Airbus đã trở thành đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Boeing như thế nào?

VietTimes – Tuy sinh sau đẻ muộn, nhưng Airbus đã nhanh chóng có hướng đi phù hợp để phát triển thành một tập đoàn sản xuất máy bay hàng đầu thế giới, trở thành một đối thủ không đội trời chung với Boeing, biến cuộc đối đầu cạnh tranh giữa Airbus và Boeing thành một trong những cuộc đối đầu thương mại lớn nhất và hiện nay chưa có dấu hiệu gì cho thấy cuộc chiến đã ngã ngũ sang phía nào. 
Máy bay Airbus A380 (Ảnh Airbus)
Máy bay Airbus A380 (Ảnh Airbus)

Cuộc cạnh tranh sản xuất máy bay dân dụng không phải lúc nào cũng chỉ có Airbus và Boeing. Trước đây, ngành công nghiệp chế tạo máy bay thế giới còn có nhiều tên tuổi nổi tiếng khác như McDonnell Douglas, Lookheed, Fokker, và thậm chí là cả Convair.

Nhưng hiện nay, khi nhắc đến các hãng sản xuất máy bay trên thế giới, người ta có lẽ chỉ nhắc đến Airbus hoặc Boeing.

Boeing là tên tuổi ra đời trước. Được thành lập năm 1916, tập đoàn Boeing Company hiện nay là một biểu tượng về hàng không vũ trụ và quốc phòng, là tập đoàn xuất khẩu lớn nhất của Mỹ.

Tập đoàn mà chúng ta hiện nay đang biết với cái tên Airbus được ra đời sau khi một thỏa thuận được ký kết vào tháng 7/1967 giữa chính phủ Pháp, Đức và Anh nhằm đẩy nhanh sự hợp tác của họ trong lĩnh vực công nghệ hàng không.

Trong thỏa thuận này có một điều khoản bắt buộc chính phủ các nước trên phải “thực hiện các biện pháp phù hợp nhằm phát triển và sản xuất có trọng điểm một loại máy bay”.

Đây là một quyết định hết sức cần thiết, một nhà phân tích trong ngành hàng không thuộc tập đoàn tư vấn Teal Group cho tờ Business Insider biết.

Tại thời điểm đó, các tập đoàn của Mỹ như là Boeing, McDonnell Douglas, và Lockheed đang phát triển mạnh mẽ và tạo ảnh hưởng to lớn trên toàn thế giới. Các nhà sản xuất châu Âu, trong đó các tập đoàn đi đầu về sáng tạo đột phát trong ngành hàng không thương mại cảm thấy hết sức lo ngại.

Do đó, họ đã thành lập một hiệp đoàn có tên là Airbus để đối chọi lại với sức mạnh của các ông lớn trong ngành hàng không của Mỹ.

Hiệp đoàn này đặt tại trụ sở Hãng Sub Aviation ở Toulouse, Pháp, và hiện nay trụ sở của họ vẫn ở đây.

Đến những năm 1960, các nhà sản xuất máy bay của châu Âu đã chứng tỏ rằng họ đã sẵn sàng phát triển được các loại máy bay phản lực tốt. Các tập đoàn của Anh đã có các loại máy bay như là Hawker Siddeley Trident và …

Ảnh AP

De Havilland Comet.

Ảnh AP

Pháp đã sản xuất được loại máy bay Sud Aviation Caravelle.

Ảnh AP

Đồng thời, hai quốc gia này đã hợp tác để sản xuất loại máy bay Concorde. Cho đến nay, Concorde vẫn là loại máy bay có tốc độ siêu thanh thương mại đầu tiên và duy nhất trên thế giới. Nhưng nếu đứng riêng lẻ, các nhà sản xuất máy bay của châu Âu không thể sánh ngang với sức mạnh của các tập đoàn Mỹ.

Ảnh AP

Douglas DC-8

Ảnh AP

và Boeing 707 đã trở thành những chiếc máy bay rất đáng tin cậy cho nhiều hãng hàng không trên thế giới.

Ảnh Boeing

Hơn nữa, một thế hệ các loại máy bay có thân to của Mỹ cũng đang được sản xuất. Thế hệ những chiếc máy bay này được quảng cáo rầm rộ là loại máy bay phản lực cỡ lớn bốn động cơ Boeing 747.

