Bộ trưởng KHĐT Bùi Quang Vinh: Muốn tự chủ kinh tế, doanh nghiệp nội phải mạnh

Ngày 13.1, Bộ trưởng Kế hoạch - Đầu tư Bùi Quang Vinh  đã trả lời phỏng vấn báo chí về một số vấn đề điều hành kinh tế - xã hội năm 2015.
Bộ trưởng Kế hoạch - Đầu tư Bùi Quang Vinh
Bộ trưởng Kế hoạch - Đầu tư Bùi Quang Vinh

Theo ông Vinh, cải thiện nội lực cho doanh nghiệp (DN) trong nước để cạnh tranh khi hội nhập và trở thành trụ cột của nền kinh tế là thách thức lớn nhất nhưng buộc phải làm trong năm nay

Bộ trưởng KHĐT Bùi Quang Vinh: Muốn tự chủ kinh tế, doanh nghiệp nội phải mạnh ảnh 1

* Thưa Bộ trưởng, năm 2015, nền kinh tế sẽ đối diện với những khó khăn nào?

- Đây là năm khá đặc biệt. Chúng ta có nhiều việc phải làm hơn. Thứ nhất, chúng ta bước vào hội nhập ngày càng sâu hơn, thực tiễn hơn với thương trường quốc tế: chúng ta sẽ tham gia vào Cộng đồng kinh tế ASEAN sau đó là thực thi một loạt hiệp định thương mại tự do (FTA) mà VN đã ký. Tất cả những điều này sẽ đặt VN vào một thách thức giữa cơ hội phát triển và DN sẽ đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt ngay trên sân nhà. Nếu ta không làm tốt, VN không những không tạo ra thêm được lợi thế, mở rộng thị trường mà chúng ta còn bị thu hẹp và khó khăn hơn.

Thứ hai là vấn đề sức khỏe của DN VN. Một nền kinh tế mạnh, một nền kinh tế tự chủ là một nền kinh tế phải có DN sở tại mạnh. Hiện nay, thu hút đầu tư nước ngoài của ta vẫn rất tốt, xuất khẩu của DN đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm 68% tổng kim ngạch xuất khẩu năm vừa rồi. Thế nhưng, nhìn ở góc độ sức khỏe của nền kinh tế VN thì đây là một điều phải trăn trở. Chúng ta đã không có đội ngũ DN trong nước mạnh để liên kết, tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ DN FDI. Sản phẩm Samsung xuất khẩu khắp thế giới, tuy làm ở VN nhưng ai cũng biết đó là của Hàn Quốc. Vì vậy, nếu không làm được điều này, chúng ta phải chấp nhận là một nền kinh tế bị ràng buộc, bị phụ thuộc rất nhiều vào bên ngoài.

Ở ta, tư duy bao cấp ăn quá sâu, rất nặng nề mà bây giờ tìm ra được những người am hiểu sâu sắc về kinh tế thị trường, chỉ đạo triển khai chính sách mới lại không có nhiều

Ở ta, tư duy bao cấp ăn quá sâu, rất nặng nề mà bây giờ tìm ra được những người am hiểu sâu sắc về kinh tế thị trường, chỉ đạo triển khai chính sách mới lại không có nhiều

Ở ta, tư duy bao cấp ăn quá sâu, rất nặng nề mà bây giờ tìm ra được những người am hiểu sâu sắc về kinh tế thị trường, chỉ đạo triển khai chính sách mới lại không có nhiều

Tôi nghĩ hai vấn đề này là thách thức rất lớn mà chúng ta phải giải quyết trong năm 2015. Tôi chưa nói đến những thách thức còn lớn hơn của ảnh hưởng quốc tế, của khu vực, rồi biển Đông…

* Hiện giá dầu thế giới vẫn có xu hướng giảm sút mạnh, nếu xu hướng này kéo dài sẽ ảnh hưởng thế nào đến điều hành kinh tế - xã hội năm nay, thưa Bộ trưởng?

- Đây thực sự là vấn đề lớn mà Chính phủ, các bộ phải tính toán để đảm bảo cân đối vĩ mô.

Nếu giá dầu giảm dưới 50 USD, khả năng ngân sách hụt thu tới 40.000 - 50.000 tỉ đồng vì trước đây, chúng ta dự toán ngân sách là ở mức giá dầu 100 USD/thùng. Đó mới chỉ là một chiều. Ở chiều nhập khẩu, thu ngân sách từ nhập khẩu nhiều mặt hàng xăng, dầu cũng có thể giảm một nửa nữa thì tác động đến ngân sách còn lớn hơn.

