Báo Mỹ: Vệ tinh Cao Phân 10 Trung Quốc có thể đe dọa tàu sân bay Hoa Kỳ

VietTimes -- Vệ tinh Cao Phân 10 được thiết kế để theo dõi tàu sân bay Mỹ hoạt động ở các vùng biển phía đông Trung Quốc, có thể cung cấp thông tin định vị mục tiêu cho "sát thủ tàu sân bay" Đông Phong-21D.
Các tàu sân bay của Hải quân Mỹ.
Các tàu sân bay của Hải quân Mỹ.

Tờ Tin tức Tham khảo Trung Quốc ngày 4/10 dẫn tờ Strategy Page Mỹ ngày 27/9 cho rằng vừa qua Trung Quốc đã phóng thất bại một chiếc vệ tinh. Điều có ý nghĩa là, lẽ ra vệ tinh này sẽ đi vào quỹ đạo địa tĩnh (Geosynchronous Orbit, GEO) ở độ cao 35.786 km.

Vệ tinh Cao Phân 10 nặng khoảng 5 tấn. Nó được thiết kế để theo dõi tàu sân bay Mỹ hoạt động ở các vùng biển phía đông Trung Quốc. Nó tận dụng quỹ đạo địa tĩnh để thực hiện cách làm này.

Mặc dù chi phí phóng vệ tinh đến quỹ đạo địa tĩnh tương đối đắt đỏ, nhưng điều này có thể giúp cho vệ tinh "đứng yên" so với mặt đất.

Trước đây, hoạt động trinh sát trên biển được hoàn thành bởi radar trên quỹ đạo thấp (Low Earth orbit hay LEO, có độ cao trên 600 km).

Cứ khoảng 90 phút chúng lại quay quanh Trái đất một vòng. Chi phí phóng những vệ tinh quỹ đạo thấp này tương đối rẻ, có thể thu được hình ảnh với tỷ lệ phân giải tương đối cao, nhưng hiện nay chúng rất dễ bị một số vũ khí chống vệ tinh đe dọa và sẽ nhanh chống mất tác dụng.

Đầu tháng 9/2016, Trung Quốc phóng thất bại vệ tinh Cao Phân 10. Ảnh: Đa Chiều
Đầu tháng 9/2016, Trung Quốc phóng thất bại vệ tinh Cao Phân 10. Ảnh: Đa Chiều

Nhưng, vệ tinh quỹ đạo địa tĩnh có thể hoạt động ở xa hơn, vượt tầm bắn của vũ khí chống vệ tinh cỡ nhỏ phóng từ mặt đất. Ngoài ra, diện tích bao trùm của vệ tinh quỹ đạo địa tĩnh cũng lớn hơn.

Bộ cảm biến quang học của dòng vệ tinh Cao Phân Trung Quốc có thể từ quỹ đạo địa tĩnh trinh sát được vật thể nhỏ dài 50 m.

Độ dài của một chiếc tàu sân bay Mỹ trên 300 m, khi nó di chuyển trên biển, vệ tinh Cao Phân không chỉ có thể phát hiện, nhận dạng và theo dõi nó, mà còn có thể tiến hành hoạt động theo thời gian thực.

Điều này không chỉ có thể giúp cho Quân đội Trung Quốc nắm được phương vị của lực lượng tác chiến tàu sân bay Mỹ, mà còn có thể cung cấp thông tin định vị mục tiêu cho tên lửa đạn đạo mới (Đông Phong-21D). Loại tên lửa mới này đã trang bị hệ thống dẫn đường, có thể bắn trúng tàu chiến di chuyển trên biển.

Tên lửa đạn đạo tầm trung Đông Phong-21 là một loại tên lửa nặng 15 tấn, sử dụng nhiên liệu rắn cấp 2, dài khoảng 10,7 m, đường kính khoảng 140 cm.

Tên lửa Đông Phong-21D (phiên bản sát thủ tàu sân bay) có thể thu được thông tin định vị chính xác từ vệ tinh Cao Phân, sau khi đi vào phạm vi cách tàu sân bay 50 km, hệ thống dẫn đường đoạn cuối của đầu đạn tên lử này có thể khóa mục tiêu và bắn trúng tàu sân bay đang di chuyển.

Trung Quốc đã phóng thành công 5 chiếc vệ tinh dòng Cao Phân. Ảnh: Đa Chiều
Trung Quốc đã phóng thành công 5 chiếc vệ tinh dòng Cao Phân. Ảnh: Đa Chiều