Bóc mẽ cách kiếm tiền của các hãng hàng không giá rẻ

Bạn có bao giờ thắc mắc các hãng hàng không giá rẻ kiếm lời như thế nào, khi giá vé máy bay chỉ bằng một nửa các hãng hàng không thông thường?
Vietjet Air là hãng giá rẻ nổi tiếng ở Việt Nam và ngày càng phát triển dù gây nhiều tranh cãi
Vietjet Air là hãng giá rẻ nổi tiếng ở Việt Nam và ngày càng phát triển dù gây nhiều tranh cãi

Máy bay từng là một hình thức di chuyển đắt đỏ, và tới năm 1991 hình thức bay giá rẻ mới lần đầu được giới thiệu. Trong hơn 20 năm qua, các hãng hàng không giá rẻ (HKGR) đã liên tục được mở ra và xuất hiện ở cả Việt Nam.

Với giá bán vé chỉ bằng 1/2, 1/3 các hãng hàng không thông thường, các hãng HKGR kiếm tiền như thế nào? Có thể tóm gọn bí quyết của họ là giảm chi phí xuống mức thấp nhất bằng cách tối ưu cả về số lượng và thời gian. Video dưới đây của WendoverPro sẽ giải thích chi tiết hơn về phương thức hoạt động của các hãng này.

Bóc mẽ cách kiếm tiền của các hãng hàng không giá rẻ ảnh 1

So với các hãng truyền thống, hãng HKGR có tuổi đời máy bay thấp hơn

Một điều bất ngờ là các hãng HKGR thường mua máy bay mới, vừa xuất xưởng. Tại sao lại như vậy? Máy bay mới sẽ tiết kiệm nhiên liệu hơn các loại máy bay cũ, và lượng xăng tiết kiệm được có thể bù lại được chênh lệch giá máy bay cũ - mới. Tuổi thọ trung bình của máy bay thuộc các hãng này thường chỉ từ 4 - 6 năm, trong khi máy bay của các hãng lớn có tuổi thọ từ 9 - 12 năm.

Bóc mẽ cách kiếm tiền của các hãng hàng không giá rẻ ảnh 2

Máy bay mới giúp tiết kiệm xăng, bù lại được chênh lệch giá so với máy bay cũ

Bóc mẽ cách kiếm tiền của các hãng hàng không giá rẻ ảnh 3

Họ thường chỉ đặt mua một loại máy bay để có giá tốt nhất và tiết kiệm thời gian đào tạo

Ngoài ra, để tiết kiệm, các hãng HKGR thường chỉ mua đúng một loại máy bay với số lượng lớn để có giá tốt nhất. Thêm vào đó, do chỉ có đúng một loại máy bay nên phi công và các thành viên phi hành đoàn cũng không phải làm quen với nhiều mẫu máy bay khác nhau, qua đó tiết kiệm được thời gian đào tạo.

Trên máy bay, các tiện nghi của chuyến bay giá rẻ ít hơn. Ghế ngồi trên máy bay có thể không gập lại được để tiết kiệm tiền bảo dưỡng, còn túi đựng rác ở đằng sau lưng ghế cũng bị loại để tiết kiệm thời gian vệ sinh sau chuyến bay.

Đồ ăn thức uống không có sẵn mà phải mua trên máy bay

Bóc mẽ cách kiếm tiền của các hãng hàng không giá rẻ ảnh 6

Tuy nhiên nhờ đó người dùng cũng có nhiều lựa chọn hơn

Trong khi các hãng hàng không thường phục vụ bữa ăn và nước uống trên máy bay, thì ở các chuyến bay giá rẻ bạn buộc phải mua suất ăn hoặc đồ uống. Bạn có thể đặt trước hoặc mua ngay trên chuyến bay, và thường là các hãng này còn bán kèm cả đồ lưu niệm hoặc các món đồ miễn thuế trên máy bay.

Tiếp viên hàng không ở hãng HKGR thường là những người trẻ, mới vào nghề và nhận thời gian đào tạo ngắn hơn nhiều so với hãng lớn. Kiến thức đào tạo của họ chủ yếu là dành cho việc đảm bảo an toàn, còn thời gian đào tạo phục vụ bị cắt ngắn lại.

Tiếp viên trên máy bay cũng có thể là người làm công việc check-in ở sân bay

Các hãng còn tiết kiệm tối đa nhân lực bằng cách để một nhân viên làm nhiều công việc: hỗ trợ check-in ở sân bay, và sau đó lên máy bay để làm tiếp viên. Các tiếp viên cũng trở thành người bán đồ ăn, uống và đồ lưu niệm trên máy bay.

