mạnh, những thất bại liên tiếp này lại được coi là một biểu hiện của việc “làm một nước lớn có trách nhiệm”. Một điều tồi tệ hơn là, trong khi các công ty xuyên quốc gia bắt đầu kiếm chuyện trong vấn đề sửa đổi Biện pháp thực hiện quản lý tiêu thụ thương hiệu xe hơi của Trung Quốc, đứng trước thực tế “lợi ích thị trường chính là lợi ích quốc gia”, lại có nhiều người Trung Quốc kêu gọi mong muốn các nhà đầu tư nước ngoài nắm bắt các khâu then chốt trong chuỗi giá trị như sản xuất, nhập khẩu, tiêu thụ... Rõ ràng những mối nguy hại này nguy hiểm hơn rất nhiều so với cuộc đối đầu trên biển Đông, nhưng báo chí Trung Quốc không đưa, tin, người dân lại càng không thể nắm bắt.

Ngay ngày 29-10 mới đây, thủ tướng Đức Angela Merkel – nhân vật được rất nhiều nhà quan sát Trung Quốc chờ đợi đã đến Bắc Kinh. Cố nhiên là hợp đồng trị giá 17 tỉ USD thể hiện được một cách hiệu quả quy mô công nghiệp khổng lồ của Trung Quốc, tuy nhiên, một điều đáng tiếc là, thời gian gần đây, chính quyền thủ tướng Angela Merkel lại kiên trì nguyên tắc “lợi ích thực tế và giá trị quan là hai mặt của một đồng xu”, điều này đồng nghĩa với việc Berlin hoan nghênh Trung Quốc rót tiền đầu tư, nhưng cũng không tán thành một cách vô điều kiện chủ trương của Bắc Kinh.

Mặc dù trước đó, đại sứ Đức tại Trung Quốc đã có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí và nói rằng: “Đức và Trung Quốc sẽ cùng nhau đề ra tiêu chuẩn cần thiết cho cuộc cách mạng công nghiệp sắp tới”, nhưng điều này cũng không gây trở ngại cho việc thủ tướng Angela Merkel chọc vào Trung Quốc trong vấn đề nhạy cảm. Ký hợp đồng xong xuôi, nữ thủ tướng Đức đã trả lời phỏng vấn báo chí về vấn đề này: “Đốc thúc Trung Quốc giải quyết tranh chấp trên biển Đông ở tòa án quốc tế”.

 Xét cho cùng thì hiện tại Bắc Kinh đang ở vị trí bất lợi trong môi trường quốc tế. Quốc gia nhìn có vẻ như hội tụ đủ các điều kiện của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này chưa có thế mạnh rõ nét trong quyền sở hữu trí tuệ, quyền định giá các mặt hàng lớn.... Điều này khiến cho các nước tư bản ở châu Âu và Mỹ luôn “ngồi mâm trên” so với Bắc Kinh: Ngành nghề dù dịch chuyển chuyển đi đâu, đối với các nhà tư bản cũng không có sự khác biệt lớn. Mặc dù hiện tại Bắc Kinh có thân phận của nước lớn trong hệ thống phân công quốc tế nhưng vẫn ở vùng hạ lưu, Mỹ chiếm ở vùng thượng lưu chèn ép là điều đương nhiên.

 Hiện nay, mặc dù Trung Quốc đã vượt châu Âu và Nhật Bản trong hệ thống kinh tế thế giới, trở thành đối thủ thách thức nước Mỹ, nhưng trong quá trình này, Mỹ cũng sẽ không ngồi nhìn Trung Quốc bước vào tiến trình này, để Bắc Kinh có sự độc lập tương đối về mặt chính trị, quân sự và trở thành một cực ở châu Á – Thái Bình Dương thách thức Mỹ.

Theo QPAN