Ảnh Flickr

Còn có các loại máy bay McDonnell Douglas DC-10 và…

Ảnh AP

Lockheed L-1011 TriStar.

Ảnh AP

Các tập đoàn của châu Âu cần có một loại máy bay thân to của riêng họ. Ngày 29/5/1969, chính phủ Pháp và Đức đã đồng ý lãnh đạo một hiệp đoàn sản xuất và bán loại máy bay A300B.

Ảnh Airbus

Sự phát triển của Airbus thành một tập đoàn và A300 thành một loại máy bay thương mại đã vấp phải rất nhiều thách thức. Trước tiên, đó là vấn đề về các động cơ. Airbus đã rất khó khăn trong việc tìm kiếm một loại động cơ phù hợp với chiếc máy bay A300. Loại động cơ phản lực cánh quạt đẩy ba ống xả của Rolls-Royce đã được cho là có thể đáp ứng các yêu cầu để chạy loại máy bay 300 chỗ ngồi mới của Airbus. Vì thế, Airbus đã lên kế hoạch sử dụng phiên bản động cơ có tên RB207 của Rolls-Royce. Nhưng thỏa thuận này thất bại, và chiếc A300 chưa có động cơ phù hợp.

Thay vào đó, Airbus đã quyết định mua các loại động cơ phổ biến của GE và Pratt & Whitney sau khi họ đã giảm số ghế của chiếc A300 từ 300 ghế xuống còn 250 ghế. Quyết định này được đưa ra sau khi Airbus nhận thấy rằng chiếc máy bay A300 của họ có thể quá lớn so với thị trường châu Âu do dự đoán nhu cầu đi máy bay thấp.

Đến cuối năm 1968, cơ cấu của hiệp đoàn này có sự thay đổi lớn khi chính phủ Anh quyết định rút lui do chi phí phát sinh rất lớn liên quan đến chương trình Concorde. Nhưng nhà sản xuất của Anh là Hawker Siddeley vẫn nằm trong hiệp đoàn này để phát triển các loại cánh cho máy bay A300.

Ngày 18/12/1970, tập đoàn Airbus Industrie chính thức được thành lập.

Để tạo sự khác biệt của mình trong cuộc cạnh tranh này, Airbus đã thực hiện một mũi nhọn chiến lược nhằm tạo ra một tầm cao công nghệ so với tất cả các loại máy bay vận tải lúc đó. Điển hình là các kỹ thuật xây dựng có tính đột phá như là ứng dụng các loại vật liệu composite siêu nhẹ.

Ảnh Airbus

Từ khi mới bắt đầu, hiệp đoàn này đã đồng thuận nhất trí đóng loại máy bay A300 bằng cách sử dụng các bộ phận riêng lẻ từ nhiều quốc gia thành viên châu Âu. Để vận chuyển các bộ phận này đến khu vực lắp ráp, Airbus sử dụng các loại xe tải, các loại tàu lớn và một phi đội máy bay vận tải siêu lớn có tên là Super Guppys.

Ảnh Flickr

Họ quyết định rằng Pháp sẽ đảm nhiệm đóng phần buồng lái, các hệ thống điểu khiển và phần trung tâm phía dưới thân máy bay. Trong khi đó, Đức sẽ chịu trách nhiệm sản xuất phần thân trước, thân sau và thân giữa trên của máy bay. Hãng Hawker Siddely sản xuất cánh máy bay.

Hà Lan sẽ sản xuất các bề mặt cánh lái trong khi tập đoàn CASA của Tây Ban Nha (tập đoàn này tham gia vào hiệp đoàn vào năm 1971), đảm nhiệm đóng cánh đuôi nằm ngang của chiếc A300.

Ngày 3/9/1970, Airbus đã bán lô máy bay A300 đầu tiên, đơn đặt hàng từ hãng Air France của Pháp cho 6 chiếc máy bay A300B. Tuy nhiên, hãng Air France lại thấy chiếc máy bay với 250 chỗ ngồi này quá nhỏ. Vì thế, Airbus đã nới rộng lại chiếc A300B1 lên 270 chỗ ngồi thành chiếc A300B2.

