Bộ ba hạt nhân Nga - Mỹ, ai mạnh hơn?

Vài năm gần đây, truyền thông thường nhắc “bộ ba hạt nhân”.Thuật ngữ được hiểu là nhóm phương tiện mang máy bay chiến lược, tên lửa liên lục địa và tàu ngầm nguyên tử mang vũ khí hạt nhân. Tương quan Nga và Mỹ. ai mạnh hơn?
Tổ hợp tên lửa "Topol-M hành quân
Tổ hợp tên lửa "Topol-M hành quân

Nước Nga sở hữu những gì trong “Bộ 3 lá chắn hạt nhân”? 

Trên lục địa

 Ở nước Nga, trước hết phải đề cập đến Lực lượng tên lửa chiến lược (RVSN). Trong biên chế của lực lượng tính đến năm 2015 có 305 tổ hợp tên lửa, có khả năng mang 1166 đầu đạn hạt nhân. Cụm lực lượng tên lửa chủ chốt là  — 106 tên lửa liên lục địa (ICBM) "Voivod" và "Sotka" trong silo hầm phóng dưới lớp phòng thủ bảo vệ chắc chắn ngay cả trong điều kiện sảy ra vụ nổ hạt nhân. Có khả năng tác chiến mạnh và sống còn cao nhất được đảm bảo bằng 135 tổ hợp cơ động “Topol” và "Yars". Một phần ba của tổng số tên lửa - loại mới nhất. Tầm bắn: 11,000-16,000 Km. Tất cả các tên lửa đạn đạo ICBM trên đất liền được triển khai thành mười một sư đoàn thuộc ba quân đoàn tên lửa trên các khu vực cả nước. Lực lượng tên lửa được phân bổ về địa hình theo phương án mà không một đòn tấn công toàn cầu nào có thể tiêu diệt hết tất cả các cụm binh lực SRF.

 Trên biển và đại dương

Trong biên chế của lực lượng Hải quân Nga có 11 tàu ngầm nguyên tử lớp “Kal'mar”, “Del'fin”, “Akula” và “Borey”. Tiếng Việt có nghĩa là: Bạch tuộc, Cá heo, Cá mập và Gió Bắc. Chỉ có 8 tàu ngầm trong số chúng mang tên lửa đạn đạo SLBMs. Tất cả các tên lửa được lắp đặt trong 128 ống phóng ( mỗi tàu ngầm mang theo 16 tên lửa) có thể lắp đặt được 512 đầu đạn hạt nhân có tầm bắn từ — 8 - 9,3 nghìn km. Tất cả các tàu ngầm lớp “Kal'mar” và chiếc tàu ngầm đầu tiên lớp
Borey” nằm trong biên chế của hạm đội Biển Bắc, hai chiếc “Del’fin” thuộc Thái Bình Dương, trong tương lai gần sẽ bổ xung thêm hai “Borey”, tàu ngầm lớp “Kal’mả” được đóng vào những năm 70-x và mang tên lửa R-29. “Del’fin” được đóng từ năm 1984 đến 1990 và mang tên lửa
“Sineva”, 8 tàu ngầm lớp “Borey” (mang 16 tên lửa Bulava) đến năm 2018 sẽ được tăng cường cho bộ

