Ấn Độ và Nga bàn lại hợp tác nghiên cứu máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5

VietTimes -- Thỏa thuận cuối cùng được ký kết sẽ mở đường cho cấp chi phí nghiên cứu phát triển 6 tỷ USD và đơn đặt hàng trên 20 tỷ USD mua sắm trên 150 máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Không quân Ấn Độ.
Máy bay chiến đấu tàng hình T-50 Nga tiến hành bay cơ động tốc độ cao. Ảnh: Cankao
Máy bay chiến đấu tàng hình T-50 Nga tiến hành bay cơ động tốc độ cao. Ảnh: Cankao

Tờ Rossiyskaya Gazeta Nga ngày 16 tháng 2 cho rằng toàn thế giới đều cần đến vũ khí và trang bị quân sự của Nga. Đây không phải là bí mật. Hiện nay, cùng với việc xuất khẩu các loại vũ khí, các nhà thiết kế Nga còn đề nghị các đồng nghiệp nước ngoài cùng thiết kế các trang bị quân sự tương lai.

Triển lãm hàng không Ấn Độ năm 2017 tổ chức ở Bengaluru cho thấy đề nghị này đã thu hút sự chú ý của các bên.

Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm FGFA do Nga và Ấn Độ hợp tác nghiên cứu chế tạo là chương trình mang tính đột phá được trông đợi nhất trong vài năm tới.

Chương trình hợp tác nghiên cứu chế tạo tên lửa hành trình siêu âm BrahMos cũng đang tiến hành thuận lợi, bao gồm tên lửa siêu thanh.

Máy bay chiến đấu FGFA là chương trình nghiên cứu phát triển của Công ty Sukhoi Nga và Công ty TNHH hàng không Hindustan Ấn Độ.

Vladimir Drozzov, Phó cục trưởng Cục hợp tác kỹ thuật quân sự Liên bang Nga cho biết bản thảo hợp tác thiết kế chế tạo thử đã được quyết định.

Ông Vladimir Drozzov không tiết lộ kim ngạch hợp đồng, nhưng các nguồn tin không chính thức cho biết mỗi bên có thể đầu tư 4 tỷ USD trở lên.

Nga và Ấn Độ sẽ hợp tác nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm trên nền tảng máy bay chiến đấu T-50. Ảnh: Cankao
Nga và Ấn Độ sẽ hợp tác nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm trên nền tảng máy bay chiến đấu T-50. Ảnh: Cankao

Hợp đồng thứ nhất hợp tác nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm trên nền tảng máy bay chiến đấu T-50 được ký kết vào năm 2007.

Loại máy bay này dự tính sẽ được lắp tên lửa Astra Ấn Độ và tên lửa hành trình BrahMos do Nga và Ấn Độ hợp tác nghiên cứu chế tạo.

FGFA là máy bay hai chỗ ngồi, ngoài phi công, trong cabin còn có một nhân viên điều khiển vũ khí.
Không loại trừ công tác hợp tác nghiên cứu chế tạo máy bay vận tải đa chức năng có thể được bắt đầu lại.

Ngay từ năm 2010, Công ty TNHH hàng không Hindustan và Công ty chế tạo máy bay thống nhất Nga đã ký kết thỏa thuận chương trình này.

Không quân Nga và Ấn Độ đều cần loại máy bay tải trọng 20 tấn này để thay thế cho máy bay vận tải quân dụng hạng trung dòng An đã lỗi thời.

Theo tờ tuần san Defense News Mỹ ngày 15 tháng 2, tại Triển lãm hàng không Ấn Độ năm 2017, Suvarna Raju, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH hàng không Hindustan tiết lộ chương trình hợp tác sản xuất và cùng sử dụng máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm giữa Nga và Ấn Độ được đưa ra thảo luận lại.

Ấn Độ đã thành lập một ủy ban, sẽ triển khai xem xét toàn diện đối với chương trình này. Chủ tịch Suvarna Raju nói: "Hiện nay sẽ do Bộ Quốc phòng (Ấn Độ) đưa ra quyết định cuối cùng".

Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm T-50 Nga (ảnh tư liệu)
Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm T-50 Nga (ảnh tư liệu)

Sau khi Công ty TNHH hàng không Hindustan và Cục thiết kế Sukhoi ký kết thỏa thuận sơ bộ cùng sản xuất máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm vào năm 2010, chương trình này đã bị gác lại.

Căn cứ vào thỏa thuận này, Ấn Độ và Nga đều sẽ sử dụng loại máy bay chiến đấu này.

Việc ký kết thỏa thuận cuối cùng sẽ mở đường cho việc cấp phát chi phí nghiên cứu phát triển 6 tỷ USD và đơn đặt hàng trên 20 tỷ USD mua sắm trên 150 máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Không quân Ấn Độ.

Chủ tịch hội đồng quản trị Suvarna Raju còn đề cập đến tình hình vài loại máy bay và trực thăng do Công ty TNHH hàng không Hindustan chế tạo.

Ông Suvarna Raju cho biết công ty này sẽ đầu tư 150 triệu USD để tăng cường khả năng sản xuất của dây chuyền, trên cơ sở đó sẽ sản xuất nhiều máy bay chiến đấu hạng nhẹ hơn nội địa.

Không quân Ấn Độ dự tính sẽ đặt mua 83 máy bay chiến đấu hạng nhẹ nội địa sau nâng cấp, đó là máy bay LCA Mark1A. Trước đây, họ đã đặt mua 40 chiếc phiên bản cơ bản của loại máy bay này, đó là LCA Mark1.

Ông Suvarna Raju còn cho biết đến nay Công ty TNHH hàng không Hindustan đã bàn giao 3 máy bay chiến đấu LCA Mark1, đơn đặt hàng còn lại sẽ bàn giao vào năm 2020.

Nhưng, một quan chức Không quân Ấn Độ cho biết Công ty TNHH hàng không Hindustan không thể bàn giao đúng hạn, bởi vì họ phải tiến hành 40 cải tiến đối với máy bay LCA Mark1A.

Máy bay chiến đấu hạng nhẹ LCA Ấn Độ. Ảnh: The Indian Edge
Máy bay chiến đấu hạng nhẹ LCA Ấn Độ. Ảnh: The Indian Edge

Công ty TNHH hàng không Hindustan còn cam kết giảm nhẹ trọng lượng máy bay chiến đấu để động cơ F404 của hãng General Electric có thể sử dụng cho máy bay LCA Mark1A bản nâng cấp.

Công ty TNHH hàng không Hindustan có kế hoạch nghiên cứu phát triển máy bay trực thăng đa dụng hai động cơ, 12 tấn. Tải trọng hiệu quả của loại máy bay này là 3.500 kg, có thể chở 24 người.

Công ty này còn cho biết loại máy bay trực thăng này sẽ có một phiên bản dùng riêng cho hải quân.