Ảnh Airbus

Ngày 28/10/1972, chiếc Airbus A300B thực hiện chuyến bay đầu tiên.

Ảnh Airbus

Chiếc A300 không phải được thiết kế làm đối thủ cạnh tranh với chiếc máy bay khổng lồ của Boeing. Thực tế, là một chiếc máy bay có quãng bay tầm trung, kích thước trung bình, A300 được xem là đối thủ của loại máy bay DC-10 và L-1011.

Airbus sau đó đã đưa A300B đi bán khắp thế giới. Nhưng thậm chí là sau khi đã nhận được rất nhiều đơn đặt hàng từ nhiều hãng hàng không trên toàn cầu như Lufthansa, South African Airways, Thai Airways và Korean Air, thì Airbus vẫn hoàn toàn bị đóng băng ở thị trường Mỹ.

Ảnh Airbus

Tất cả điều này đã thay đổi vào năm 1978 khi Airbus chuyển giao bốn chiếc A300 cho hãng hàng không Eastern Airlines để bay thử “miễn phí” 6 tháng. Tất cả những gì hãng Eastern Airlines phải làm chỉ là chi trả cho các nội thất bên trong.

Cựu phi công và là CEO của hãng Eastern Airlines Frank Borman, ở giữa (Ảnh AP)

Theo thỏa thuận được ký kết giữa Airbus và CEO Frank Borman của Eastern Airlines, thì hãng hàng không này có 6 tháng để sử dụng thử nghiệm miễn phí những chiếc máy bay của Airbus. Nếu trong thời gian đó, những chiếc A300 không đáp ứng đầy đủ những yêu cầu mong muốn của ông Borman, hãng Eastern Airlines chỉ cần trả lại những chiếc máy bay này cho hãng Airbus một cách vô điều kiện.

Sau 6 tháng, ông Borman đã đặt hàng thêm 23 chiếc Airbus A300. Airbus chính thức có mặt trên thị trường Mỹ.

Ảnh Flickr

Tháng 7/1978, Airbus đã phát hành mẫu máy bay thứ hai của mình, A310. Được phát triển từ mẫu A300, A310 có thân ngắn nhưng lớn hơn rất nhiều.

Ảnh Airbus

Trong những năm 1970, Boeing đã tập trung vào phát triển các loại máy bay phản lực lớn giúp sinh lợi cao đồng thời thường không quan tâm đến thị trường các loại máy bay có thân rộng nhỏ hơn. Tính đến thời điểm phát hành loại máy bay 767-200 năm 1978, Boeing không phát triển một loại máy bay phản lực nào cùng phân khúc với lại máy bay A300. Khi loại máy bay 767 được đưa vào sử dụng năm 1981, thì loại máy bay L-1011 đã được sử dụng rất hiệu quả trong khi máy bay DC-10 lại đang ở thế yếu do vấp phải những vụ bê bối.

Ảnh Flickr

Tuy nhiên, cũng chỉ đến khi cho ra đời loại máy bay có một lối đi ở giữa là A320, Airbus mới chính thức trở thành một tập đoàn siêu mạnh toàn cầu. Kể từ mẫu A300, thì A320 là mẫu thiết kế mới hoàn toàn của Airbus.

Ảnh AP

Đến tháng 6/1981, Air France đã thông báo ý định mua 25 chiếc máy bay vẫn chưa được công bố này. Kể từ thời điểm đó, các loại máy bay thuộc dòng A320 trở thành loại máy bay được bán chạy nhất trên thế giới với 14.000 chiếc đã được đặt hàng.

Ảnh JetBlue

A320 đánh dấu việc sử dụng buồng lái số và công nghệ điều khiển hàng không bằng điện tử trên các loại máy bay. Theo Aboulafia, thì A320 và nhiều đột phá công nghệ của nó trở thành đóng góp lớn nhất của Airbus vào ngành hàng không thương mại thế giới.

Ảnh Reuters

Năm 1985, Airbus đã kéo được ông John Leahy từ Piper về làm giám đốc bán hàng khu vực Bắc Mỹ cho họ. Việc thuê được ông John Leahy là một bước đi rất sáng suốt của Airbus. Đến năm 1994, John Leahy đã trở thành giám đốc bán hàng toàn cầu của tập đoàn này.