Nhưng không nên chỉ nhìn một mặt, vì nếu xét xăng dầu là đầu vào cho nhiều ngành kinh tế, sản xuất, giá giảm xuống, làm giảm chi phí cho nhiều ngành, từ đó làm tăng hiệu quả, lợi nhuận của nhiều DN, có tác động lan tỏa và lâu dài sẽ tác động tốt đến tăng trưởng kinh tế. Nếu xét về ngắn hạn thì tác động nặng nề đến thu ngân sách nhưng về dài hạn là tích cực. Chúng ta phải thay đổi để tăng trưởng dựa vào hiệu quả sản xuất, kinh doanh chứ không phải chỉ dựa vào khai thác tài nguyên

Chính sách đồng bộ mới tạo làn sóng mới

* Với những cải cách về mặt thể chế kinh tế, nhất là những bộ luật lớn mà Quốc hội thông qua năm 2014 và sẽ có hiệu lực năm nay, thưa Bộ trưởng, liệu có đem lại chuyển biến gì lớn?

Ngay trong năm 2015 này, phải đưa ra nhiều chính sách tháo gỡ những khó khăn cho DN, đặc biệt là thúc đẩy DN vừa và nhỏ, DN tư nhân phát triển, trở thành nền tảng, thành động lực quan trọng nhất đóng góp vào tăng trưởng, ổn định kinh tế VN. Nếu không làm được điều này VN không bao giờ có được tăng trưởng tốt, không bao giờ có được nền kinh tế vững mạnh và tự chủ.

- Năm 2014 chúng ta lại tiếp tục có thêm hàng loạt bộ luật mới để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, trong đó có hai bộ luật quan trọng đó là luật Đầu tư (sửa đổi) và luật DN (sửa đổi). Với những tư tưởng rất thông thoáng và một tư tưởng xuyên suốt là cố gắng minh bạch nhất, rõ ràng nhất và giúp cho người dân và DN thực hiện quyền của mình là được đầu tư kinh doanh vào tất cả các lĩnh vực, ngành nghề mà luật pháp không cấm. Rồi tư tưởng làm sao cho DN tham gia thị trường với chi phí rẻ nhất, để hoạt động của họ có hiệu quả hơn thì chúng tôi hoàn toàn tin cậy rằng sau khi hai luật này có hiệu lực từ ngày 1.7.2015 sẽ tạo ra môi trường hết sức tốt cho người dân và DN. Nhưng có thể tạo thành làn sóng đầu tư mới hay không thì còn phụ thuộc vào một loạt những chính sách khác, như chính sách về tín dụng, giải quyết nợ xấu để DN có thể tiếp cận được vốn; những cải thiện về môi trường đầu tư kinh doanh... kèm theo thì mới đồng bộ và tạo ra làn sóng tốt được.

* Nhưng DN tư nhân vẫn rất khó khăn, xu hướng giải thể vẫn còn, Bộ Kế hoạch - Đầu tư có những đề xuất chính sách gì mới?

- Chúng ta phải chấp nhận thực tế, có tỷ lệ nhất định DN ra đời rồi lại giải thể, ngừng hoạt động. Thông thường ở các nước, 100 DN ra đời thì sau 5 năm, chỉ còn 65% hoạt động. Nhưng vừa qua, do ưu tiên chính sách ổn định vĩ mô, có khá nhiều DN “chết” mà không đáng “chết” thì chúng ta phải gỡ. Nhưng tôi tin là tỷ lệ DN “chết” như vậy sẽ thu hẹp lại, sẽ có nhiều DN quay lại thị trường nhờ kinh tế đang dần hồi phục và môi trường kinh doanh được cải thiện. Chúng tôi cũng đang tập hợp, đề xuất xây dựng luật DN vừa và nhỏ để lựa chọn, ban hành những chính sách then chốt nhất về tín dụng, đào tạo nghề, hỗ trợ tìm thị trường, chuyển giao công nghệ… Đó là những chính sách rất quan trọng.

* Bộ trưởng quan ngại điều gì có thể cản trở hiệu quả thực thi của những chính sách, những luật mới ban hành?

- Tôi lo lắng tình trạng thiếu nhất quán, thiếu những hành động cụ thể trên thực tế. Mặc dù đã nhất trí được định hướng chung nhưng khi bắt đầu làm thật, lại có sự chống đối ví dụ như phát sinh những tư tưởng như dân còn nghèo thì giá phải rẻ; trường học, bệnh viện thì không được tư nhân hóa… Ở ta, tư duy bao cấp ăn quá sâu, rất nặng nề mà bây giờ tìm ra được những người am hiểu sâu sắc về kinh tế thị trường, chỉ đạo triển khai chính sách mới lại không có nhiều.

Theo Thanh Niên