Ấn Độ: Con đường gập ghềnh để trở thành trung tâm toàn cầu về sản xuất điện tử

VietTimes -- Bộ Công nghiệp Điện tử và Công nghệ Thông tin đã bắt tay triển khai chương trình có tên ‘Make In India’ đầy tham vọng, nhằm biến Ấn Độ trở thành một trung tâm toàn cầu về sản xuất điện tử bằng cách khuyến khích các doanh nhân nước ngoài tham gia đầu tư. 
Chính phủ Ấn Độ đang triển khai hàng loạt biện pháp để cho mọi doanh nghiệp quốc tế và địa phương cùng tham gia chương trình "Make In India". Ảnh DNA
Chính phủ Ấn Độ đang triển khai hàng loạt biện pháp để cho mọi doanh nghiệp quốc tế và địa phương cùng tham gia chương trình "Make In India". Ảnh DNA

Tạp chí DNA đã có ba năm theo dõi hoạt động của Bộ và xác định những thách thức nào đang ở phía trước.

Trong nỗ lực làm cho Ấn Độ trở thành trung tâm sản xuất điện tử toàn cầu, chính phủ bắt tay triển khai một chương trình đầy tham vọng, theo đó một số nội dung trong Đề án Khuyến khích đặc biệt MSIPS - đã được sửa đổi nhằm khuyến khích các nhà phát triển toàn cầu tham gia "Make In India". Chính phủ cũng đã đề ra tầm nhìn về ‘'Nhập khẩu bằng Không’, theo đó đến năm 2020, tất cả các mặt hàng điện tử sẽ được sản xuất trong nước.

Trong khi công việc đang được tiến hành trên mặt trận này, thách thức lớn nhất của chính phủ là thúc đẩy ngành sản xuất điện tử trong nước, không kể đến lĩnh vực di động là ngành sinh lợi cao.

Đánh giá bước đầu

Thừa nhận rằng, phía trước có nhiều thách thức, một quan chức cao cấp của Bộ Công nghiệp Điện tử và Công nghệ thông tin cho biết: "Việc đánh giá kế hoạch vừa mới bắt đầu. Ý tưởng là đẩy mạnh sản xuất điện tử trong nước để đạt được mục tiêu không cần nhập khẩu càng sớm càng tốt. Ngoài ra, trong kế hoạch có xem xét việc trợ cấp cho các nhà đồng sản xuất, không chỉ riêng các nhà sản xuất di động. "

Bộ trưởng Ravi Shankar Prasad nhận thức rõ điều này. Phát biểu với DNA, Bộ trưởng nói rằng một số kế hoạch đã được đưa ra dưới MSIPS để đảm bảo rằng các doanh nhân quốc tế và địa phương sẽ tham gia Make In India. "Theo tinh thần của MSIPS, chúng tôi đang đưa ra các ưu đãi về tài chính để thu hút đầu tư. Tính đến tháng 4/2017, đã có khoảng 269 đề xuất đầu tư trị giá 156.729 crô Rs (1 cro Rs bằng 10 triệu RS) được thông qua trong khuôn khổ MSPIS so với chỉ 11.198 crore trong tháng 5 năm 2014", ông nói.

Những thách thức đối với các ngành điện tử khác

Các con số cho thấy rằng, các ngành khác trong ngành công nghiệp điện tử sẽ bị áp lực nặng nề, ngay cả khi có những ưu đãi của chính phủ, trong khi tìm cách đáp ứng được câu chuyện phát triển di động. Dữ liệu từ Bộ cho thấy sản xuất điện thoại di động chỉ có 60 triệu chiếc vào những năm 2014-15, đến năm 2016-2017 đã đạt tới 220 triệu chiếc.  Xét về giá trị, ngành này ước tính khoảng 900 tỷ rupi 2016-17, tạo ra 100 ngàn chỗ làm việc mới và hơn ba trăm ngàn công việc gián tiếp.

Ngoài việc khuyến khích các ngành khác, Bộ cũng có nhiệm vụ thực hiện tầm nhìn Ấn Độ Số của  Thủ tướng Narendra Modi. Khía cạnh quan trọng nhất của điều này là quản lý số và kết nối các tài khoản ngân hàng với thẻ Aadhaar để tránh sự lợi dụng, một chiến lược mà các quan chức cho biết sẽ giúp biến đổi Ấn Độ. Thống kê của chính phủ cho thấy tại thời điểm tháng 11 năm 2016, khoảng 6 triệu tài khoản ngân hàng được kết nối với hệ thống thẻ Aadhaar mỗi tháng, còn hiện nay, mỗi tháng đã có tới 17 đến 19 triệu tài khoản ngân hàng đang được kết nối  với Aadhaar.

"Chúng tôi đã bắt đầu gửi các khoản trợ cấp - gas, khẩu phần ăn trong Chương trình việc làm nông thôn (MNREGA) - trực tiếp vào tài khoản ngân hàng, nhờ đó đã tiết kiệm được khoảng 57.000 crore Rs, vốn rơi vào túi những người trung gian. Hãy nhớ lại câu nói nổi tiếng của cố thủ tướng Rajiv Gandhi: “Tôi gửi 1 rupi từ Delhi, khi về đến thôn chỉ còn có 15 xu”. “Dưới thời chính phủ Modi, gửi 100 rupi thì các thôn bản nhận được đủ 100” - Prasad nói.

aThanh toán online đang vươn lên mạnh mẽ

Còn nhiều mối lo ngại

Mặc dù các cam kết của chính phủ sẽ điều hành tốt hơn thông qua việc số hóa, vẫn còn đó những lo ngại. Vào tháng 6 vừa qua, Toà án Tối cao đã nghe một bản kiến nghị  yêu cầu giữ nguyên trạng đối với thẻ Aadhaar, vì lo ngại rằng không có điều đó, rất có thể làm cho những đứa trẻ nghèo mất khẩu phần ăn trưa. Lý do cho sự lo lắng này là do Trung tâm đã tuyên bố rằng sắp tới, việc có một thẻ Aadhaar là điều bắt buộc trước khi ai đó có thể nhận được hỗ trợ từ nhà nước, kể cả bữa ăn trưa.

Tòa án tối cao cũng nghe những lời kiến nghị có thể thách thức tính hợp hiến của hệ thống thẻ  Aadhaar vì cho rằng nó vi phạm sự riêng tư của người dân Ấn Độ. Chính phủ thì có quan điểm rằng sự riêng tư không phải là một quyền cơ bản, trong khi các quan ngại về công bằng xã hội và kinh tế mà Aadhaar đang giải quyết là quan trọng hơn. Kết luận của tòa án dự kiến sẽ có vào cuối tháng Tám này.

Nguyên nhân thứ ba quan tâm là an ninh. Việc hệ thống thẻ Aadhaar bây giờ trở thành bắt buộc đối với hầu hết mọi thứ từ tài khoản ngân hàng của bạn đến du lịch hàng không làm cho mối quan tâm rộng lớn về rò rỉ hoặc ăn cắp dữ liệu trở thành một nguyên nhân gây ra mối quan ngại trong nhiều cuộc tranh luận đang diễn ra trên các phương tiện truyền thông xã hội và truyền thông chính thống.

Theo Daily News & Analysis