Ảnh AP

Leahy được biết đến nhờ các chiến dịch bán hàng đầy táo bạo và liều lĩnh. Ông thường xuyên săn tìm và thành công trong việc giành được các hợp đồng với khách hàng, thậm chí là những khách hàng trung thành nhất của Boeing. Đến thời điểm ông Leahy nghỉ hưu vào tháng 1 này, ông đã giúp Airbus bán được số lượng máy bay có trị giá lên đến 1 nghỉ tỷ USD.

Ảnh AP

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn của tờ Seatle Times, ông Leahy đã kể chi tiết việc ông giành được hợp đồng với hãng Northwest Airlines, một khách hàng trung thành của Boeing, để họ mua máy bay của hãng Airbus năm 1986 như thế nào.

Ông Leahy đã thực hiện một chiến lược có tên “Mua nhỏ, nghĩ lớn” (buy small, think big) trong đó ông cho hãng Northwest biết rằng họ có thể chỉ cần đặt hàng 10 chiếc A320 nhưng nhận được chiết khấu hàng sỷ cho đơn đặt hàng trị giá 100 chiếc máy bay. Tuy nhiên, ông Leahy cũng cho Northwest biết rằng Airbus sẽ giữ ngày giao hàng cho 100 chiếc máy bay trong trường hợp Northwest muốn.

Chiến lược này thực sự hiệu quả và hãng Northwest đã sử dụng máy bay Airbus.

“Họ không chỉ mua 100 chiếc, tôi nghĩ rằng họ đã mua đến 145 chiếc”, ông Leahy nói.

Đến đầu những năm 1990, Airbus đã phát hành hai mẫu máy bay thân lớn mới với nhiều kết quả khác nhau. Chiếc A340 bốn động cơ đã thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1991, trong khi …

Ảnh AP

Chiếc A330 hai động cơ có chuyến bay đầu tiên năm 1992. Chiếc A340, được phát hành vào giai đoạn máy bay sử dụng 4 động cơ bắt đầu lỗi thời, là một thất bại nặng nề của Airbus với chỉ 377 chiếc được bán ra. Mặt khác, cho đến nay chiếc A330 vẫn là loại máy bay được bán chạy nhất của hãng với hơn 1.700 chiếc đã được đặt hàng.

Ảnh Reuters

A330 và A340 là những loại máy bay tương đương nhau về kích thước. Tuy nhiên, A330 được thiết kế cho các chuyến bay tầm trung và chuyến bay dài trong khi A340 được thiết kế cho các chuyến bay dài và siêu dài. Nhưng với với các động cơ cánh quạt đẩy ngày càng hiện đại, thì chỉ mất chi phí rẻ hơn để bay máy bay A330 có thể đảm nhiệm các chuyến bay của máy bay A340, làm cho những chiếc A340 trở nên lỗi thời.

Tháng 11/1996, sau nhiều lần thất bại, Boeing lần đầu tiên đã giành được thắng lợi trước Airbus. Hãng hàng không American Airlines đã ký một hợp đồng đồng ý để Boeing trở thành nhà cung cấp máy bay độc quyền cho hãng trong 20 năm. Đến tháng 6/1997, Boeing đã ký được các hợp đồng có thời hạn 20 năm tương tự với cả hãng hàng không Delta và Continental.

Ảnh Flickr

Năm 1997, Boeing đã mua lại đối thủ McDonnell Douglas với giá 13 tỷ USD.

Chủ tịch và là giám đốc điều hành của Boeing Phil Condit bên trái, và chủ tịch và là giám đốc điều hành của McDonnell Douglas Harry Stonecipher (Ảnh AP)

Sự kiện này ngay lập tức khai tử luôn loại máy bay thân to MD-11 và…

Ảnh AP

Loại máy bay MD80/90, một đối thủ của loại máy bay Boeing 737 và Airbus A320. Với việc hãng Lockheed từ lâu đã đứng ngoài cuộc chơi, chính điều này đã làm mất thị trường của họ vào tay hãng Boeing và Airbus.