Đối với sân bay, các hãng HKGR gần như không bao giờ sử dụng các sân bay lớn như Heathrow ở London hay Charles De Gaulle ở Paris, vì các sân bay này rất đông, chi phí hạ cánh do đó cũng rất cao. Do nhu cầu nhiều hơn khả năng, các chuyến bay tới đây sẽ phải chịu sự kiểm soát gắt gao, không chủ động về thời gian như ở các sân bay nhỏ hơn.

Các hãng HKGR thường chọn sân bay nhỏ với chi phí thấp và có thể chủ động giờ hạ cánh. Tại một số sân bay, hầu như chỉ có máy bay của hãng giá rẻ

Thay vào đó, các hãng này thường chọn những sân bay nhỏ, cách xa trung tâm, đôi khi đến gần 100km và phải mất gần 2 giờ di chuyển. Tại những sân bay như Stansted ở London, Ryan Air gần như là hãng duy nhất hoạt động ở đây, do vậy họ có thể đàm phán để có được mức giá và nhiều ưu đãi tốt hơn.

Trong trường hợp phải sử dụng các sân bay lớn, các hãng này thường sẽ chọn những thời điểm vắng khách hơn như ban đêm, để có chi phí thấp hơn và giảm thời gian bị chậm chuyến (delay).

Để có doanh thu tối đa, máy bay của hãng giá rẻ gần như phải hoạt động cả ngày, và thời gian nghỉ giữa mỗi chuyến chỉ 30 – 45 phút

Nói tới delay, chắc chắn các hãng máy bay còn ghét bị delay hơn khách hàng. Mỗi máy bay thường phải hoạt động cả ngày, có khi tới 8 chuyến/ngày để tận dụng tối đa phương tiện. Thời gian dự kiến từ khi một máy bay hạ cánh tới khi nó cất cánh lần nữa thường chỉ khoảng 30 - 45 phút, do vậy máy bay thường delay. Các hãng hàng không, vì thế, nghĩ ra nhiều cách để khách hàng đến đúng giờ giúp bay sớm hơn.

Một số hãng có chính sách đến sớm mới có chỗ đẹp, do vậy khách hàng thường đến đúng giờ

Ví dụ hãng Southwest Airlines có chính sách không bán ghế từ khi đặt vé, mà ai đến sớm thì được check in chỗ đẹp. Do vậy khách hàng thường đến sớm và có mặt đầy đủ trước khi máy bay cất cánh.

Đối với hãng RyanAir, nếu không check-in từ ở nhà thì bạn sẽ phải trả 45 bảng ở sân bay

Để tiết kiệm chi phí nhất, các hãng này cũng không thực hiện các chuyến bay nối (transit), do những chuyến bay nối sẽ yêu cầu phí vận chuyển hành lý, phí in vé nối… Họ cũng ít khi in vé trên bìa cứng mà chỉ in vé trên giấy thường, và tận dụng tối đa máy in vé tự động để tiết kiệm nhân sự, hoặc thậm chí RyanAir còn yêu cầu khách hàng tự in vé ở nhà, còn nếu ra sân bay mới in vé thì sẽ phải trả 45 bảng.

Các hãng máy bay giá rẻ cũng không sử dụng ống dẫn trực tiếp lên máy bay, mà thường dùng xe buýt để đưa khách từ cửa khởi hành ra máy bay, và khách phải bước lên cầu thang để lên máy bay. Hành lý ký gửi cũng phải mua thêm chứ không được kèm với giá vé, chỉ có hành lý xách tay (trọng lượng dưới 10 kg) là miễn phí.

Những chính sách tiết kiệm tối đa như vậy giúp chi phí giảm xuống, cho phép các hãng giá rẻ hạ giá vé xuống mức thấp nhất. Do vậy với những hãng làm ăn thành công, tỉ suất lợi nhuận của họ cao hơn hẳn so với hãng truyền thống. Tuy nhiên không phải hãng giá rẻ nào cũng thành công. Nhiều hãng hãng không truyền thống đã mở thêm hãng giá rẻ nhưng thất bại, như Shuttle, Ted, Metrojet…

Không phải hãng HKGR nào cũng thành công

Dù từng gây nhiều tranh cãi, không thể phủ nhận sự cạnh tranh từ HKGR giúp cho người dùng có thể di chuyển bằng máy bay rẻ hơn, dễ dàng hơn.

Theo VnReview