Chứng khoán Trung Quốc cứ mỗi phút “bay hơi” một triệu USD!

Thị trường chứng khoán Trung Quốc đang chứng kiến hàng loạt phiên giảm điểm kinh hoàng. Truyền thông nhà nước Trung Quốc đổ tội cho các nhà đầu cơ và đầu tư nước ngoài khiến thị trường chứng khoán nước này mất 3,2 nghìn tỷ USD chỉ trong 3 tuần, Bloomberg ước tính..
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Bong bóng xì hơi

Trong phiên giao dịch cuối tuần vừa qua, ngày 3/7, TTCK Trung Quốc tiếp tục gây sốc với chỉ số Shanghai Composite giảm tiếp 5,8% khiến không ít NĐT nghĩ tới một khả năng rất xấu là bong bóng chứng khoán tại quốc gia này đã hiện hình và đang dần tan vỡ.

Kịch bản bong bóng dường như đang diễn ra y như cảnh báo của rất nhiều chuyên gia tài chính hàng đầu thế giới trước đó. Trong tuần qua, chỉ số chứng khoán đáng chú ý nhất trên TTCK Trung Quốc - Shanghai Composite đã giảm hơn 12%, còn tính từ giữa tháng 6/2015 tới nay mất tổng cộng 30%, thổi bay khoảng 2,8 nghìn tỷ USD giá trị cổ phiếu trên TTCK nói chung.

Nhiều dự báo cho thấy, hiện tượng bán tháo có thể còn lan rộng và có thể dẫn tới một cuộc tháo chạy trên quy mô lớn, kết thúc bằng việc quả bong bóng chứng khoán Trung Quốc sẽ xì hơi về đúng với giá trị của nó sau một thời gian tăng nóng.

Chứng khoán Trung Quốc cứ mỗi phút “bay hơi” một triệu USD! ảnh 1

TTCK của Trung Quốc được dự báo có thể còn tiếp tụt giảm do cổ phiếu nước này đã tăng giá quá nhanh, vượt nhiều lần so với thực tế

nền kinh tế.

TTCK giảm điểm khiến tài sản của nhiều tỷ phú Trung Quốc tụt giảm nhanh chóng. Theo thống kê của Bloomberg, chỉ số Shanghai Composite giảm điểm quá mạnh đã khiến hơn 35 tỷ phú Trung Quốc mất trắng hơn 34 tỷ đô la trong tháng 6 đầu năm. Nhiều tỷ phú có tài sản mỗi người bốc hơi cả tỷ USD như Zhou Qunfei, Wang Jing, Lee Shau Kee,...

Cũng như nhiều TTCK nóng bỏng, hơn một năm qua, người dân Trung Quốc điên cuồng lao vào chơi chứng khoán, nhất là khi giá cổ phiếu ở các thị trường này bất ngờ tăng vọt. Gần 100 triệu người dân Trung Quốc đang chơi chứng khoán, từ sinh viên cho tới các cụ già đã nghỉ hưu, các ông chủ doanh nghiệp cũng ồ ạt mang tiền lên các sàn, kể cả phải đi vay. Và tất nhiên, những NĐT cá nhân này thường chịu ảnh hưởng lớn khi TTCK quay đầu giảm điểm.

Theo số liệu của Bloomberg, dòng tiền ồ ạt đổ vào đã khiến TTCK lần đầu tiên vượt qua ngưỡng 10 ngàn tỷ USD vào hồi giữa tháng 6/2015.

Sự tăng trưởng vượt quá sức tưởng tượng của nhiều người khiến hàng loạt các NĐT trên chính TTCK Trung Quốc quan ngại về sức nóng khủng khiếp trên thị trường này và giá cổ phiếu có thể đã bị thổi phồng quá mức. Đây là lý do khiến áp lực chốt lời ngày một tăng mạnh.

Mất kiểm soát?

Hàng loạt biện pháp đã được các nhà quản lý Trung Quốc dồn dập đưa ra để chặn đà giảm giá của chứng khoán.

Trung Quốc đã quyết định hoãn các đợt IPO mới trên 28 sàn giao dịch chứng khoán ở Thượng Hải và Thâm Quyến và bàn về việc thiết lập một quỹ bình ổn các thị trường cổ phiếu của nước này. Kết quả, một quỹ trị giá hơn 19 tỷ USD đã được thiết lập để mua các cổ phiếu lớn nhằm giúp ổn định TTCK.

Chứng khoán Trung Quốc cứ mỗi phút “bay hơi” một triệu USD! ảnh 2

TTCK TQ đã tăng quá nóng nhờ vào sự bơm vốn kéo dài và sự thống trị của các NĐT cá nhân khiến các chính sách giải cứu gặp khó khăn.

Các CTCK cũng cam kết ngừng bán cổ phiếu họ sở hữu và tiếp tục rót tiền vào thị trường này nếu chỉ số chứng khoán Shanghai Composite vẫn còn nằm dưới ngưỡng 4.500 điểm như hiện nay - hãng tin CNN đưa tin.

Truyền thông Trung Quốc cho biết Ủy ban Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) cũng đang cắt 2/3 số doanh nghiệp mới xin niêm yết trên TTCK nhằm giảm áp lực nguồn cung và tạo động lực cho giá cổ phiếu tăng lại.

Theo tờ WSJ, các quan chức cao cấp Hội đồng Nhà nước, Chính phủ, NHTW, cơ quan quản lý TTCK,... đã có cuộc gặp hôm 3/7 để thảo luận về các biện pháp mới để ngăn chặn đà lao dốc của TTCK.

Các nhà quản lý chứng khoán Trung Quốc cũng cắt giảm phí và nới lỏng các quy định cho vay nhằm tạo điều kiện cho giới đầu tư mua cổ phiếu với giá rẻ hơn với mục đích ngăn chặn đà bán tháo cổ phiếu trên thị trường.

Trước đó, hồi cuối tháng 6, Trung Quốc đã bất ngờ hạ lãi suất để củng cố lòng tin của các NĐT.

Thông tin mới nhất, giới chức Trung Quốc cũng đã cam kết giải quyết các mối quan ngại trước một số cáo buộc cho rằng có một thế lực nào đó đang thao túng khiến thị trường giảm mạnh như thời gian vừa qua.

Mặc dù vậy, các chính sách giải cứu dồn dập này dường như chưa có tác dụng. Đợt tụt giảm kéo dài này đang làm gián đoạn kế hoạch sử dụng TTCK làm đòn bẩy thúc đẩy nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới nhưng lại phải chật vật lấy lại tốc độ tăng trưởng cao của giới chức nước này.

Theo Bloomberg/VNN