Ảnh Reuters

Là một bên trong liên minh, Boeing đã cam kết với Ủy ban Liên minh châu Âu rằng họ sẽ bỏ điều khoản độc quyền từ các hợp đồng đã ký với hãng American Airlines, Delta và Continental. Tuy nhiên, người ta cho rằng các hãng hàng không này và Boeing đã ngầm củng cố thêm điều khoản độc quyền đó sau khi liên kết lại với nhau. Hãng American Airlines sẽ không mua máy bay của Airbus mãi cho đến sau năm 2011. Hãng Delta cũng không có một đơn đặt hàng nào khác với Airbus mãi cho đến năm 2013.

Ảnh Reuters

Đầu những năm 1990, Airbus đã quyết định rằng đây là thời điểm để họ thực hiện một cuộc chơi lớn với việc nỗ lực thiết kế một loại máy bay tốt nhất để làm đối trọng với loại máy bay Boeing 747-400.

Ảnh AP

Đó là chiếc máy bay Airbus A380 được phát hành vào năm 2007. A380 hai tầng là loại máy bay thương mại lớn nhất thế giới. Airbus hy vọng rằng loại máy bay này sẽ làm thay đổi cục diện trên thị trường máy bay thế giới nhờ tầm nhìn tổng quát với các sòng bài di động và các phòng cực kỳ xa hoa trên đó.

Ảnh Reuters

Tuy nhiên, loại máy bay siêu lớn này lại rất khó tìm kiếm các đơn đặt hàng. Kể từ đầu những năm 2000, Airbus mới chỉ bán được 335 chiếc A380, trong đó hơn một nửa được bán cho hãng hàng không Emirates.

Ảnh Emirates 

Theo ông Richard Aboulafia, chuyên gia phân tích thuộc tập đoàn Teal Group, thì A380 chính là bước đi sai lầm lớn nhất trong lịch sử của Airbus. Ông Aboulafia cho rằng A380 là loại máy bay được thiết kế một cách thiếu tính toán không phù hợp với thị trường. Điều này dẫn đến hậu quả là số tiền 25 tỷ USD Airbus sử dụng cho chương trình A380 lẽ ra nên được sử dụng vào một chương trình khác như là chương trình thiết kế một loại máy bay làm đối trọng với loại máy bay 777X của Boeing.

Năm 2017, Airbus và Boeing một lần nữa lại đối đầu nhau khi hãng máy bay của Mỹ đã đưa ra một phản đối về mặt thương mại đối với hãng Bombardier của Canada khi bán loại máy C Series mới nhất của họ.

Ảnh Airbus

Bộ Thương mại Mỹ đã dọa đánh thuế lên đến 299,45% đối với những chiếc máy bay C Series sau khi Boeing viện cớ rằng Bombardier đã sử dụng các nguồn bảo hộ của chính phủ Canada để hạ giá bán các loại máy bay C Series của họ cho hãng hàng không Delta. Airbus đã nhảy vào cuộc kiện tụng căng thẳng này khi họ mua 50,1% cổ phần trong chương trình C Series và thông báo rằng Airbus sẽ sản xuất các loại máy bay C Series trong nước Mỹ để biến C Series thành loại máy bay được sản xuất nội địa. Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ thấy rằng Bombardier không gây hại gì cho hoạt động kinh doanh của Boeing và đã xóa bỏ mức thuế quan đã đề xuất ở trên.

Trong những năm tiếp theo, Airbus sẽ kiểm soát hoàn toàn chương trình C Series và loại máy bay phản lực sử dụng vật liệu cacbon composite mới này sẽ là một phần trong dòng sản phẩm của Airbus.

Trong tương lai, dòng máy bay thân hẹp của Airbus sẽ lấy các loại máy bay A320neo cải tiến với các động cơ, bộ phận điện tử và cánh mới làm chủ đạo.

Ảnh Airbus

Trong khi dòng máy bay thân rộng sẽ lấy các loại máy bay A350XWB sử dụng vật liệu cacbon composite làm mũi nhọn.

Ảnh Reuters

Cuộc chiến giữa Airbus và Boeing sẽ vẫn còn tiếp diễn dài.

Ảnh Airbus