9 tín ngưỡng khoa học sai bét mà tất cả mọi người đều tin tưởng

VietTimes -- Con người luôn tin rằng khoa học sẽ đưa ra những quan điểm chính xác giúp giải thích rất nhiều hiện tượng trong cuộc sống từ xưa tới nay. Tuy nhiên, có những quan niệm khoa học mà chúng ta luôn đinh ninh là đúng nhưng thật sự lại không hẳn như vậy. Cùng khám phá ngay những sự thật đáng ngạc nhiên về cuộc sống mà không ít người vẫn "sùng bái" bấy lâu nay.

1. Tắc kè hoa không thay đổi màu sắc tùy thuộc vào môi trường xung quanh

Nhiều người vẫn quan niệm rằng tắc kè hoa có khả năng thay đổi màu sắc tuy thuộc vào môi trường sống. Sự thật là, màu của tắc kè hoa hoàn toàn phụ thuộc vào trạng thái cảm xúc của nó.

Một con tắc kè hoa thay đổi màu sắc khi nó sợ hãi, khi bị ai đó chạm vào, hoặc khi nó vừa đánh bại một con tắc kè hoa khác trong một cuộc chiến. Nhiệt độ, ánh sáng và sự hiện diện của một con tắc kè cái cũng có thể làm tắc kè đực thay đổi ngoại hình. Thật thú vị khi biết rằng da của tắc kè hoa có nhiều lớp tế bào đặc biệt được gọi là sắc tố, mỗi tế bào có sắc tố màu riêng. Sự thay đổi tỷ lệ của các lớp tế bào khiến cho tắc kè hoa trông giống như quả cầu disco đang chuyển động.

Bạn có biết rằng "tắc kè hoa - chameleon" có nghĩa là "một con sư tử đất" trong tiếng Hy Lạp.

2. Cá voi xanh không phải là sinh vật sống lớn nhất trên Trái Đất

Nếu được hỏi, sinh vật lớn nhất trên Trái đất là gì - bạn sẽ trả lời sao? Hẳn không ít bạn sẽ nói rằng, sinh vật này đích thị là cá voi xanh. Tuy nhiên, loài sinh vật lớn nhất hành tinh mới được công bố gần đây khiến nhiều người ngã ngửa bởi - danh hiệu này thuộc về một loài… nấm có tên Armillaria hay còn gọi “Nấm mật ong” hoặc “Humongous Fungus”.

Thực chất, mỗi cá thể nấm Armillaria có kích thước khá nhỏ thế nhưng, loài nấm này có một bộ rễ vô cùng đặc biệt có khả năng liên kết với cá thể nấm khác tạo thành một thể thống nhất khổng lồ.

3. Gián sẽ không thể tồn tại trong cuộc chiến hạt nhân

Nhiều người có xu hướng nghĩ rằng gián sống dai như nhân vật “Tiểu Cường”. Chính xác là chúng đã tồn tại lâu hơn nhiều so với con người (khoảng 280 triệu năm). Ngoài ra, chúng còn có thể sống mà không cần đầu trong một thời gian. Nhưng một thí nghiệm khoa học được tổ chức vào năm 1959 cho thấy rằng gián sẽ là một trong những loài côn trùng chết đầu tiên nếu xảy ra thảm họa hạt nhân.

Nghiên cứu đã đặt rất nhiều loại côn trùng dưới bức xạ ở các mức độ khác nhau. Cuối cùng, họ đã đi đến kết luận rằng liều lượng gây chết người là 1000 rad, trong khi đối với một con gián dao động khoảng 20.000 rad. Đối tượng chiến thắng thực sự ở đây là một vi khuẩn nhỏ Deinococcus durans bởi vì nó có thể chịu đựng một liều lượng cao đáng kinh ngạc của bức xạ - 1,5 triệu rad, và con số này được tăng gấp đôi nếu vi khuẩn được đông lạnh!

4. Ăn nhiều cà rốt sẽ không cải thiện thị lực của bạn

Cà rốt là nguồn cung cấp tốt cho vitamin A. Thiếu hụt vitamin A sẽ dẫn đến bệnh quáng gà - một tình trạng khiến mắt bạn thích nghi với bóng tối rất chậm. Cách dễ nhất để cải thiện tình trạng này là tăng lượng vitamin A thường được tìm thấy trong carotene. Tất nhiên, cà rốt có carotene nhưng mơ, quả việt quất, rau bina, và các loại rau khác thậm chí còn chứa nhiều hơn nữa!