Phóng thử nghiệm tên lửa Sineva

Trên không  

Trong biên chế của lực lượng không quân tầm xa có 38 máy bay ném bom chiến lược Тu-95МS, 16 Тu-160 và 41 Тu-22М3. Các máy bay này đóng quân trên 4 căn cứ không quân. Máy báy động cơ tuabin Tu-95 được sản xuất hàng loạt vào năm 1984-1991. Bán kích hoạt động tác chiến — 6,5 nghìn km.  Vũ khí chủ yếu: 6 tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân Kh – 55 có tầm bay 2500 km, lắp trong khoang vũ khí, 10 tên lửa hành trình có thể treo thêm trên móc treo cánh, nhưng tầm hoạt động sẽ giảm sút nhiều. Máy bay ném bom phản lực Tu – 160 được sản xuất thành hai đợt, đợt 1 vào năm 1984-1992 và sau đó lại sản xuất vào năm 1999. Bán kính hoạt động — 6 nghìn Km. Vũ khí gồm  — 12 tên lửa hành trình Kh-55 trong khoang vũ khí. Thay thế nó sẽ là tên lửa hành trình Kh-101 có tầm bắn đến 5 nghìn km. Тu-22М3 với bán kính hoạt động 2,5 nghìn km lọt vào nhóm máy bay chiến lược rất ngẫu nhiên, nó được coi là sát thủ tàu sân bay và sản xuất hàng loạt từ năm 1989 đến 1993. Cùng với sự phát triển tên lửa Kh-15, có khả năng tự phát hiện mục tiêu từ “dưới cánh” cũng như khả năng sử dụng bom đường không đã trở thành phổ biến, Tu – 22M3 chuyển hướng thành máy bay cường kích mang tên lửa trên chiến trường châu Âu. Tác chiến chiến lược đường không trong môi trường chiến tranh hiện đại có sử dụng tên lửa hành trình đã có những bước thay đổi rõ rệt. Các máy bay Tu – 160 và Tu- 22M3 đang được tiếp tục hiện đại hóa để có thể phục vụ thêm 20 năm nữa. 

 Nước Nga căncứ theo hiệp ước START-3 được phép có trong biên chế sẵn sàng chiến đấu không quá 1550 đầu đạn hạt nhân. Nước Nga cũng có kho dự trữ đầu đạn hạt nhân chiến thuật không phổ biến. Nga luôn kêu gọi các cường quốc hạt nhân mà trước hết là Mỹ tiếp tục giảm thiểu các đầu đạn hạt nhân mặc dù vũ khí của Nga chỉ hiển diện trong lãnh thổ Nga.

Bên kia đại dương

 Bộ ba hạt nhân của Mỹ hoàn toàn vượt trội tiềm lực hạt nhân Nga. Mỹ có khoảng 400 tên lửa liên lục địa "Minuteman-III», 14 tàu ngầm hạt nhân "Ohio" với 336 tên lửa và 96 máy bay ném bom chiến lược. Vì vậy, lợi thế hạt nhân nghiêng về Hải quân và Không quân Mỹ. Hai phần ba số tàu ngầm Mỹ liên tục có mặt ở các vị trí chiến đấu: Mỹ không coi vũ khí hạt nhân của họ chỉ sử dụng để đáp trả các đòn tấn công. Kể từ hai vụ ném bom ở Hiroshima và Nagasaki, Không quân chiến lược Mỹ có vị thế thần thánh trong lực lượng vũ trang Mỹ.

Các máy bay ném bom chiến lược Mỹ có khả năng mang từ 16 đến 32 tên lửa hành trình. Đến năm 2018 số lượng các phương tiện mang dự kiến rút xuống còn 700, số đầu đạn là 1550. Khi chuẩn bị hiệp định mới, người Mỹ yêu cầu với mỗi máy bay ném bom chiến lược chỉ được tính 1 đầu đạn hạt nhân.

Các chuyên gia thừa nhận rằng, phương án này được đưa ra trong các cuộc đàm phán với mục đích giảm sự chú ý đến các máy bay ném bom chiến lượng như một nội dung cần cắt giảm. Đồng thời Mỹ tìm cách đưa các vũ khí hạt nhân trang bị cho máy bay ném bom (trước hết là tên lửa hành trình) ra khỏi tầm kiểm soát và chỉ tính số lượng bom hạt nhân được kiểm soát bằng Hiệp định START-3, ví dụ như chỉ có 96 bom hạt nhân. Không những thế, Mỹ còn có các loại vũ khí hạt nhân chiến thuật được cất giữ ở nước ngoài. Có khoảng 150 đầu đạn hạt nhân chiến thuật được lưu kho ở Ý và Thổ Nhĩ Kỳ, gần sát biên giới nước Nga. 

Mỹ và NATO muốn sử dụng lá chắn hạt nhân để vô hiệu hóa các vũ khí chiến lược của Nga hoặc ít nhất cũng giảm vị thế Bộ ba hạt nhân của Nga nhằm tạo vị thế ảnh hưởng độc tôn toàn cầu. Thực tế cho thấy, đặt lòng tin vào sự trung thực vì hòa bình, gia tăng cấp độ, giảm thiểu căng thẳng vấn còn là vấn đề chưa giải quyết trong bối cảnh hiện nay. 

Theo: QPAN