Cách phát hiện và khắc phục “bệnh cảm ứng” ở iPhone

Ngày càng có nhiều người dùng iPhone than phiền về việc iPhone 6 hoặc iPhone 6 Plus có màn hình bị "đơ" và không hồi đáp khi họ chạm tay điều khiển. Vấn đề này được gọi là"bệnh cảm ứng".
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Do có hàng triệu chiếc iPhone đang được lưu hành trên khắp thế giới, nên một vấn đề tác động đến một phần nhỏ thiết bị này cũng có thể ảnh hưởng tới hàng ngàn người dùng. Apple chưa bao giờ chính thức thừa nhận vấn đề, nhưng các kỹ thuật viên của Apple Store và thợ sửa iPhone tư nhân đều nói, "bệnh cảm ứng" là một trong những vấn đề phổ biến nhất mà họ gặp. Trong tháng 8 và tháng 9, các tín đồ Táo khuyết ở California, Mỹ và Canada thậm chí đã đệ đơn khiếu kiện tập thể đối với Apple vì "căn bệnh" này.

Nếu bạn đang sở hữu một chiếc iPhone 6 hoặc iPhone 6 Plus, dưới đây là những thông tin bạn cần biết về "bệnh cảm ứng" có thể ảnh hưởng đến dế cưng của mình:

Cách xác định iPhone của bạn có mắc bệnh cảm ứng hay không?

Dấu hiệu rõ thấy nhất của iPhone dính lỗi nói trên là một thanh ngang màu xám lập lòe phía trên cùng của màn hình như dưới đây:

Tuy nhiên, màn hình lập lòe không phải là dấu hiệu duy nhất. Người dùng thường than phiền rằng, sau khi thanh màu xám bắt đầu lập lòe, màn hình cũng bắt đầu bị "đơ" ở tất cả các phần, nhưng không liên tục.

Thanh ngang lập lòe phía trên màn hình là dấu hiệu rõ nhất phát hiện iphone bị lỗi cảm ứng

Những mẫu iPhone nào bị ảnh hưởng?

Cho tới hiện tại, mẫu iPhone bị ảnh hưởng nhiều nhất được ghi nhận là iPhone 6 Plus, mẫu điện thoại ra mắt đầu tiên năm 2014. Một trong những giả thuyết phổ biến nhất nhằm lí giải "bệnh cảm biến" là, các mối nối nhất định bên trong máy bị uốn gập, khiến chúng bị đứt gãy. Theo giả thuyết này, iPhone 6 Plus gặp nhiều lời phàn nàn nhất về tình trạng điện thoại bị uốn cong, nên nó cũng dễ mắc lỗi màn hình cảm ứng nhất. Song, căn bệnh này cũng xuất hiện ở iPhone 6, iPhone 6S và iPhone 6S Plus với tỉ lệ thấp hơn.

Chi phí sửa lỗi hết bao nhiêu?

Nếu điện thoại của bạn đã hết thời hạn bảo hành, Apple sẽ thu phí thay mới bộ phận lỗi là 329 USD. Tuy nhiên, sau khi trò chuyện với một số cựu kỹ thuật viên và chuyên gia kỹ thuật đang làm việc tại Apple Store, trang Motherboard thông tin rằng, nếu iPhone của bạn vừa mới chỉ hết bảo hành, khi đó bạn có thể giảm được chi phí thay mới bộ phận lỗi, có lẽ chỉ còn 100 USD, đặc biệt khi các nhân viên của Apple biết đó không nhất thiết là lỗi của bạn.

Bạn cũng có thể tới một cửa hàng sửa chữa bên ngoài để tiết kiệm tiền. Song, bạn nên cẩn trọng vì "bệnh cảm biến" là một lỗi rất khó sửa. Ngoài ra, sửa điện thoại bên ngoài cũng có nghĩa chiếc iPhone của bạn sẽ không được Apple Store sửa chữa chính hãng nữa.

Nhiều khả năng là không, trừ phi người dùng là thợ hàn vô cùng lành nghề. Ngay cả trang "vọc" công nghệ iFixit cũng không khuyến khích mọi người tự sửa chữa lỗi màn hình tại nhà như dưới đây:

Người dùng cần biết những gì khi mang iPhone tới cửa hàng chính hãng?

Nếu điện thoại của bạn bị nứt vỡ, bạn có thể nghĩ rằng những vết nứt này gây ra tình trạng máy phản hồi kém, hay bị đơ màn hình. Tuy nhiên, trong thực tế, máy của bạn có thể mắc lỗi cảm ứng.

Trong trường hợp bệnh cảm ứng, việc chỉ đơn giản thay màn hình nứt vỡ sẽ không giải quyết được vấn đề. Lỗi có thể sớm tái xuất hiện trên màn hình mới. Ngoài ra, nếu Apple trao cho bạn máy thay thế, đó có thể là thiết bị tân trang và nó có thể cũng mắc bệnh cảm ứng. Những thiết bị tân trang này chỉ được bảo hành 90 ngày, nên bạn cần phát hiện ra bệnh cảm ứng trước khi bảo hành mới hết hạn.

Nguyên nhân kỹ thuật và cách khắc phục vấn đề?

Theo một đơn kiện mới đây, nguyên nhân gây bệnh cảm ứng là do lỗi bo mạch chính bên trong iPhone. Trong bo mạch chính có 2 vi xử lý IC "biến các cú chạm trên màn hình thành hành động trong phần mềm iPhone của Apple". Dường như, bo mạch chính bị cong gập trong quá trình sử dụng thông thường, do lỗi thiết kế kỹ thuật trên iPhone 6 Plus, khiến các mối nối giữa vi xử lý IC nói trên bị tách rời khỏi bảng mạch. Vfi vậy, cách sửa lỗi hiệu quả nhất là thay mới toàn bộ bảng mạch chính hoặc tái hàn các vi xử lý IC về đúng vị trí trên bảng mạch.