Tuy nhiên, cải thiện thị lực ban đêm của bạn và chữa quáng gà là 2 điều hoàn toàn khác nhau. Ăn nhiều cà rốt sẽ chỉ làm cho màu da của bạn càng vàng hơn mà thôi.

5. Lượng giấc ngủ được khuyến cáo là ít hơn 8 giờ

Năm 2004, giáo sư Daniel Kripke đã xuất bản một bài báo, trong đó ông nói rằng tỉ lệ tử vong ở người trưởng thành ngủ 8 giờ lớn hơn những người ngủ 6 hoặc 7 giờ. Nghiên cứu này được thực hiện trong 6 năm và có đến 1,1 triệu người tham gia. Nhiều người ngủ ít hơn 8 giờ, nhưng không ít hơn 4 giờ, vẫn sống đến cuối cuộc nghiên cứu.

Vì vậy, không ngủ đủ 8 giờ không nghiêm trọng như trước đây mọi người vẫn nghĩ. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng bạn không bị mất ngủ.

6. Con người có nhiều hơn 5 giác quan

Nguyên tắc về năm giác quan của con người có nguồn gốc từ Aristotle, nhà triết học và bác học thời Hy Lạp cổ đại với thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác và vị giác. Nhưng theo một ý kiến chung, con người còn sở hữu nhiều hơn 4 giác quan nữa. Đó là proprioception (giác quan cơ thể), equilibrioception (giác quan cân bằng), nociception (giúp cảm nhận nỗi đau), thermoception (cảm nhận nhiệt độ).

7. Nước không trong suốt mà nó có màu

Mọi người thường nghĩ rằng nước trong suốt không màu và lý do tại sao biển và đại dương có màu xanh là do sự phản chiếu của bầu trời. Nhưng thực tế là nước màu xanh. Bạn có thể thấy rằng nước có bóng màu xanh lam nếu bạn nhìn vào một hố sâu trong tuyết hoặc lớp băng dày trong một thác nước đông.

Màu sắc phản chiếu của bầu trời vẫn đóng một vai trò quan trọng nhưng nó cũng do một số ánh sáng phát ra từ bên dưới. Các hồ chứa nước lớn như biển và đại dương có nồng độ cao của thực vật nhỏ và rong biển, tất cả đều phản ánh và phân tán ánh sáng. Đây là lý do tại sao chúng ta có thể nhận thấy một loạt các sắc thái của nước.

8. Oxy không phải là chất phổ biến nhất trên thế giới

Không phải chỉ riêng bạn mà rất nhiều người sẽ tự hỏi hòn đá bình thường trên có điều gì đặc biệt. Đây là một khoáng chất oxit titan canxi (perovskite) bao gồm canxiatat canxi. Thật ngạc nhiên khi nó chiếm gần một nửa tổng khối lượng của hành tinh chúng ta. Các nhà khoa học nghĩ rằng lớp vỏ của Trái đất bao gồm perovskite, tuy nhiên giả thuyết này vẫn chưa được chứng minh.

9. Không phải mất đến 7 năm mới có thể tiêu hóa hết kẹo cao su

Khi còn nhỏ, hầu như ai cũng ít nhất một lần vô tình nuốt phải kẹo cao su và cũng từng mất ăn mất ngủ vì những lời đồn rằng sẽ bị dính ruột hay phải mất đến 7 năm thì mới có thể tiêu hóa hết kẹo cao su. Mặc dù cơ thể chúng ta không thể tiêu hóa được kẹo cao su nhưng bã kẹo cũng sẽ không cư ngụ mãi mãi trong bụng mà cơ thể sẽ đào thải nó ra ngoài cùng các loại hạt khó tiêu khác. Và tất nhiên sẽ không mất đến 7 năm!

Tất nhiên, điều này không có nghĩa là bạn có thể nuốt bao nhiêu kẹo cao su vào bụng cũng được bởi vì với số lượng lớn bã kẹo tích tụ trong dạ dày hay trong ruột thì bạn có thể bị tắc đường tiêu hóa.

Theo Bright Side