Ấn Độ đầu tư 1.200 tỷ USD xây dựng thành phố thông minh trong 20 năm

VietTimes -- Việc phân tích và sử dụng kho dữ liệu khổng lồ một cách hiệu quả, bằng cách làm cho những dữ liệu này luôn có sẵn ở bất kỳ đâu, thông qua một khuôn khổ lành mạnh, dễ dàng nhận diện, có thể xử lý và ứng dụng tốt hơn, sẽ là yếu tố chủ chốt để xây dựng thành công thành phố thông minh. 
Trong quá trình diễn ra Thế vận hội London 2012, mạng lưới Vận tải London (TfL) phải  quản lý 18 triệu lộ trình di chuyển của khán giả xem các trận thi đấu.
Trong quá trình diễn ra Thế vận hội London 2012, mạng lưới Vận tải London (TfL) phải quản lý 18 triệu lộ trình di chuyển của khán giả xem các trận thi đấu.

Việc sử dụng hiệu quả dữ liệu sẽ là một yếu tố quan trọng để tiến tới thành công trong việc xây dựng thành phố thông minh với việc làm cho dữ liệu luôn có sẵn ở bất kỳ đâu thông qua một khuôn khổ thống nhất.

Trong quá trình diễn ra Thế vận hội London 2012, mạng lưới Vận tải London (TfL) phải  quản lý 18 triệu lộ trình di chuyển của khán giả xem các trận thi đấu. Nói thế để có thể hình dung ra lượng dữ liệu được tạo ra trong quãng thời gian đó lớn thể nào: từ các dữ liệu và phân tích về các trận thi đấu, TfL sẽ dự báo số lượng người có thể sử dụng các phương tiện giao thông công cộng vào các thời điểm khác nhau để điều hành hệ thống vận hành một cách hiệu quả.

Với sự phát triển của công nghệ đang làm thay đổi cách sống và làm việc của chúng ta, việc các chính phủ các nước nâng cấp cơ sở hạ tầng của họ để cung cấp cho người dân những dịch vụ hiệu quả thông qua các thành phố thông minh, nơi lượng dữ liệu khổng lồ di chuyển trong chuỗi cung ứng thông tin phức tạp chỉ còn là vấn đề thời gian mà thôi.

Có thể thấy, thành phố thông minh không chỉ nằm ở vấn đề liên tục giới thiệu các công nghệ mới. Ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta đều là các nguồn dữ liệu, từ điện thoại thông minh và máy tính, tới hệ thống định vị toàn cầu (GPS) và các trang truyền thông xã hội. Việc phân tích và sử dụng kho dữ liệu khổng lồ một cách hiệu quả, bằng cách làm cho những dữ liệu này luôn có sẵn ở bất kỳ đâu, thông qua một khuôn khổ lành mạnh, dễ dàng nhận diện, có thể xử lý và ứng dụng tốt hơn, sẽ là yếu tố chủ chốt để xây dựng thành công thành phố thông minh. 

Xu hướng đô thị hóa nhanh trên phạm vi toàn cầu hóa tạo ra nhiều trường hợp điển hình về thành phố thông minh đã được thể hiện tại Ấn Độ. Sáng kiến của Chính phủ Ấn Độ chỉ ra rằng, trong 20 năm tới, nhu cầu các khoản đầu tư xây dựng hạ tầng thông minh cho các công trình giao thông, năng lượng, an ninh công cộng sẽ lên tới con số khoảng 1.200 tỷ USD. Ngoài nỗ lực của Chính phủ và ngành công nghiệp, sự tham gia vủa các doanh nghiệp khởi nghiệp và người dân có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc hoàn thành trọn một vòng của quá trình này, biến công thức Quan hệ đối tác công- tư từ 3Ps thành 4Ps (Quan hệ đối tác công tư có sự tham gia của các thành phần khác).

Điều này đòi hỏi sự tham gia của người dân, cho phép đưa ra các giải pháp thông minh để triển khai các giải pháp, thực hiện cải cách, và thiết kế các cấu trúc hậu dự án để phát triển thành phố thông minh bền vững.

Một cách để tăng thu thập số liệu và mức độ  tham gia của người dân ở cấp cơ sở là cần có một hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) linh hoạt và có khả năng thích nghi cao. Theo định mức do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra là 1bác sĩ /1000 dân, Ấn Độ hiện thiếu gần 500.000 bác sĩ. Vì vậy cần những hệ thống chăm sóc sức khoẻ dựa trên trí tuệ nhân tạo, có thể nghiên cứu các dữ liệu bệnh nhân và hồ sơ bệnh án trong quá khứ, xử lý dữ liệu nhanh chóng, thậm chí có thể trợ giúp các bác sĩ kiểm tra, phát hiện các dấu hiệu hoạt động của các chứng bệnh có thể xuất hiện sau đó.

Chính phủ Ấn Độ bắt đầu tăng cường thu thập dữ liệu bằng các hình thức có thể đọc được trên máy tính, và khi công nghệ đạt tới trình độ cao đến mức có thể đua tranh với bất kỳ người nào về khả năng xử lý nhanh chóng và hiệu quả chi phí, trí tuệ nhân tạo có thể trợ giúp giải quyết những vụ tranh chấp về luật pháp, trật tự xã hội, về bảo đảm y tế và nâng cao nền giáo dục. Từ quan điểm đó, có nhiều cơ hội để trí tuệ nhân tạo có thể tham gia sâu vào các Chương trình Chế tạo tại Ấn Độ (Make In India), Tay nghề Ấn Độ (Skill India) và Kỹ thuật số Ấn Độ (Digital India).

Mặc dù vậy, có hai mối quan tâm ở đây, mà trước hết là cần phải sử dụng hiệu quả các dữ liệu hiện có. Theo Gartner, việc thiếu một cách tiếp cận chính thống, dựa trên khuôn khổ toàn diện, thiếu một mô hình doanh thu khả thi đang làm trì hoãn các dự án thành phố thông minh quy mô lớn ở Ấn Độ. Cách tiếp cận dựa trên khuôn khổ toàn diện này sẽ xem xét tình trạng hiện tại của cơ sở hạ tầng vật chất và CNTT của thành phố, những thách thức, nhu cầu của người dân và năng lực hiện có của bộ máy quản lý trong việc cung cấp các dịch vụ thiết yếu. Xác định sự chênh lệch giữa các thiết bị phần cứng, giữa phần mềm, mạng, kết nối, cơ sở hạ tầng quản lý thông tin và an ninh, từ đó kết hợp  triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng cung cấp dịch vụ thành phố thông minh quy mô lớn, thành công và hiệu quả về chi phí.

Vấn đề chính thứ hai cần được đưa ra xem xét để khởi động thành công sáng kiến thành phố thông minh là vấn đề cần phải theo dõi một số lượng lớn dữ liệu. Không chỉ tại các tên miền (domain) công cộng mà cả dữ liệu trong các domain cá nhân. Điều này, tất yếu sẽ dẫn đến những câu hỏi về an ninh và sự riêng tư - tức là đòi hỏi phải có các quy định nghiêm ngặt để đảm bảo an ninh dữ liệu.

Đúng là không có hình mẫu nào có thể giải quyết tất cả các câu hỏi đang được nêu ra; Nhu cầu cấp thiết là phân tích hiệu quả tình trạng hiện có của cơ sở hạ tầng và xác định những khoảng trống trong nhu cầu, khuyến khích công dân tham gia tích cực hơn vào việc thiết kế thành phố thông minh, xây dựng một nền văn hoá đổi mới và hợp tác nhằm giúp thực hiện tầm nhìn của một Thành phố thông minh.

Theo livemint.com